Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DƯNG KHU ĐÔ THỊ BẮC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 97)

Ngoài các quy định của pháp luật về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định còn có một bộ phận không kém phần quan trọng để thành công trong công tác giải

phóng mặt bằng đó là bộ máy làm công tác GPMB, bộ máy này phải được kiện toàn để có đủ đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và năng lực công tác phù hợp; làm việc mang tính nghề nghiệp chuyên trách và ổn định. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến GPMB cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB.

Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB của dự án này đã được các cấp Chính quyền quan tâm hơn, tuy nhiên để thực hiện nguyên tắc này thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ để người dân nắm rõ được cơ chế chính sách, lợi ích của dự án cũng như quyền lợi của mình khi bị thu hồi đất.

Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề để thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động không có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.

Cần phải thể chế hóa việc giao dịch bất động sản tại địa phương, nhằm ổn định thị trường bất động sản, hạn chế các cơn sốt đất ảo, đồng thời bảo đảm giao dịch và định giá đất, tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.

Trước khi phê duyệt dự án phải lấy ý kiến của người dân khi có dự án đi qua, khi dự án được phê duyệt phải thông báo rộng rãi đến người dân ở khu vực có dự án; khảo sát giá đất thực tế tại thời điểm thu hồi để xác định giá đất bồi thường (đối với đất ở) và tính toán hợp lý các khoản hỗ trợ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Nga Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Huyện có tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 13,7%, Cơ cấu giữa các ngành: nông – lâm - thủy sản: 23,7%; công nghiệp - TTCN - xây dựng: 44,8%; dịch vụ - thương mại: 31,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 44,1 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung, huyện Nga Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Nga Sơn cơ bản đã theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Nga Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 15.782,30 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.170,85 chiếm 58,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp là 4985,90 ha chiếm 31,59% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 1625,55 ha chiếm 10,30% tổng diện tích tự nhiên.

2. Trong giai đoạn 2018-2020, công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Nga Sơn đã GPMB của 36 dự án. Tổng diện tích thực hiện GPMB là 147,45 ha, số hộ bị ảnh hưởng là 3.770 hộ, số hộ phải di chuyển chỗ ở là 15 hộ.

3. Kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ của dự án xây dựng khu đô thị Bắc trường trung học phổ thông Ba Đình, huyện Nga Sơn đã thu hồi 126.626,1 m2 đất, cụ thể thu hồi 99.350,6 m2 đất trồng lúa; 12.716,2 m2 đất trồng cây hàng năm khác; 855,3 m2 đất nuôi trồng thủy sản; 1.094,3 m2 đất ở; 8.811,4 m2 đất giao thông; 3.534,3 m2 đất thủy lợi; 40,1 m2 đất nghĩa địa; 196 m2 đất văn hóa; 27,9 m2 đất bằng chưa sử dụng. Tổng số tiền bồi thường đất ở của dự án là 6.366.576.000 đồng, bồi thường đất nông nghiệp là 4.817.536.000 đồng. Tổng số tiền hỗ trợ 7.715.953.000 đồng. Có 85 ý kiến của hộ gia đình, cá nhân (chiếm 64,39%) đánh giá đồng ý với giá đất nông nghiệp được bồi thường. Có 47 ý kiến hộ gia đình, cá nhân (chiếm 35,61%) đánh giá giá không đồng ý với giá đất nông nghiệp. Nhìn chung các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp cũng đồng tình với chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy vậy, còn 1 số hộ được hỗ trợ trong giai đoạn sau thắc mắc về tiền hỗ trợ không được điều chỉnh trong cả thời gian dài, mức giá bồi thường thấp. 100% cán bộ phỏng vấn trả lời rằng người dân được phổ biến đầy đủ

các chính sách pháp luật mà Nhà nước đã banh hành và được niêm yết công khai ở các tổ dân phố.

4. Để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Nga Sơn trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau: Giải pháp về chính sách và thực hiện các chính sách; Giải pháp về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ; Giải pháp về bồi thường; Giải pháp về hỗ trợ; Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của người dân; Các giải pháp khác.

5.2. KIẾN NGHỊ

Cần công khai minh bạch phương án bồi thường GPMB để mọi người dân biết và được góp ý vào phương án bồi thường.

