Tình hình quản lý, hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Nga Sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DƯNG KHU ĐÔ THỊ BẮC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 61)

4.1.3. Tình hình quản lý, hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Nga Sơn Nga Sơn

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Nga Sơn

a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời để kịp thời triển khai Luật Đất đai, huyện Nga Sơn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đến nhân dân, nhằm nâng cao ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật thông qua chuyên mục phổ biến Luật Đất đai của Đài Phát thanh Truyền hình. Công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được dư luận nhân dân đánh giá cao. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân SDĐ.

Bên cạnh đó, UBND huyện Nga Sơn cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch thực hiện về quản lý đất đai, như: QH, KHSDĐ; đo đạc lập bản đồ địa chính; hạn mức giao đất ở, đất chưa sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, diện tích tối thiểu được tách thửa; chính sách đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn; giá các loại đất và giá thuê đất, thuê mặt nước, các loại phí và lệ phí về đất đai, quy định hệ số điều chỉnh giá đất; cải cách thủ tục hành chính; bồi thường, hỗ trợ và một số chính sách bồi thường, hỗ trợ; quy chế đấu giá quyền SDĐ. Cơ quan chuyên môn Tài nguyên môi trường đã phối hợp với các phòng ban liên quan tham mưu cho UBND huyện ra các văn bản phù hợp với thực tế của địa phương. Thực hiện rà soát, bổ sung chỉnh sửa các văn bản pháp luật của huyện, ban hành cho phù hợp với công tác quản lý đất đai ở đại phương từng bước đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Do vậy mà công tác quản lý đất đai trên địa bàn tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ và kế hoạch.

Tóm lại, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường được UBND huyện Nga Sơn quan tâm triển khai nghiêm

túc, thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính huyện Nga Sơn đã được hoàn thiện trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), thực hiện Nghị định số 16/2004/NĐ-CP và Nghị định số 58/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc phân định địa giới hành chính (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

c. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra, xây dựng giá đất

- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện thời gian qua nhìn chung đảm bảo các quy định kỹ thuật của quy phạm, đã cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai ở các địa phương.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ: Bản đồ hiện trạng SDĐ các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai (năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2014 và 2019), trong đó riêng năm 2005 đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng SDĐ cấp xã, huyện bằng công nghệ số. Đến nay trên toàn huyện đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính chính quy nên bản đồ hiện trạng đã xác định tương đối chính xác về vị trí, diện tích từng loại đất (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

d. Công tác QH, KHSDĐ

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác QH, KHSDĐ nên trong những năm qua việc lập QHSDĐ và KHSDĐ ở huyện đã từng bước được triển khai.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND huyện đã chỉ đạo tiến hành Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và lập KHSDĐ kỳ cuối 2016 - 2020 cho phù hợp các chỉ tiêu của Luật đất đai năm 2014 và phù hợp định hướng phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý và SDĐ đai, tạo điều kiện cho người SDĐ yên tâm đầu tư nhằm SDĐ có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

Việc lập KHSDĐ từ thời điểm Luật Đất đai năm 2003 và sau khi có Luật đất đai năm 2014 được triển khai thực hiện nề nếp. Căn cứ nhu cầu SDĐ của các cấp, các ngành, UBND huyện xây dựng KHSDĐ hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

e. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất của huyện cơ bản được triển khai theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, SDĐ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên, đúng trình tự pháp luật.

Việc thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân SDĐ vi phạm pháp luật và thực hiện các công trình dự án đảm bảo đúng quy định, tuy nhiên việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trọng điểm còn chậm, kéo dài chủ yếu là do đơn giá bồi thường về đất và tài sản trên đất theo quy định của tỉnh còn thấp, người dân không nhất trí đồng thuận (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

f. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, quy định của UBND tỉnh và các quy định khác có liên quan (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

g. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Huyện Nga Sơn có 25/25 xã, thị trấn được đo đạc địa chính theo dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (Vlap) tỉnh Thanh Hóa. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày càng được quan tâm, góp phần đưa công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

h. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện công tác kiểm kê đất đai bảo

đảm về thời gian và chất lượng quy định (kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm kê quỹ đất của tổ chức đang quản lý, sử dụng theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm kê đất đai năm 2014 theo Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ); triển khai thực hiện kiểm kê đất đai năm 2019 theo Chỉ thị số 15/TT-TTG ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

i. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Thực hiện Luật đất đai 2014, UBND huyện đã chỉ đạo Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2011-2020, UBND huyện đã thực hiện thanh tra công vụ đối với công chức địa chính môi trường tại một số xã trên địa bàn huyện từ đó chỉ ra các khuyết điểm, sai phạm trong công tác quản lý đất đai để chấn chỉnh khắc phục các sai phạm nhằm đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp đúng pháp luật (UBND huyện Nga Sơn, 2020).

