dự án
4.3.3.1. Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất
a. Đối tượng bồi thường
Người bị thu hồi đất có đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NNĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (Giai đoạn từ năm 2010 đến 30/6/2014), theo quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Nhà nước thu hồi đất (Giai đoạn từ 1/7/2014 đến năm 2016) thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện cắm mốc giới hạn khu đất, đo đạc xác định diện tích đất trong phạm vi của dự án và diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án (nếu có). Xác định tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; kiểm kê diện tích, loại đất, vị trí của khu đất bị thu hồi; kiểm kê cây cối, hoa màu trên đất; kiểm kê số lượng, khối lượng, xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; xác định số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội và thu thập các giấy tờ liên quan.
Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn, hộ dân nộp kèm theo sổ hộ khẩu, chứng minh thư, đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai của địa phương. Kết quả kiểm kê
diện tích đất thu hồi, vật kiến trúc, hoa màu, đối tượng, số tiền bồi thường điều được công khai rộng rãi tại trụ sở UBND xã, thị trấn trên hệ thống truyền thanh. Tại dự án nghiên cứu có 142 hộ được bồi thường. Việc xác định đối tượng được bồi thường đã chính xác, công tâm, được các hộ dân đồng tình, nhất trí.
b. Kiểm kê đất đai, tài sản và xác nhận nguồn gốc sử dụng đất
Việc Kiểm kê đất đai, tài sản và xác nhận nguồn gốc sử dụng đất được quy định tại Điều 55, Nghị định 84/NĐ-CP của Chính Phủ, Điều 5, Quyết định số 999/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Quá trình kiểm kê được được thực hiện theo đúng quy định. Kết quả kiểm kê đất đai, tài sản và xác nhận nguồn gốc sử dụng đất được lập thành biên bản, các thành phần tham gia ký tên, có chữ ký của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản bị thu hồi và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Từ đó làm căn cứ tính toán phương án bồi thường, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có).
Kết quả điều tra 85 hộ gia đình, cá nhân thì có 83 ý kiến (chiếm 96,47%) đánh giá đất đai, tài sản được kiểm đếm đúng. Tuy nhiên còn 3 ý kiến (chiếm 3,53%) đánh giá tài sản kiểm đếm chưa đúng do chưa hiểu các quy định về tính toán vật kiến trúc, đồng thời cũng xảy ra bất cập trong quá trình kiểm đếm do thời gian kiểm đếm kéo dài, một số hộ dân khu vực chưa được kiểm đếm đã tranh thủ trồng thêm cây cối, xây thêm vật kiến trúc, gây khó khăn cho tổ công tác kiểm kê, tạo ra mất công bằng cho người trung thực.
Thực tế cho thấy, công tác kiểm kê đất đai, tài sản trên đất được thực hiện đúng đối tượng, đầy đủ, công khai, minh bạch, có biên bản kiểm kê giữa hộ gia đình và cán bộ kiểm kê. Tuy nhiên, một số hộ dân còn kiến nghị, cảm thấy việc kiểm kê đất đai và tài sản trên đất còn sai sót.
Hình 4.6. Đánh giá của người dân về công tác kiểm kê đất đai, tài sản trên đất
Nguồn: Số liệu điều tra (2020)
c. Xác định giá bồi thường
Luật Đất đai 2014 ra đời đã khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Theo Điều 113, 114 Luật Đất đai 2014, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Tuy nhiên, giá đất trồng cây hàng năm ở 2 giai đoạn không thay đổi, trong khi giá đất trên thị trường vẫn đang có xu hướng tăng lên, thì trường bất động sản đang dần phục hồi. Do đó không thể tránh khỏi tình trạng khiếu nại, phản đối của người dân.
Theo Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định Bảng giá đất thời kỳ 2015- 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giá bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nga Sơn có 2 vị trí, vị trí 1 là 40.000 nghìn đồng/m2, gồm 6 đơn vị, thị trấn, xã Nga Hưng (cũ), xã Nga Mỹ (cũ), xã Nga Văn, xã Nga Thanh, xã Nga Yên. Vị trí 2 là 35.000 nghìn đồng/m2, gồm xã Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tiến, Nga An, Nga Thành, Nga Hải, Nga Liên, Nga Giáp, Nga Thiện, Nga Trường, Nga Tân, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thạch, Nga Nhân, Nga Lĩnh, Nga Thắng, Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Thủy. Giá
bồi thường đất ở thực tế tại dự án gồm 3 vị trí đường tại Quyết định số 4545/QĐ- UBND ngày 18/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định Bảng giá đất thời kỳ 2015- 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:
- Tuyến đường Quốc lộ 10 (đoạn từ đường đi Yên Ninh đến nhà ông Lư thị trấn (đoạn Nga Yên). Vị trí 1 có giá 7.000.000 đồng/m2
.
