đất huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019
Được sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng quy trình, quy định của phát luật. Kết quả được cụ thể như sau:
4.3.2.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, giao nhiệm vụ đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với từng thị trấn, xã. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện trực tiếp đôn đốc, hướng dẫn các thị trấn, xã, lập và hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đúng theo các văn bản quy định hiện hành của
Nhà nước. Công tác này được các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện như: thông báo để nhân dân được biết, thành lập hội đồng xét duyệt, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
a. Quy trình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn nằm trong Trung tâm hành chính công của huyện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ thì tiếp nhận, ghi phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả; nếu sai sót thì hướng dẫn bổ sung sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận đăng ký và nghiệp vụ kỹ thuật.
Bước 2: Cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (nếu thửa đất chưa có trên bản đồ địa chính). Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả (đối với trường hợp phải công khai) theo quy định. Lập phiếu chuyển thông tin địa chính gửi sang cơ quan thuế (nếu có); gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý xây dựng đối với tài sản tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ đó.
Cán bộ thẩm định và lưu trữ hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau: Kiểm tra hồ sơ đã thiết lập, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trình giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn, sau đó in giấy chứng nhận chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân huyện ký giấy chứng nhận. Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, quyét giấy chứng nhận, lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để trả cho người sử dụng đất.
Bước 3: Người sử dụng đất đến bộ phận một cửa của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn, xuất trình phiếu hẹn trả kết quả để nhận kết quả.
* Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Hình 4.4. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn
Bộ phận một cửa của UBND huyện Nga Sơn
- Tiếp nhận hồ sơ - Trả kết quả UBND xã, thị trấn - Tiếp nhận hồ sơ - Xác định nguồn gốc, tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, xác nhận đơn - Niêm yết công khai
Chi nhánh huyện Nga Sơn
- Kiểm tra hồ sơ
- Trích đo địa chính thửa đất, xác nhận đơn
- In giấy chứng nhận - Cập nhật dữ liệu đất đai
Cơ quan thuế
Phòng TN&MT huyện Nga Sơn
Thẩm định hồ sơ Thảo quyết định
Trình hồ sơ lên UBND huyện
UBND huyện Nga Sơn
- Kiểm tra, ký quyết định, ký giấy chứng nhận
b. Quy trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đăng ký chỉnh lý biến động
Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Chi nhánh huyện Nga Sơn nằm trong Trung tâm hành chính công của Ủy ban nhân dân huyện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ thì tiếp nhận, nếu sai sót thì hướng dẫn bổ sung sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận đăng ký và nghiệp vụ kỹ thuật.
Bước 2: Cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn xã có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau: Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp tách, hợp thửa, có sự thay đổi về hình thể). Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận. Lập phiếu chuyển thông tin địa chính gửi sang cơ quan thuế (nếu có); gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý xây dựng đối với tài sản tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ đó.
Cán bộ thẩm định và lưu trữ hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau: Kiểm tra hồ sơ đã thiết lập, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trình giám đốc Chi nhánh huyện Nga Sơn, sau đó in giấy chứng nhận chuyển lên VPĐK quyền sử dụng đất tỉnh thẩm tra trình giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường ký giấy chứng nhận.
Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, quyét giấy chứng nhận, lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để trả cho người sử dụng đất.
Bước 3: Người sử dụng đất nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Chi nhánh huyện Nga Sơn.