Nhà nước cần xác định giá đất nông nghiệp và giá đất ở phải sát với giá đất trên thực tế và sửa đổi chính sách hỗ trợ các tài sản trên đất và hỗ trợ người dân về nghề nghiệp để họ ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể… để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Nhà nước. Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo của các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn với người bị thu hồi đất để giải thích về chế độ, chính sách và ý kiến thắc mắc, kiến nghị của người dân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Hội nghị kiểm điểm công các quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ngày 27/02/2007, Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Đề án tìm hiểu thực trạng tìm hiểu đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp mới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Cao Vũ Minh (2013). Đảm bảo quyền con người trong các quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tạp chí Luật học. 1(125).

Chính phủ (2014). Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Đào Trung Chính (2014). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

Đặng Hùng Võ (2010). Báo cáo nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam.

Đinh Văn Minh (2016). Bản chất và nguyên tắc của việc thu hồi đất và bồi thường trong thu hồi đất, Viện khoa học thanh tra. Truy cập từ http://giri.ac.vn/ban-chat-va- nguyen-tac-cua-viec-thu-hoi-dat-va-boi-thuong-trong-thu-hoi-dat_t164c2715n 2228tn.aspx?currentpage=1 ngày 05/01/2021.

Hồ Thị Lam Trà & Nguyễn Văn Quân (2006). Giáo trình Định giá đất. NXB Nông Nghiệp 1 Hà Nội.

Nguyễn Quang Tuyến (2013). Kinh nghiệm một số nước về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, Viện nghiên cứu Lập pháp. Truy cập từ http://vils.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/ct/cms/ tintuc/Lists/KinhNghiemQT/View_Detail.aspx&ListId=bb0c03ad-50f1-474a- 95e9-a254750fa54f&SiteId=a277c998-b74e-4367-9dc9- a36425f9a01e&ItemID =115&SiteRootID=ae93a5bf-4d4f-412c-ba6e-3dfdba90bf10 ngày 07/01/2021. Nguyễn Thị Dung (2009). Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu

vực và Việt Nam; Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp. Tạp chí Cộng sản. 22. 166 trang.

Phạm Phương Nam & Nguyễn Thanh Trà (2012). Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa và học phát triển. 10(2): 33 – 40.

Phạm Sỹ Liêm (2009). Chính sách thu hồi đất đô thị - Hội thảo Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992). Luật Đất đai năm 1992. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tôn Gia Huyên & Nguyễn Đình Bồng (2006). Quản lý đất đai và thị trường đất đai. NXB Bản đồ, Trung tâm điều tra quy hoạch - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

Thanh Hoa (2020). Thanh Hóa: Bảo đảm tiến độ GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua địa bàn tỉnh. Truy cập từ https://www.mt.gov.vn/vn/tin- tuc/67249/thanh-hoa--bao-dam-tien-do-gpmb-du-an-duong-bo-cao-toc-bac---nam- phia-dong--doan-qua-dia-ban-tinh.aspx ngày 15/12/2020.

UBND huyện Nga Sơn (2018). Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 của UBND huyện Nga Sơn về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bắc trường THPT Ba Đình tại thị trấn Nga Sơn và xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

UBND huyện Nga Sơn (2020). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Nga Sơn.

UBND tỉnh Thanh Hóa (2014). Căn cứ Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Quy định Bảng giá đất thời kỳ 2015- 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND tỉnh Thanh Hóa (2016a). Căn cứ Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy chế bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND tỉnh Thanh Hóa (2016b). Căn cứ Quyết định số 4437/2016/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường

thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND tỉnh Thanh Hóa (2016c). Căn cứ Quyết định số 4925/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bảng giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hổ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

UBND tỉnh Thanh Hóa (2019). Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ xác định tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước thực hiện dự án: Khu dân cư Bắc trường THPT Ba Đình tại thị trấn Nga Sơn và xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I.