- Tuyến đường trên địa bàn xã Nga Yên (đoạn Đường mới Bắc trường THPT Ba Đình xã Nga Yên). Vị trí 1 có giá 3.500.000 đồng/m2.
- Tuyến đường trên địa bàn xã Nga Yên (đoạn từ cống quay Nga Yên đến cầu Yên Hải). Vị trí 1 có giá 2.000.000 đồng/m2.
- Tuyến đường trên địa bàn xã Nga Yên (đoạn từ Quốc lộ 10 đến trường THCS xã Nga Yên). Vị trí 1 có giá 1.500.000 đồng/m2.
Bảng 4.4. Đơn giá bồi thường về đất ở của dự án
Vị trí Hạng mục Diện tích thu hồi (m2) Mức giá bồi thường hỗ trợ (đồng/m2) Giá trị bồi thường (đồng)
Vị trí 1: Tuyến đường Quốc lộ 10 (đoạn từ đường đi Yên Ninh đến nhà ông Lư thị trấn (đoạn Nga Yên).
Đất ở 315 7.000.000 2.205.000.000
Vị trí 1: Tuyến đường trên địa bàn xã Nga Yên (đoạn Đường mới Bắc trường THPT Ba Đình xã Nga Yên)
Đất ở 130 3.500.000 455.000.000
Vị trí 1: Tuyến đường trên địa bàn xã Nga Yên (đoạn từ cống quay Nga Yên đến cầu Yên Hải)
Đất ở 457,3 2.000.000 914.600.000
Vị trí 1: Tuyến đường trên địa bàn xã Nga Yên (đoạn từ Quốc lộ 10 đến trường THCS xã Nga Yên)
Đất ở 192 1.500.000 288.000.000
Tổng 1094,3 3.862.600.000
Nguồn: UBND huyện Nga Sơn (2018) Kết quả bảng 4.5 cho thấy, tổng số tiền bồi thường về đất ở của dự án là 6.366.576.000 đồng (Sáu tỷ, ba trăm sáu sáu triệu, năm trăm bảy sáu nghìn đồng)
(chi tiết ở phụ lục I). Đất bị thu hồi có nguồn gốc sử dụng rõ ràng, nguồn gốc sử dụng đất được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong quá trình sử dụng đất không có tranh chấp, không lấn chiếm. Hồ sơ bồi thường đất của các hộ gia đình được lập đúng và đầy
đủ nên các công tác bồi thường của Dự án được diễn ra thuận lợi, theo đó công tác bồi thường, hỗ trợ được tiến hành đúng tiến độ và bàn giao đất kịp thời cho việc xây dựng công trình.
Bảng 4.5. Kết quả bồi thường đất ở của dự án
STT Nội dung Thành tiền (đồng)
1 - Bồi thường về đất ở 3.862.600.000 2 - Tài sản, vật kiến trúc 2.378.428.000 3 - Bồi thường cây cối, hoa màu trên đất 713.000 4 - Tổng chi phí KK GPMB 2% 124.835.000
Tổng 6.366.576.000
Nguồn: UBND huyện Nga Sơn (2018) Nhìn chung, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp kém hiểu quả để tạo môi trường đầu tư cho nhà thầu đồng thời giúp người dân có nguồn vốn để chuyển đổi sang các nghề phi nông nghiệp nên dự án nhận được sự ủng hộ của người dân rất nhiều và các hộ dân đều nhất trí với việc xác định diện tích và đơn giá bồi thường, Hội đồng đã hoàn thành việc kiểm kê đối tượng, diện tích khi thực hiện dự án một cách nhanh chóng.
Kết quả bồi thường về đất nông nghiệp của dự án là 4.817.536.000 đồng, trong đó, bồi thường về đất nông nghiệp là 4.130.342.000 đồng, Đền bù về hoa màu trên đất nông nghiệp là 687.194.000 đồng (chi tiết ở phụ lục II)
Bảng 4.6. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp của dự án
STT Nội dung Thành tiền (đồng)
1
Đất nông nghiệp (Số tiền đền bù về đất NN
(trị giḠ(VT1 =40.000đ/1m2) 4.130.342.000
2 Đền bù về hoa màu trên đất nông nghiệp 687.194.000
Tổng 4.817.536.000
Nguồn: UBND huyện Nga Sơn (2018) Căn cứ theo quy định của Pháp luật tại từng thời điểm, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các quyết định về bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây trồng hoa màu khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Biên bản kiểm kê khối lượng thực tế là cơ sở cho việc áp dụng để tính giá bồi thường của các hạng mục công trình, tài sản của từng hộ gia đình.