* Thời hạn giải quyết
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
UBND xã, thị trấn
- Tiếp nhận hồ sơ - Xác minh hồ sơ
Chi nhánh huyện Nga Sơn
-Thẩm định hồ sơ -Trích đo, trích lục, đo đạc chỉnh lý, xác nhận đơn -In giấy chứng nhận -Cập nhật dữ liệu đất đai Cơ quan thuế Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh
Thanh Hóa
-Kiểm tra, trình hồ sơ Sở TN&MT Thanh Hóa
Lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa
-Kiểm tra, ký giấy chứng nhận
Bộ phận một cửa của UBND huyện Nga Sơn
-Tiếp nhận hồ sơ -Trả kết quả
Sơ đồ 4.2. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với các trƣờng hợp đăng ký biến động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Nga Sơn
c. Quy trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các cơ quan liên quan
Trách nhiệm của VPĐK quyền sử dụng đất:
+ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tiến hành kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ thì tiếp nhận, nếu sai sót thì hướng dẫn bổ sung sau đó chuyển cho bộ phận đăng ký và nghiệp vụ kỹ thuật
+ Bộ phận đăng ký và nghiệp vụ kỹ thuật thực hiện các công việc sau: Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với trường hợp tách, hợp thửa); gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định (nếu có). Xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; lập phiếu chuyển thông tin địa chính gửi sang cơ quan thuế (nếu có); gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý xây dựng đối với tài sản tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ đó.
+ Bộ phận thẩm định và lưu trữ hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ đã thiết lập, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trình giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn sau đó in giấy chứng nhận chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân huyện ký giấy chứng nhận hoặc chuyển VPĐK
quyền sử dụng đất trình giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký giấy chứng nhận; cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, quyét giấy chứng nhận, lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người sử dụng đất.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn: Phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn tổ chức kiểm tra xác minh thực địa đối với trường hợp cần kiểm tra, tổ chức công khai hồ sơ (đối với trường hợp phải công khai), xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận của người sử dụng đất; Cập nhật thông tin, chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu trữ tại cấp xã đối với những trường hợp biến động do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn chuyển đến.
- Trách nhiệm của Phòng TN&MT: Kiểm tra tính đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm các tài liệu: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Giấy chứng nhận đã in; Việc áp dụng và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Nếu đủ điều kiện thì chuyển cho Trưởng phòng duyệt và trình UBND huyện ký giấy chứng nhận. Nếu trường hợp không đủ điều kiện, ghi phiếu ý kiến chuyển đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn để bổ sung hồ sơ hoặc chuyển trả hồ sơ cho người sử dụng đất.
Qua bảng 4.5 cho thấy kết quả đã đạt được trong công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận thực hiện trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn rất cao về kết quả, giải quyết hồ sơ là do các trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu thực hiện trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn chủ yếu là các hộ trúng đấu giá quyền sử dụng đất, các hộ được bố trí tái định cư và các hồ sơ giao đất cho hộ gia đình cá nhân làm nhà ở.
