thời gian qua
Công tác bồi thường, hỗ trợ trong những năm qua tại Việt Nam có thể rút ra một số bài học cơ bản khi thực hiện chính sách bồi thường như sau:
- Giá đất bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp: Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thường thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, có trường hợp sự chênh lệch này tỷ lệ khá cao; Giá đất bồi thường ở các địa phương lại khác nhau, mỗi nơi một kiểu, áp dụng khung giá đất riêng dẫn đến thắc mắc, trong cư dân ở những địa bàn giáp ranh giữa tỉnh này với tỉnh kia.
- Chính sách hỗ trợ chưa hợp lý: Chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân thu hồi đất là rất khó; Chính sách hỗ trợ không đủ, đặc biệt người có đất bị thu hồi hết đất nông nghiệp không biết làm gì vì không có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật để vào làm các doanh nghiệp. Việc thay đổi chính sách cùng với việc thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án mức bồi thường khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dài của người có đất bị thu hồi.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tuân thủ pháp luật: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bình thường đã rất phức tạp, việc cơ quan chức năng mập mờ trong quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Sự yếu kém trong am hiểu pháp luật của cán bộ quản lý đất đai, cũng có thể xuất phát từ ý chí chủ quan, cố tình làm sai lệch hồ sơ, nguồn gốc đất, ăn chặn
của người dân để hưởng lợi riêng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, người có quyền trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gây ra nhiều bức xúc, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài. Việc cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng không công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường hỗ trợ, cho người dân biết làm cho người bị thu hồi đất không có được những thông tin cần thiết diễn ra phổ biến.
Như vậy, có thể thấy công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó vừa phải đảm bảo việc thực hiện theo đúng chính sách của Nhà nước, vừa bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, quyền lợi của người bị thu hồi đất. Mặt khác chính việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống người dân, việc không đảm bảo được quyền lợi của người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến việc đơn thư, khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, gây lãng phí về đất đai, kinh phí để thực hiện dự án, cá biệt còn gây mất lòng tin của người dân, gây mất ổn định an ninh - xã hội. Hiện tại công tác bồi thường GPMB còn tồn tại nhiều bất cập, như: Chính sách về GPMB còn thay đổi nhiều, chồng chéo dẫn đến việc khó áp dụng, khó thực hiện; giá bồi thường về đất chưa đảm bảo được quyền lợi thực tế của người dân; các khoản hỗ trợ cho người dân do mất tư liệu sản xuất là đất chưa thực sự đáp ứng được đời sống sau khi bị thu hồi đất… Vì vậy, để đẩy nhanh công tác GPMB cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước trong việc giải quyết về chính sách GPMB nói chung; cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và người dân để công tác GPMB trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu tại dự án xây dựng khu đô thị Bắc trường trung học phổ thông Ba Đình trên địa bàn thị trấn Nga Sơn và xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Số liệu thống kê được thu thập từ 2018 - 2020. Số liệu sơ cấp điều tra năm 2020.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2021.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Bắc Trường trung học phổ thông Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Bắc trường trung học phổ thông Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Các cán bộ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Bắc trường trung học phổ thông Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Đánh gıá đıều kıện tự nhıên, kınh tế - xã hộı và hıện trạng sử dụng đấtnăm 2020 huyện Nga Sơn năm 2020 huyện Nga Sơn
- Điều kiện tự nhiên;
- Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội;
- Tình hình quản lý, hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Nga Sơn;
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.
3.4.2. Đánh gıá thực trạng công tác bồı thường, hỗ trợ tạı huyện Nga Sơn
- Trình tự thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tại huyện Nga Sơn; - Kết quả bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Nga Sơn;
3.4.3. Đánh gıá kết quả thực hıện bồı thường, hỗ trợ của dự án xây dựngkhu đô thị bắc trường trung học phổ thông ba đình, huyện Nga Sơn, tỉnh khu đô thị bắc trường trung học phổ thông ba đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Giới thiệu dự án xây dựng khu đô thị Bắc trường trung học phổ thông Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Vị trí và diện tích thu hồi của dự án;
- Tình hình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án; - Đánh giá của cán bộ, người dân có liên quan về công tác bồi thường, hỗ trợ dự án;
- Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án nghiên cứu
3.4.4. Đề xuất một số gıảı pháp nhằm hoàn thıện công tác bồı thường, hỗ trợkhı nhà nước thu hồı đất trên địa bàn huyện Nga Sơn khı nhà nước thu hồı đất trên địa bàn huyện Nga Sơn
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Các nguồn tài liệu bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Nga Sơn năm 2019 thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn;
- Tình hình quản lý đất đai của huyện Nga Sơn; Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nga Sơn năm 2019 thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn;
- Các số liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Bắc trường trung học phổ thông Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa thu thập tại UBND huyện Nga Sơn;
- Phương án bồi thường của đơn vị chủ đầu tư; Các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và các Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Nga Sơn thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn.
3.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Sử dụng mẫu phiếu điều tra soạn sẵn để điều tra sự đánh giá của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ tại dự án nghiên cứu. Trong giai đoạn thực hiện dự án từ tháng 07 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019 đã thu hồi đất của 142
hộ gia đình trong đó có 10 hộ bị thu hồi đất ở, có 132 hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, có 1 tổ chức thu hồi đất nhà văn hóa.
- Dự án có 10 hộ bị thu hồi đất ở: Tác giả điều tra bằng phiếu điều tra đối với 10 hộ bị thu hồi đất ở;
- Dự án có 132 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, tác giả điều tra tất cả 132 hộ gia đình, cá nhân.