Kết quả đánh giá của 142 hộ gia đình cá nhân (10 hộ bị thu hồi đất ở, 132 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp) cho thấy:
Từ hình 4.3 cho thấy, đối với thu hồi đất nông nghiệp thì có 85 ý kiến (chiếm 64,39%) đánh giá đồng ý với giá đất nông nghiệp được bồi thường. Có 47 ý kiến (chiếm 35,61%) đánh giá không đồng ý với giá đất nông nghiệp, bởi vì theo quy định của Nhà nước giá đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi của thị trấn khác với ở xã, mặc dù diện tích thu hồi ở ngay sát nhau. Đối với đất ở thì có 30,00% hộ đồng ý với giá của Nhà nước bồi thường, còn lại 70% ý kiến của các hộ cho rằng giá bồi thường của nhà nước về đất ở quá thấp so với giá thị trường. Nhất là với đất ở bị thu hồi (các thửa đất có lợi thế về hình thể như chiều rộng mặt đường, diện tích...) có lợi thế hơn so với các thửa đất khác trên cùng 1 loại đường, vị trí và các thửa đất có vị trí phù hợp với quy hoạch khu dân cư đủ điều kiện chuyển đổi từ đất NN sang đất ở thì có giá chuyển nhượng cao hơn nhiều so với đất NN cùng loại ở vị trí khác.
Hình 4.7. Ý kiến đánh giá của các hộ bị thu hồi đất về giá bồi thường
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Một khoản tiền tính bằng 20% theo giá trị hiện có của nhà, công trình đã xác định trên. Nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi
thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương quy định tại phần II Bảng giá này; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được; hoặc nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ làm ảnh hưởng đến các công trình khác trong cùng một khuôn viên đất nhưng vẫn tồn tại song không thể sử dụng được theo thiết kế, quy hoạch xây dựng ban đầu thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình thì vật kiến trúc ở trên đất của các hộ bị thu hồi không giống nhau và các công trình ấy xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau nên bảng giá bồi thường không thể xây dựng hết được, vì vậy vẫn có ý kiến của người dân chưa hài lòng cho rằng nhà và tài sản của mình tốt hơn nhà bên cạnh nhưng lại được bồi thường với giá trị tương đương nhau. Thực tế cho thấy vẫn có giá chênh lệch so với giá thị trường do quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài thêm, giá cả vật liệu xây dựng biến đổi liên tục theo từng ngày và có xu hướng tăng.
Nhìn chung, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ đã tính toán, áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu đảm bảo theo đúng quy định về đơn giá của UBND tỉnh. Việc phân cấp chủng loại nhà, tài sản, công trình, cây trồng, vật nuôi cơ bản là đúng với quy định của bảng giá, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tính toán. Theo bảng giá mới theo Quyết định số 830/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì mức giá bồi thường đã được điều chỉnh cao hơn so với bảng giá năm 2010. Tuy vậy, mức điều chỉnh chưa cao, vẫn thấp hơn so giá thực tế, gây thiệt hại cho người dân. Trong thời gian tới cần có những khảo sát, đánh giá, điều chỉnh phù hợp hơn nữa tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác bồi thường thuận lợi, đúng tiến độ.
4.3.3.2. Chính sách hỗ trợ của dự án
Để giúp người dân ổn định đời sống sau khi thu hồi đất, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất nông nghiệp, hỗ trợ thoát nghèo cho hộ nghèo. Tùy thuộc vào từng điều
kiện cụ thể của từng dự án mà áp dụng các chính sách khác nhau cho phù hợp để đảm bảo tiến độ GPMB đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.
Hỗ trợ ổn định đời sống: Khi thực hiện dự án, ngoài việc bồi thường đất Sản xuất nông nghiệp, các hộ dân bị thu hồi đất còn được hỗ trợ ổn định đời sống theo quyết định 3162/2014/UBND tỉnh Thanh Hóa; quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.
Hỗ trợ chuyển đồi nghề nghiệp: Khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Dự án giao thông người dân còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền, bằng 35% giá đất trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định, diện tích được hỗ trợ là diện tích đất thu hồi nhưng không quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương tại thời điểm thu hồi đất, diện tích đất còn lại được hỗ trợ bằng tiền, bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp.
Bảng 4.7. Kết quả hỗ trợ của dự án
STT Nội dung Thành tiền
(đồng)
1
Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền bằng 1,5 lần
giá trị đất NN phải thu hồi 6.195.513.000
2 Hỗ trợ ổn định đời sống Tỷ lệ % thu hồi đất NN 9.136 Số khẩu GĐ bị ảnh hưởng 526
Tiền hỗ trợ 30kg gạo/khẩu/tháng (giá gạo =
11.000đ/kg) 1.441.440.000
3 Hỗ trợ di chuyển Mộ 79.000.000
Tổng 7.715.953.0000
Nguồn: UBND huyện Nga Sơn (2018) Từ bảng 4.7 cho thấy, tổng số tiền hỗ trợ của dự án là 7.715.953.000