Có thế thấy số lượng hồ sơ giảm dần, do trên địa bàn huyện Nga Sơn cơ bản đã cấp xong giấy chứng nhận đại trà. Năm 2019, huyện Nga Sơn cấp được 4.144 hồ sơ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó các xã cấp được nhiều giấy chứng nhận như xã Nga An, xã Nga Văn, thị trấn Nga Sơn (375 giấy chứng nhận). Tuy nhiên có những xã cấp được rất ít như xã Nga Thiên (36 giấy chứng nhận)
Bảng 4.5. Kết quả cấp Giấy chứng nhận QSDĐ giai đoạn 2015-2019
2015 2016 2017 2018 2019 1 Ba Đình 141 117 132 143 88 621 2 Nga Điền 231 183 198 209 233 1054 3 Nga An 354 242 257 268 286 1407 4 Nga Bạch 279 295 310 321 207 1412 5 Nga Giáp 134 171 186 197 73 761 6 Nga Hải 185 133 148 159 68 693 7 Nga Liên 343 249 264 275 171 1302 8 Nga Hưng 756 795 810 821 234 3416 9 Nga Phú 248 269 284 295 135 1231 10 Nga Tân 309 241 256 267 222 1295 11 Nga Thái 269 222 237 248 157 1133 12 Nga Thành 182 134 149 160 142 767 13 Nga Thắng 135 127 142 153 103 660 14 Nga Thạch 135 170 185 196 98 784 15 Nga Thanh 186 194 209 220 147 956 16 Nga Thủy 147 201 216 227 103 894 17 Nga Trường 186 130 145 156 100 717 18 Nga Trung 175 173 188 199 94 829 19 Nga Văn 206 196 211 222 331 1166 20 Nga Vịnh 166 144 159 170 142 781 21 Nga Yên 214 359 374 385 164 1496 22 Nga Tiến 168 142 157 168 209 844 23 Thị Trấn Nga Sơn 898 972 987 998 375 4230 24 Nga Thiện 127 73 88 99 36 423 25 Nga Lĩnh 107 103 118 129 82 539 26 Nga Nhân 112 106 121 132 75 546 27 Nga Mỹ 97 102 117 128 69 513 Tổng 6490 6243 6648 6945 4144 30470
Bảng 4.6. Kết quả cấp Giấy chứng nhận QSDĐ năm 2019
Số TT Tên xã Tổng sốGiấy Theo QĐ Cấp tồnđọng Chuyểnnhượng Tặng cho Cấp đổilại Hợp thửa TrangTrại
1 Ba Đình 88 57 0 6 24 1 0 0 2 Nga Điền 233 128 1 72 32 0 0 0 3 Nga An 286 120 13 85 55 12 1 0 4 Nga Bạch 207 98 7 79 21 1 1 0 5 Nga Giáp 73 16 1 16 32 7 0 1 6 Nga Hải 68 27 5 9 25 2 0 0 7 Nga Liên 171 89 0 23 55 3 1 0 8 Nga Hưng 234 126 0 63 38 6 1 0 9 Nga Phú 135 85 1 24 24 1 0 0 10 Nga Tân 222 125 0 60 29 6 2 0 11 Nga Thái 157 80 0 46 30 1 0 0 12 Nga Thành 142 79 0 43 17 3 0 0 13 Nga Thắng 103 64 0 24 13 2 0 0 14 Nga Thạch 98 61 3 12 21 1 0 0 15 Nga Thanh 147 52 0 38 50 5 1 1 16 Nga Thủy 103 30 32 19 20 1 1 0 17 Nga Trường 100 48 4 17 26 4 1 0 18 Nga Trung 94 46 0 20 22 5 1 0 19 Nga Văn 331 119 59 83 55 15 0 0 20 Nga Vịnh 142 44 21 60 13 4 0 0 21 Nga Yên 164 55 25 63 13 6 2 0 22 Nga Tiến 209 83 45 49 27 3 2 0 23 TT Nga Sơn 375 178 45 161 78 12 1 0 24 Nga Thiện 36 27 1 6 2 0 0 0 25 Nga Lĩnh 82 57 1 17 6 1 26 Nga Nhân 75 35 5 27 5 2 1 27 Nga Mỹ 69 25 4 30 6 3 1 Tổng 4144 1954 273 1152 739 106 17 3
Từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019, trên địa bàn huyện đã cấp mới được 4.144 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện tại bảng 4.6.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn 1.117 hồ sơ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số lượng hồ vẫn còn tồn động do những nguyên nhân sau:
- Hồ sơ xác minh nguồn gốc của UBND xã, thị trấn chưa chặt chẽ, chưa đồng nhất;
- Việc thẩm định hồ sơ cấp ban đầu cần phải kiểm tra hệ thống hồ sơ lưu trữ để xác minh nguồn gốc đất cũng như khẳng định thửa đất chưa được cấp GCN nên mất nhiều thời gian;
- Do khối lượng các loại hồ sơ tiếp nhận hàng tháng lớn (Bao gồm cả hồ sơ cấp ban đầu, chuyển mục đích và đăng ký biến động) và số lượng cán bộ còn hạn chế nên không đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ.
- Công tác kê khai thuế không được kịp thời do người dân bận công việc. Từ những nguyên nhân trên, cần phải có kế hoạch để thực hiện giải quyết số lượng hồ sơ tồn đọng này, đây là một nhiệm vụ rất nặng nề không chỉ đối với Chi nhánh Văn phòng đăng ký mà cả đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn.
4.3.2.2. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính