Tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 32 - 39)

2.1.4.1. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất

- Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của phương án QHSDĐ khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện tính toán, cũng như trong thực tiễn. Như vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của phương án QHSDĐ sẽ bao hàm “Tính khả thi lý thuyết” được xác định và tính toán thông qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án QHSDĐ; “Tính khả thi thực tế” chỉ có thể xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt được khi triển khai thực hiện phương án QHSDĐ trong thực tiễn (Võ Tử Can, 2006).

- Khi triển khai thực hiện phương án QHSDĐ trong điều kiện bình thường, sự khác biệt giữa “Tính khả thi lý thuyết’ và “Tính khả thi thực tế” thường không đáng kể. Tuy nhiên, không ít trường hợp luôn có những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện phương án QHSDĐ do tác động của nhiều yếu tố khó đoán trước được như: tính kịp thời về hiệu lực thực thi của phương án quy

hoạch; nhận thức và tính nghiêm minh trong thực thi quy hoạch của các nhà chức trách và người SDĐ; các sự cố về khí hậu và thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát triển KTXH; khả năng về các nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã hội, thị trường, QP-AN; tác động của nền kinh tế quốc tế...

- Tính khả thi của phương án QHSDĐ có thể được đánh giá và luận chứng thông qua 5 nhóm tiêu chí sau (Võ Tử Can, 2006):

(1). Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá về: Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập QHSDĐ gồm các chỉ tiêu: Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án...Việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương án QHSDĐ: thành phần hồ sơ và sản phẩm; trình tự pháp lý ...

(2). Khả thi về phương diện khoa học - công nghệ, bao gồm: Cơ sở tính toán và xác định các chỉ tiêu SDĐ: tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc SDĐ: điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển KTXH; sử dụng các định mức, tiêu chuẩn; xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mô hình mẫu ... Phương pháp công nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu và xây dựng tài liệu bản đồ ...

(3). Khả thi về yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về: Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án QHSDĐ ... Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá. Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu SDĐ theo quy định trong hệ thống QHSDĐ các cấp.

(4). Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực hiện được. Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây:

- Nhóm 1: Là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ (cần đầu tư kinh phí) nhằm tạo điều kiện không gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và mục đích SDĐ của doanh nghiệp và người SDĐ. Bao gồm các biện pháp cần thiết khi thực hiện việc chu chuyển đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng (khai hoang, phục hoá, lấn biển, khôi phục mặt bằng SDĐ, cải tạo cơ bản nhằm đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng...); xác định ranh giới và cơ cấu diện tích đất của các chủ sử dụng, cơ cấu diện tích cây

trồng; xác lập các chế độ SDĐ đặc biệt (SDĐ tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu) .... (Võ Tử Can, 2006).

- Nhóm 2: Bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và thiết bị công trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và định hướng phát triển của doanh nghiệp và người SDĐ), cần lượng vốn đầu tư cơ bản khá lớn (gồm cả chi phí điều tra khảo sát, thiết kế cũng như vốn đầu tư để thực hiện công trình) và thực hiện theo dự án đầu tư hoặc thiết kế kỹ thuật chi tiết, như các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; hệ thống ruộng bậc thang trên đất dốc và các thiết bị công trình bảo vệ đất (chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất); hệ thống công trình thuỷ lợi, ao hồ chứa nước (tưới tiêu, chống xâm nhập mặn, thau chua, rửa mặn, rửa phèn).

- Nhóm 3: Bao gồm các biện pháp bảo vệ đất và môi trường sinh thái để phát triển bền vững (trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ của rừng, chắn sóng, chắn cát; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng) .... Các biện pháp thuộc nhóm này được đề xuất trong phương án QHSDĐ tuỳ theo đặc điểm của lãnh thổ, phải đầu tư vốn cơ bản và cũng được triển khai thực hiện theo dự án đầu tư hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

- Nhóm 4: Bao gồm các biện pháp không đòi hỏi vốn đầu tư cơ bản, nhưng được thực hiện bằng dự toán chi phí sản xuất bổ sung hàng năm của doanh nghiệp hoặc người SDĐ như nâng cao độ phì và tính chất sản xuất của đất, áp dụng các quy trình công nghệ gieo trồng tiên tiến, thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác chống xói mòn, sử dụng các chế phẩm hoá học, bón phân, bón vôi .... Để triển khai thực hiện các biện pháp thuộc nhóm này, trong phương án QHSDĐ cần xác định rõ các thông số cần thiết về đặc điểm mang tính công nghệ của từng khu đất (như kích thước chiều dài - chiều rộng của khu đất, hiện trạng sử dụng, loại thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, mức độ xói mòn, điều kiện địa hình, địa chất...), cũng như những kiến nghị về hướng cải tạo việc SDĐ (Võ Tử Can, 2006).

(5). Khả thi về các giải pháp tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, được đánh giá theo nhóm các giải pháp gồm:Các giải pháp về nguồn lực và kinh tế: huy động các nguồn lực về vốn và lao động để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án; giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án ....

- Các giải pháp về quản lý và hành chính: xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QHSDĐ đã được quyết định, xét duyệt; kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch; thực hiện tốt việc đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với lao động có đất bị thu hồi ....

- Các giải pháp về cơ chế chính sách: tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả SDĐ, phù hợp với nhu cầu thị trường; bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ chức tốt việc định canh, định cư; ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến SDĐ nhằm tăng hiệu quả SDĐ (Võ Tử Can, 2006).