4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020

Theo thống kê đất đai năm 2020 huyện Nga Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 15.782,30 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.170,85 chiếm 58,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp là 4985,90 ha chiếm 31,59% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 1625,55 ha chiếm 10,30% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nga Sơn năm 2020 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 9170,85 58,11 1.1 Đất trồng lúa LUA 5145,99 32,61

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4146,72 26,27

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1789,79 11,34 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 316,89 2,01

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 334,64 2,12

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 126,44 0,80

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 918,86 5,82

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 538,24 3,41

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4985,90 31,59

2.1 Đất quốc phòng CQP 3,03 0,02

2.2 Đất an ninh CAN 2,32 0,01

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 39,63 0,25

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 8,01 0,05 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 34,75 0,22 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1883,62 11,93 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 4,75 0,03 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,02 0,02 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 2138,10 13,55

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 45,19 0,29

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,86 0,09

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 16,53 0,10

2.19

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD 227,45 1,44

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 14,89 0,09 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 27,79 0,18 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,87 0,01

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,79 0,09

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 378,71 2,40 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 92,84 0,59 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 35,76 0,23

3 Đất chưa sử dụng CSD 1625,55 10,30

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 huyện Nga Sơn

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Nga Sơn đã khá hợp lý. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong thời gian tới, huyện Nga Sơn cần định hướng quy hoạch chi tiết, cụ thể hơn để đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

4.1.3.3. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2018-2020

Từ bảng 4.2 cho thấy biến động sử dụng đất giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau: Đất nông nghiệp năm 2020 là 9170,85 giảm 176,70 ha so với năm 2018 nguyên nhân giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp; Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 là 4985,90 ha tăng 181,60 ha so với năm 2018 (tăng do xây dựng mở rộng đất an ninh, cụm công nghiệp, đất hạ tầng, đất ở nông thôn…). Diện tích đất chưa sử dụng năm 2020 là 1625,55 ha, giảm 4,89 ha do chuyển sang đất hạ tầng.

Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2018-2020 huyện Nga Sơn STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích năm 2020 Tổng diện tích năm 2018 Biến động 2020/2018 1 Đất nông nghiệp NNP 9170,85 9347,55 -176,70 1.1 Đất trồng lúa LUA 5145,99 5284,69 -138,70

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4146,72 4274,76 -128,04

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1789,79 1822,03 -32,24 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 316,89 316,89

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 334,64 334,64 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 126,44 126,44

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 918,86 927,90 -9,04 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 538,24 534,96 3,28

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4985,90 4804,30 181,60

2.1 Đất quốc phòng CQP 3,03 3,03

2.2 Đất an ninh CAN 2,32 0,32 2,00

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 39,63 39,63

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 8,01 1,92 6,09 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 34,75 33,35 1,40 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1883,62 1816,85 66,77 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 4,75 3,52 1,23 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,02 3,02

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 2138,10 2079,02 59,08

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 45,19 40,50 4,69

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 14,86 14,56 0,30 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 16,53 16,53

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 227,45 227,45 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm

đồ gốm

SKX 14,89 14,89

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,79 13,37 0,42 2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 378,71 378,71

2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 92,84 92,84

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 35,76 36,63 -0,87

3 Đất chưa sử dụng CSD 1625,55 1630,44 -4,89

Hình 4.3. Biến động sử dụng đất huyện Nga Sơn giai đoạn 2018-2020 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

4.1.4.1. Thuận lợi

Huyện Nga Sơn có nguồn lợi từ bên trong, giao lưu kinh tế - khoa học - văn hóa với bền ngoài đặc biệt là tiêu thụ những sản phẩm lợi thế của huyện.

Là huyện đồng bằng ven biển, Nga Sơn có hệ động, thực vật phong phú đặc biệt là thủy sản nước lợ. Huyện có đồng bằng, có biển, có sông nước lợ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa nông ngư nghiệp (thế mạnh là sản xuất chiếu cói). Vùng biển huyện Nga Sơn có diện tích bãi triều rộng, ngoài ra vùng ven biển còn có nhiều hồ, đầm đây là một điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.

4.1.4.2. Khó khăn, hạn chế

Nga Sơn là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên lại có điểm yếu là địa hình bị chia cắt bởi rất nhiếu sông, lạch. Sự chia cắt này làm hạn thế việc giao lưu giữa các vùng trong huyện. Xây dựng và phát triển giao thông đường bộ phải đầu tư xây dựng qua nhiều sông, đòi hỏi vốn lớn, công việc đầu tư khó khăn.

Nga Sơn nằm trong vùng thường bị các cơn bão tàn phá. Hàng năm có từ 4 đến 5 trận bão. Sức gió của các cơn bão có cường độ từ cấp 8 đến cấp 12 gây nhiều thiệt hại cho ngư nghiệp và nông nghiệp, tàn phá nhà cửa, các công trình công cộng của nhân dân.

- Là một huyện ven biển, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là chủ yếu, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Do đó cần có chiến lược giải quyết nước ngọt phục vụ cho cây trồng do mặn xâm thực sâu vào hệ thống sông, kênh, việc tiêu úng cục bộ ở các đồng trũng của huyện cần được quan tâm.

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật vững chắc nhất là chỉ tiêu công nghiệp gần đây hầu như không thay đổi, có mặt còn thấp so với tiềm năng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng, ngành nghề phát triển chậm. Thiếu thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DƯNG KHU ĐÔ THỊ BẮC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w