Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20152019 (Trang 87 - 91)

Theo quy định của luật lao động thời gian làm việc theo quy định của người lao động là không quá 8h/ngày. Tuy nhiên với khối lượng hồ sơ giao dịch hàng ngày tại văn phòng đăng ký đất đai là rất nhiều nên để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật thì yêu cầu thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật thì yêu cầu thời gian làm việc của cán bộ cũng tăng so với mức yêu cầu trung bình. Tại văn phòng đăng ký cường độ làm việc>8h/ngày diễn ra thường xuyên với 8/12 phiếu đánh giá chiếm 66,67%. Có 4/12 phiếu đánh giá thời gian làm việc tại văn phòng là trên 10h/ngày, chiếm 33,33%.

4.3.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất huyện Nga Sơn quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn

4.3.3.1. Thuận lợi

- Đội ngũ cán bộ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn là đội hình trẻ, năng động và có trách nhiệm trong công việc

- Thực hiện theo yêu cầu của UBND huyện Nga Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính được quan tâm và cập nhật thường xuyên. Đến năm 2019, Chi nhánh huyện Nga Sơn đã thiết lập toàn bộ hệ thống hồ sơ địa chính khi cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, VPĐK quyền sử dụng đất tỉnh kiểm tra, thẩm định và phân cấp để quản lý, sử dụng theo quy định. Chính vì vậy mà hệ thống hồ sơ địa chính của huyện được thiết lập qua các đợt cấp giấy chứng nhận rất đầy đủ, có độ chính xác và tỉnh đồng bộ giữa các tài liệu tương đối cao.

Đây sẽ là công cụ giúp cho công tác quản lý đất đai thuận lợi, hiệu quả.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn luôn đi đầu trong công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện theo quy định; phối hợp với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết kịp thời, dứt điểm tranh chấp, đơn thư kiến nghị của người dân tránh khiếu kiến kéo dài.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc góp phần nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết công việc: tiếp nhận và cập nhật thông tin hồ sơ trên cổng thông tin điện tử giúp người dân luôn nắm bắt đc tình hình thực hiện hồ sơ, ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp dữ liệu đất đai, thực hiện thống kê với phần mềm mới nhất Tktool, TK desktop,…

Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho người dân đảm bảo thời gian theo quy định. Các giao dịch bảo đảm đều phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhanh chóng cho người dân.

4.3.3.2. Khó khăn

Cơ sở vật chất còn khá hạn chế, chưa thực sự đủ để đáp ứng điều kiện hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Máy móc, thiết bị đều đã cũ và được tận dụng từ nhiều nguồn. Cho tới thời điểm hiện tại, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn chưa được cấp máy đo đạc điện tử riêng biệt nên vẫn phải phụ thuộc máy của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nga Sơn mỗi khi cần để xử lý công việc, do đó thời hạn giải quyết hồ sơ nhiều khi không được đảm bảo.

Một số cán bộ về làm việc không thực sự đúng chuyên môn nên vẫn còn nhiều thiếu sót, tinh thần học hỏi chưa được cao. Do đội hình còn trẻ nên kinh nghiệm xử lý một số tình huống trong công việc còn chưa thực sự dứt khoát, đúng theo yêu cầu của công việc. Việc một số xã cán bộ chuyên môn yếu, cấp trên không tin cấp dưới nên hồ sơ gần như phải kiểm tra lại từ đầu, có phần hạn chế đẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết và hoàn toàn phụ thuộc vào Hội đồng đăng ký đất đai của xã là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn.

4.3.3.3. Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nga Sơn

Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, cơ quan chuyên môn cấp huyện triển khai đến các xã, thị trấn và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ tại thời điểm mất một khoảng thời gian khá dài do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp.

Hơn thế nữa, việc xác định nguồn gốc và QSD đất gặp nhiều vướng mắc tồn đọng từ trước năm 1980 đến nay, các loại tài liệu từ trước để lại không đáp ứng được yêu cầu công việc theo quy định của Luật đất đai năm 2003 kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai kể từ khi Luật đất đai có hiệu lực 01/7/2004 đến nay là quá chậm, việc hoàn chỉnh hồ sơ địa chính cho các loại đất chưa đáp ứng được công tác quản, theo số liệu điều tra tham khảo thì từ sau khi có luật đất đai năm 2003 một số xã, thị trấn việc bán đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất vẫn còn xẩy ra. Từ khi có Luật đất đai năm 2013 cũng có nhiều bất cấp xoay quanh Luật, chưa có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật, nếu có còn chưa đi sâu, nhiều văn bản trồng chéo, làm cả cán bộ và người dân còn bỡ ngỡ, chưa nắm bắt chắc tất cả.

- Chức năng, nhiệm vụ

Theo quy định của pháp luật, khi đã thành lập VPĐK quyền sử dụng đất, các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về đăng ký QSD đất đang làm theo cơ chế “Một cửa” quy định tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg được chuyển giao cho VPĐK quyền sử dụng đất thực hiện. Vì vậy, từ sau thời điểm được thành lập, tổ chức đăng ký QSD đất ở địa phương phải “khoác một chiếc áo quá rộng” và tình trạng công việc quá tải so với số lượng biên chế của VPĐK quyền sử dụng đất là hiện tượng phổ biến.

Do tổ chức hai cấp và có sáu mảng chức năng nên hoạt động của VPĐK quyền sử dụng đất rất phức tạp, trong khi tổ chức và con người lại thiếu, chưa được trang bị kỹ năng xử lý. Chưa có biện pháp tích cực để khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lặp trong công việc, thậm chí nhiều công đoạn không đúng quy định. Các tồn tại của quá khứ để lại còn quá lớn chưa thể giải quyết trong một thời gian ngắn,đồng thời do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của các đơn vị khác có liên quan nên VPĐK quyền sử dụng đất không chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình đảm trách theo mô

hình một cửa.

Theo quy định của pháp luật đất đai, việc đăng ký QSD đất lần đầu được áp dụng thi hành từ khi có Luật đất đai 1993, hầu hết người sử dụng đấtđã thực hiện nghĩa vụ đăng ký QSD đất đặc biệt là đối với đất nôngnghiệp được giao cơ bản đã ổn định và được cấp GCN nhưng theo Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì nội dung HSĐC (gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai) có nhiều thay đổi về nội dung so với trước đây. Vì vậy, việc hoàn thiện HSĐC theo quy định mới hầu như không được địa phương thực hiện, HSĐC gốc chưa hoàn thiện, đó là chưa đề cập đến tình trạng HSĐC đã quá lạc hậu, công tác quản lý đất đai lỏng lẻo, các loại thuế và lệ phí cao, không có dự báo biến động đất đai.v.v... là nguyên nhân làm cho kế hoạch cấp GCN trên địa bàn huyện Nga Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung chưa hoàn thành, nhất là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao.

Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.

- Tổ chức, cơ chế hoạt động

Do đội ngũ cán bộ chuyên môn từ cấp huyện đến cấp xã còn mỏng trong khi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Hơn nữa cán bộ của VPĐK quyền sử dụng đất nói chung chưa có kinh nghiệm thực tế, chưa được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động hợp đồng thời hạn một năm hoặc theo thời vụ chiếm tỷ lệ lớn nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định. Việc nhiều xã trình độ cán bộ chuyên môn yếu, cấp trên không tin cấp dưới hồ sơ gần như phải kiểm tra lại từ đầu có phần hạn chế dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết.

- Đối tượng giải quyết

chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSD đất.

Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký QSD đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa được coi trọng. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại VPĐK quyền sử dụng đất phải bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20152019 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w