2.1.4.2. Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất

Hiệu quả là tổng hoà các lợi ích về KTXH và môi trường mà QHSDĐ sẽ đem lại khi có thể triển khai thực hiện phương án trong thực tiễn (với phương án đã được đảm bảo bởi các yếu tố khả thi). QHSDĐ là một bộ phận hợp thành trong hệ thống KTXH. Quá trình lập phương án QHSDĐ khá phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, cần phải lưu ý một số vấn đề khi xem xét hiệu quả QHSDĐ như sau (Võ Tử Can, 2006):

- Hiệu quả của QHSDĐ phải được đánh giá trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ về kinh tế cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp;

- Khi xác định hiệu quả của QHSDĐ cần xem đồng thời giữa lợi ích của những người SDĐ với lợi ích của toàn xã hội;

- Đất đai là yếu tố của môi trường tự nhiên, vì vậy cần phải chú ý đến các yêu cầu bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất, cũng như giữ gìn các đặc điểm sinh thái của đất đai (Võ Tử Can, 2006);

- Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả cần tách bạch rõ phần hiệu quả đem lại của QHSDĐ thông qua các chỉ tiêu đồng nhất về chất lượng và có thể so sánh được về mặt số lượng (cần xác định hiệu quả theo từng nội dung của phương án QHSDĐ và từng đối tượng SDĐ);

- Phương án QHSDĐ là cơ sở để thực hiện các biện pháp (sẽ được cụ thể hoá trong các đề án quy hoạch chi tiết) như chuyển đổi cơ cấu SDĐ, cải tạo và

bảo vệ đất, xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, các dự án xây dựng công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh .... Vì vậy, cần tính đến hiệu quả của tất cả các biện pháp có liên quan được thực hiện cho đến khi định hình phương án QHSDĐ (bao gồm chi phí vốn đầu tư cơ bản và vốn quay vòng, các chi phí cần thiết để bồi thường thiệt hại và bảo vệ môi trường) (Võ Tử Can, 2006).

Do đặc điểm tổng hợp, nên việc đánh giá và luận chứng phương án QHSDĐ khá phức tạp. Thông thường, khi đánh giá về góc độ kinh tế luôn chứa đựng cả vấn đề môi trường cũng như yếu tố xã hội của phương án (chính vì bất kỳ phát sinh bất lợi nào về vấn đề môi trường và xã hội sẽ không tránh khỏi tác động đến các kết quả kinh tế). Ngoài ra, khi xây dựng phương án QHSDĐ sẽ giải quyết đồng thời nhiều vấn đề riêng nhìn từ góc độ kỹ thuật, cũng như về mặt quy trình sản xuất (yếu tố công nghệ). Như vậy, nội dung luận chứng tổng hợp và đánh giá phương án QHSDĐ sẽ bao gồm các hợp phần sau: luận chứng và đánh giá về kỹ thuật; luận chứng và đánh giá về quy trình công nghệ; luận chứng và đánh giá về kinh tế; luận chứng và đánh giá tổng hợp (chứa đựng đồng thời các yếu tố KTXH, môi trường).

- Luận chứng về kỹ thuật được thực hiện để đánh giá việc bố trí đất đai về mặt không gian của phương án QHSDĐ và về đặc điểm tính chất của đất (địa hình khu vực, thành phần, cơ giới đất, kết cấu địa chất, độ lớn khoanh đất, tình trạng khai thác khu đất, các trở ngại ...). Khi lập quy hoạch, để luận chứng và đánh giá kỹ thuật sẽ sử dụng các tiêu chuẩn cho phép (hướng và cấp độ dốc cho phép đối với máy móc nông nghiệp, bề rộng giới hạn của các dải đất, giới hạn về kích thước thửa đất cho từng đối tượng SDĐ, diện tích tối ưu đối với thửa đất, khoảng cách cho phép ...). Các chỉ tiêu kỹ thuật được so sánh giữa các phương án quy hoạch với nhau hoặc so với tình trạng trước quy hoạch sẽ cho phép đưa ra nhận định về mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, mức độ cải thiện và những tồn tại, bất cập về điều kiện không gian của việc SDĐ.

- Luận chứng về quy trình công nghệ nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu tái sản xuất mở rộng của việc tổ chức lãnh thổ đề ra trong phương án quy hoạch. Các chỉ tiêu luận chứng và đánh giá thường biểu thị dưới dạng cân đối các nguồn lực, các loại sản phẩm .... Ngoài ra, còn đề cập đến các vấn đề khác như phân bố sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, áp dụng các khu luân canh, chuyên canh (biểu thị thông qua các chỉ tiêu xác định nào đó).

trường) nhằm xác định phương án, tính toán hiệu quả của các biện pháp đề ra trong quy hoạch, xác định các chỉ tiêu tổng hợp (biểu thị bằng tiền) đặc trưng cho hiệu quả của phương án QHSDĐ, so sánh những kết quả nhận được (do tổ chức hợp lý sản xuất) với các chi phí bổ sung (Võ Tử Can, 2006).

2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác

a. Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.

Quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh. Quy hoạch cấp huyện cơ sở để thực hiện quy hoạch chi tiết (Nguyễn Đình Bồng, 2007).

b. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược dài hạn sử dụng tài nguyên đất

Nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐĐ chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý. Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn đất, thuỷ nông, thảm thực vật,... các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự nhiên; các dự án quy hoạch huyện, quy hoạch xí nghiệp; dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai (Hà Minh Hòa, 2010).

Việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông - lâm nghiệp, xác định định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội,... trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (Nguyễn Quang Học, 2006).

Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên đất và các dự báo khoa học kỹ thuật khác cũng như các số liệu về quản lý đất đai là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế công trình.

c. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch chuyên ngành khác

* Quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp:

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau (Đoàn Công Quỳ & cs., 2006).

* Quan hệ giữa Quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị:

Trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoảnh đất dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp các nội dung xây dựng. Quy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 32 - 39)