Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 40 - 42)

Ở Việt Nam, địa mạo – thổ nhưỡng là một khoa học khá mới mẻ Từ trước đến nay địa mạo mới chỉ nghiên cứu ở sự phân loại các loại đất theo thành phần vật

chất và tầng dày của chúng Tuy nhiên từ những năm 90 của thế kỷ XX, thổ nhưỡng đã được nghiên cứu dưới góc độ nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của nó, nghĩa là xem xét trong mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý, từ đó có thể nắm được quy luật phát sinh, phát triển của đất trong những điều kiện địa lý khác nhau

Trong những năm gần đây, đã có một số công trình của các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng Như công trình: "Một số vấn đề về địa mạo – thổ nhưỡng và thành lập bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng cho quy hoạch phát triển kinh tế" (1995) của tác giả Nguyễn Thế Thôn Theo tác

giả Nguyễn Thế Thôn thì: "địa mạo – thổ nhưỡng là hợp phần lãnh thổ đồng nhất về nền đá, hình thái nguồn gốc địa hình và lớp vỏ thổ nhưỡng, có cùng động lực hình thành và phát triển theo không gian và thời gian ở mức độ ổ định như nhau, trong mối liên quan nhất định với lớp phủ thực vật và thuỷ văn" Các công trình nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng của tác giả Vũ Ngọc Quang và đồng nghiệp: "Nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên" Với mục đích xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại các cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng Việt nam Đã tiến hành lập bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng Việt nam vùng đất liền, bản đồ tỉnh Thái Nguyên, khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc Các bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn Vũ Ngọc Quang đã có công trình luận án tiến sĩ về “Nghiên cứu thành lập bản đồ, địa mạo - thổ

nhưỡng làm cơ sở khoa học cho sử dụng lâu bền tài nguyên môi trường đất Việt Nam” (2002) Giáo trình địa lý thổ nhưỡng của Cao Tuấn Minh;…và một số công

trình nghiên cứu tiêu biểu khác của tác giả Đào Đình Bắc

Khu vực Ba Vì là một vùng địa hình chuyển tiếp từ đồng bằng lên vùng núi thấp Địa hình chủ yếu là các bề mặt san bằng, quá trình địa mạo xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt, quá trình trọng lực Lớp thổ nhưỡng

đang bị trẻ hóa và cắt cụt, bóc mòn, ở nhiêu nơi còn lộ trơ cả đá gốc Do vậy, vấn đề nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng ở đây được rất nhiều nhà khoa học quan tâm

Một số công trình nghiên cứu ở khu vực Ba Vì liên quan đến hướng tiếp cận nghiên cứu thổ nhưỡng dưới góc độ địa mạo phải kể đến một số bài báo của tác giả Đào Đình Bắc “Địa mạo – thổ nhưỡng, nội dung và ý nghĩa của nó đối với việc quy

hoạch sử dụng đất” (1997); “Tương quan tạo hình thái – tạo trầm tích trong kỷ Đệ Tứ ở Việt Nam” (1998); “Địa mạo – thổ nhưỡng và định hướng sử dụng đất khu vực Ba Vì – Hà Tây” (1997) Bài báo cáo này đã xây dựng bản đồ địa mạo – thổ

nhưỡng tỷ lệ 1:100 000 ở địa bàn khu vực nghiên cứu với 10 đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng được phân chia theo nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của nó Trên mỗi đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng có những đặc trưng hình thái địa hình khác nhau và có các quá trình động lực hiện đại chiếm ưu thế Cùng hướng tiếp cận địa mạo để nghiên cứu thổ nhưỡng, Nguyễn Công Tuyết cũng có một số công trình nghiên cứu như bài báo “Đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng vùng đồi Ba Vì – Sơn Tây” (1996);…và một số bài báo khác

Nhìn chung các hướng tiếp cận nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của từng đơn vị cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng riêng lẻ mà chưa chú ý tới mối liên hệ giữa chúng với nhau Nghĩa là xem xét trong một chuỗi tiến hóa của các đơn vị cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình đã nghiên cứu trước đây, luận văn sẽ tập trung theo hướng nghiên cứu địa mạo – thổ nhưỡng theo hướng tiến hóa của sự phát triển theo chuỗi địa hình và chuỗi đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w