KHÁI TOÁN VỀ BỒI THƯỜNG ĐẤT Ở CỦA DỰ ÁN

STT Họ và tên chủ thể Đền bù cây cối hoa màu trên đất (đồng) Đền bù tài sản trên đất (đồng) Tổng cộng tiền bồi thường (đồng) Tổng DT đất ở (m2) Đơn giá Số tiền đền bù về đất (đồng) 1 Phạm Thị Soạn 105 7.000.000 735.000.000 165.673.000 900.673.000

2 Đinh Văn Long 105 7.000.000 735.000.000 1.677.889.000 2.412.889.000

3 Hoàng Minh Hải 105 7.000.000 735.000.000 713.000 534.866.000 1.270.579.000

4 Mai Thế Tình 130 3.500.000 455.000.000 455.000.000

5 Phạm Đình Luận 99 2.000.000 198.000.000 198.000.000

6 Trần Đức Thuận 99 2.000.000 198.000.000 198.000.000

7 Mai Ngọc Tuệ 99 2.000.000 198.000.000 198.000.000

8 Nguyễn Thị Toan 96 1.500.000 144.000.000 144.000.000

9 Nguyễn Hữu Tuân 96 1.500.000 144.000.000 144.000.000

10 Mai Thị Thúy 160,3 2.000.000 320.600.000 320.600.000

Tổng cộng 10 hộ 1.094,3 35.500.000 3.862.600.000 713.000 2.378.428.000 6.241.741.000

KP HĐGPMB 2% 124.835.000

Tổng cộng kinh phí GPMB 6.366.576.000

PHỤ LỤC II.

STT Họ và tên chủ thể

Đất cơ bản nông nghiệp Đền bù về

hoa màu trên đất nông nghiệp (đồng) Tổng DT đất NN đang sử dụng (m2) Tổng DT đất thu hồi bởi dự án (m2) Số tiền đền bù về đất NN (trị giḠVT1 =40.000đ/1m2 (đồng)

1 Mai Xuân Vọng (Truyền) 252,9 252,9 10.116.000 1.138.000 2 Mai Thị Tri 538 538 21.520.000 2.421.000 3 Phạm Huy Đức 382,7 382,7 15.308.000 1.722.000 4 Nguyễn Thị Gái 371,1 371,1 14.844.000 1.670.000 5 Thịnh Thị Nghiêm 433 433 17.320.000 1.949.000 6 Mai Xuân Tình 586 586 23.440.000 3.516.000 7 Trịnh Thị Đà 1626 1.626,00 65.040.000 11.316.000 8 Trịnh Văn An 1377,5 778,5 31.140.000 5.133.000 9 Trịnh Thị Dư 1051,3 1.051,30 42.052.000 5.624.000 10 Phạm Đình Vinh 2130,4 1.160,40 46.416.000 6.962.000 11 Mai Thị Thịnh 2135 698 27.920.000 4.188.000 12 Nguyễn Văn Tuấn 1269,7 1.269,70 50.788.000 7.086.000 13 Mai Văn Quỹ 1320,5 620,5 24.820.000 3.723.000 14 Mai Thị Hà 1122,8 457,8 18.312.000 2.747.000 15 Phạm Huy Ý 644,6 644,6 25.784.000 3.661.000 16 Mai Thị Dung 486,3 486,3 19.452.000 2.918.000 17 Phạm Thị Mậu 1046 283 11.320.000 1.698.000 18 Mai Thị Xinh 1304 1.304,00 52.160.000 23.532.000 19 Mai Xuân Cúc 1173 759 30.360.000 6.387.000 20 Trịnh Văn Hoan 744 744 29.760.000 4.464.000 21 Mai Văn Cao 470 470 18.800.000 2.820.000 22 Mai Văn Long 698 698 27.920.000 4.188.000 23 Trịnh Thị Lát 1523,5 895,5 35.820.000 5.373.000 24 Mai Văn Dung 2060 2.060,00 82.400.000 12.360.000 25 Mai Thị Lai 1446,8 1.446,80 57.872.000 8.006.000 26 Trương Thị Triêng (Chết) 2663,4 1.295,40 51.816.000 9.142.000 27 Mai Văn Hùng 1.811 725 29.000.000 4.950.000 28 Mai Thị Cơ 1337 475 19.000.000 2.850.000 29 Mai Danh tích 2899 1.704,00 68.160.000 10.224.000 30 Mai Duy Long 1278 1.278,00 51.120.000 14.482.000 31 Trương Thị Nhàn (Phú) 1918 1.114,00 44.560.000 6.624.000 32 Phạm Thị Cõn 2326 1.416,80 56.670.000 8.501.000 33 Trịnh Văn Khoa (Láng) 2257 1.500,00 60.000.000 8.970.000

34 Mai Xuân Ngăng 1683 807 32.280.000 5.099.000 35 Trịnh Văn Sức 1683 1.017,00 40.680.000 6.102.000 36 Trịnh Thị Trì 1340,6 847,6 33.904.000 3.814.000 37 Phạm Ngọc Lân 500 500 20.000.000 2.250.000 38 Lê Hồng Sơn 1889,6 1.191,60 47.664.000 5.764.000 39 Mai Văn Nguyên 335 335 13.400.000 1.508.000 40 Lê Thị Loan 2341 1.425,00 57.000.000 6.413.000 41 Nguyễn Văn Quỳnh 2444 879 35.160.000 3.956.000 42 Mai Thị Bình 1303 828 33.120.000 3.726.000 43 Mai Văn Mạnh 1697 835 33.400.000 3.758.000 44 Mai Văn Nhinh 2011 787 31.480.000 3.542.000 45 Mai Văn Lánh 3380 891 35.640.000 5.346.000 46 Mai Thị Thộ 1593,7 630,7 25.228.000 3.784.000 47 Nguyễn Thị Lạm 420,4 420,4 16.816.000 1.892.000 48 Mai Văn Hạnh (Hương) 407,6 407,6 16.304.000 1.834.000 49 Trịnh Văn Viên 1573 597,4 23.896.000 3.584.000 50 Hoàng Thị Hường 2712,9 1.541,00 61.640.000 6.935.000 51 Vũ Thị Dụ 2630 1.140,00 45.600.000 6.840.000 52 Mai Thị Nụ 1216 1.216,00 48.640.000 4.062.000 53 Phạm Huy Hạ (Tần) 3154 1.459,00 58.360.000 10.314.000 54 Phạm Thị Lợi 2555 2.555,00 102.200.000 18.450.000 55 Phạm Thị Giắng (Khương) 2366,2 2.366,20 94.648.000 18.342.000 56 Mai Văn Kỳ 2011 1.123,00 44.920.000 11.118.000 57 Mai Văn Dũng 1259 665,5 26.620.000 4.299.000 58 Trịnh Văn Đức 2625 1.413,80 56.550.000 8.453.000 59 Mai Duy Khá (Long) 1767,2 1.767,20 70.688.000 16.870.000 60 Mai Xuân Vũ 961 475 19.000.000 3.776.000 61 Mai Văn Cần 1853 648,8 25.952.000 3.605.000 62 Mai Xuân Đại 2100 1.449,00 57.960.000 8.694.000 63 Trịnh Thị Thịnh 1263 854 34.160.000 5.124.000 64 Mai Trung Kiên (Mạnh) 541 541 21.640.000 4.221.000 65 Mai Thị Thanh (Nhinh) 475 475 19.000.000 2.850.000 66 Mai Ngọc Nhu 3419 1.946,00 77.840.000 12.846.000 67 Mai Thị Hòe 1193 691,3 27.652.000 5.892.000 68 Mã Văn Vy 1740 1.146,00 45.840.000 11.345.000 69 Phạm Huy Sơn 1382 1.382,00 55.280.000 10.857.000 70 Mai Thị Ái 392,7 392,7 15.708.000 2.356.000 71 Nguyễn Thị Thường 732,5 732,5 29.300.000 4.395.000 72 Phạm Huy Cẩn 707,7 707,7 28.308.000 4.041.000

73 Phạm Thị Thuý 230,7 230,7 9.228.000 1.384.000 74 Hoàng Văn Sơn 1033,8 223,8 8.952.000 1.007.000 75 Mai Văn Diện (Đằng) 2287,2 437 17.480.000 2.622.000 76 Mai Văn Hồng 1797,2 969,2 38.768.000 4.361.000 77 Mai Văn Sâm (Sơn) 1223 1.223,00 48.920.000 7.338.000 78 Phạm Văn Hạ (Nhung) 199 199 7.960.000 1.194.000 79 Mai Thanh Chưởng 256 256 10.240.000 1.536.000

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DƯNG KHU ĐÔ THỊ BẮC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA ĐÌNH, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w