Bảng 3.1. Số lượng phiếu điều tra
STT Nội dung Số phiếu
1 Hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở 10 2 Hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp 132
3 Cán bộ 7
Tổng 149
Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu vực có đất bị thu hồi và các cán bộ công chức, viên chức trực tiếp thực hiện dự án như kiểm đếm, xác định nguồn gốc, khối lượng, lập phương án, thẩm định,... bằng phiếu điều tra, chọn hộ điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong danh sách các hộ bị thu hồi đất của dự án.
3.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu
Thống kê, tổng hợp các số liệu thứ cấp để phản ánh tình hình đặc điểm của địa bàn và thực trạng vấn đề nghiên cứu; thống kê, tổng hợp các số liệu sơ cấp để đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân.
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp và phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp.
Các số liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ đến hộ gia đình, cá nhân thông qua các tiêu chí: mức thu nhập của gia đình sau khi thu hồi đất; hình thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ; tình trạng an ninh
trật tự xã hội; sự tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, từ đó rút ra giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế BT, HT khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện.
3.5.4. Phương pháp so sánh
Phân tích các yếu tố liên quan đến quá trình BT,HT; so sánh giá bồi thường, hỗ trợ với giá thị trường, so sánh sự ảnh hưởng của dự án đến đời sống của người dân trước và sau khi thu hồi đất, để từ đó đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công tác BT,HT khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆNTRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020 HUYỆN NGA SƠN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Nga Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 19056’23’’ đến 20004’10’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 105054’45’’ đến 106004’30’’ kinh độ Đông.
Trung tâm huyện là thị trấn Nga Sơn, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 45 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 15 km về phía Tây Bắc và cách thị trấn Kim Sơn (Ninh Bình) 17 km về phía Đông Bắc và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Biển Đông; - Phía Tây giáp huyện Hà Trung;
- Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc;
- Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Hà Trung (UBND huyện Nga Sơn, 2020).
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Nga Sơn được bao bọc bởi các sông: sông Càn, sông Hoạt, sông Lèn và Biển Đông, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Đường bộ có Quốc lộ 10 chạy qua địa phận huyện dài 18 km theo hướng Bắc Nam, tạo thành trục giao thông chính. Tỉnh lộ 13 nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 1A tại xã Nga Mỹ (gần thị trấn Nga Sơn) dài khoảng 5 km trên địa phận của huyện. Cầu Báo Văn (nằm trên Tỉnh lộ 13) và cầu Điền Hộ (nằm trên Quốc lộ 10) đã được sửa chữa, đảm bảo giao thông thông suốt (UBND huyện Nga Sơn, 2020).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung không quá phức tạp. Do quá trình bù đắp của phù sa sông biển, toàn huyện có dạng địa hình lượn sóng tạo ra những dãy đất cao, thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam. Phía Tây Bắc là dãy núi đá thuộc vòng cung Tam Điệp. Có thể chia địa hình Nga Sơn thành 3 tiểu vùng như sau:
- Vùng đồng chiêm phía Tây: Khu vực này bao gồm các xã: Nga Thiện, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga Văn, Ba Đình, Nga Thắng. Nằm dọc theo Sông Hoạt, đây là vùng chuyên canh lúa của huyện; với địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động; Đất đai chủ yếu là đất phù sa có glây trung bình thích hợp với cây lúa nước, có điều kiện trở thành vùng thâm canh lúa cao sản.
- Vùng đồng màu vùng giữa: Là một khu vực bao gồm các xã: Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Yên, Nga Trung, Nga Phượng (sát nhập xã Nga Lĩnh, Nga Nhân), Nga Bạch, Nga Thạch, trị trấn Nga Sơn (sát nhập xã Nga Hưng, Nga Mỹ và thị trấn Nga Sơn cũ), Nga Hải. Nằm trên dải đất cao hơn của huyện, thoải dần về hai phía nên thường không bị ngập úng, thoát nước nhanh. Đất đai chủ yếu là đất cát biển. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngay, hoa mầu, có khả năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng ven biển: Bao gồm các xã: Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Tiến, Nga Tân và Nga Thủy. Là vùng đất được hình thành do quá trình bồi đắp, lấn biển đang được trồng cói, nuôi trồng thủy sản. Địa hình thấp hơn so với các vùng khác, nghiêng dần về phía biển, canh tác và thu hoạch cói thuận lợi, đồng thời góp phần thoát nước cho toàn huyện về mùa mưa. Đây là vùng chuyên canh cói có năng suất và chất lượng cao, từ lâu đã làm nên một phần câu ca dao “Cói Nga Sơn, gạch “Bát Tràng”. Vùng này có thế mạnh dễ phát triển tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.
Địa hình Nga Sơn chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt, tương thích với chế độ, tập quán canh tác khác nhau, hình thành một cách tự nhiên, tạo thành thế mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp đa dạng, sản phẩm làm ra mang tính hàng hóa cao (UBND huyện Nga Sơn, 2020).
4.1.1.3. Khí hậu
Theo tài liệu của Trạm dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nga Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển (IB) của tỉnh Thanh Hóa có các đặc trưng sau:
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 8.400 - 86000C; Biên độ năm 23,50C, biên độ ngày 5,5 - 60C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng 16,5 - 170C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50C. Nhiệt độ trung bình tháng VII: 29-29,50C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C. Có 4 tháng (XII-III) nhiệt độ trung bình dưới 200C, có 5 tháng (V-IX) nhiệt độ trung bình trên 250C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1600 - 1900 mm, mùa mưa chiếm 87 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng VI - X. Lượng mưa phân bố ở các tháng không đều: Tháng IX có lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 460 mm; Tháng I nhỏ nhất khoảng 18 - 200 mm. Có lúc mưa tập trung gây úng lụt cục bộ, làm thiệt