Nhân tố con người trong quá trình hình thành đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 58)

Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, hoạt động sản xuất của con người đã trở thành yếu tố quyết định tới sự hình thành đất, sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào yếu tố xã hội và trình độ sản xuất của con người Nhìn chung con người luôn tìm các tác động vào lớp thổ nhưỡng để khai thác tiềm năng của nó nhằm mang lại lợi ích tối đa cho mình Nếu con người sử dụng đất có ý thức bảo vệ và cải tạo thì đất sẽ ngày một tốt lên, còn ngược lại thì đất sẽ nhanh chóng bị nghèo kiệt và thoái hóa

2 2 1 Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu là địa bàn 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, và là các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Vì nên về cơ bản, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây mới bắt đầu chú trọng phát triển hoạt động du lịch, dịch vụ dựa trên những tiềm năng sẵn có Vì vậy mức độ tác động của con người vào môi trường đất cụ thể là các hoạt động canh tác, chăn nuôi, trồng rừng và hoạt động phát triển du lịch…là rất lớn Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động phát triển

du lịch, hoạt động trồng rừng, hoạt động xây dựng nhà máy, khu dân cư và các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi

a Hoạt động du lịch

Từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở khu vực 7 xã miền núi huyện Ba Vì, Hà Nội cho thấy đây là các xã nằm trong trung tâm của khu du lịch Ba Vì với nhiều điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch Có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi Ba Vì quanh năm nước chảy, nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo gắn liền với nhiều di tích lịch sử như: Đền Thượng, đền thờ Bác Hồ của Vườn Quốc Gia Ba Vì… Cùng với những giá trị tự nhiên, người dân ở đây đã tạo ra những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời đặc biệt là các giá trị văn hóa tâm linh tạo ra tiềm năng du lịch rất lớn cho huyện Ba Vì mà chúng ta cần phải khai thác sao cho hợp lý nhất

Khu vực nghiên cứu phát triển cả 4 loại hình du lịch: Du lịch sinh thái; du

lịch thể thao leo núi; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và giải trí Theo số liệu của phòng kinh tế hạ tầng huyện Ba Vì, trên địa bàn khu vực

nghiên cứu có một số đơn vị có diện tích đất sử dụng vào hoạt động du lịch lớn như: Chi nhánh du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà với diện tích sử dụng là 258,6ha, Công ty

du lịch Khoang Xanh là 150,16ha… tập trung chủ yếu ở phần diện tích vùng gò đồi của xã Vân Hòa, Tản Lĩnh và xã Ba Vì Đối với khu vực nghiên cứu, cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, những năm gần đây mới bắt đầu chú trọng phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ dựa trên những tiềm năng sẵn có [28]

Trong những năm qua từ hoạt động du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể, đã làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn miền núi Tốc độ phát triển du lịch của vùng chiếm 35% tốc độ phát triển kinh tế chung của vùng, tỷ trọng ngành du lịch đạt 4,6% trong nhóm ngành dịch vụ (theo số liệu phòng kinh tế hạ tầng huyện Ba Vì) Là một ngành kinh tế có tỷ trọng nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế của vùng, song tốc độ tăng trưởng cao phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, tạo đà cho khả năng tăng dần tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế của vùng

Nhìn chung các doanh nghiệp du lịch đã có cố gắng lớn đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sản phẩm mới, làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá, đã thu hút 900 ngàn lượt

khách đến thăm quan, du lịch, tăng 20% so với năm 2006, so với kế hoạch tăng 5%

Tổng doanh thu du lịch đạt 41,2 tỷ đồng, tăng 33,3% so với năm 2006

Với xu thế tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của huyện là ngành du lịch, các khu du lịch trong khu vực nghiên cứu đang ngày càng được phát triển mở rộng cả về quy mô và chất lượng Hàng năm, các khu du lịch đón tiếp hàng ngàn đoàn khu khách tới tham quan, học tập, nghỉ dưỡng… đã tác động rất lớn tới tài nguyên môi trường ở đây, đặc biệt là tài nguyên nước và tài nguyên đất, gây ô nhiễm môi trường

Bảng 2 1: Hiện trạng sử dụng đất du lịch Ba Vì

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Vì)

TT Tên tổ chức Tổng diện tích đang sử dụng (ha) Trong đó Ghi chú

Có hồ sơ thuê đất Có HĐ thuê đất của các tổ chức khác Tổng diện tích (ha) XDCB Cảnh quan Tổng diện tích (ha) XDCB Cảnh quan

1 Cty CPXD&Du lịch Ao Vua 127,8 20,8 1,74 19,06 107 - 107 Vườn quốc gia

2 Cty du lịch Khoang Xanh 150,16 38,16 1,16 37,0 112 - 112 Vườn quốc gia

3 Chi nhánh DL Thiên Sơn- SN

258,6 6,6 0,61 5,99 252 7,56 244,44 Vườn quốc gia

4 Cty CP Du lịch Tản Đà 4,79 4,79 0,9 3,89 - - -

5 Cty CP Du lịch Đầm Long 68,13 68,13 5,0 63,13 - - -

6 Chi nhánh DL Thác Đa 94,23 16,23 2,19 14,04 78 - 78 Vườn quốc gia

7 Chi nhánh DL Hồ tiên Sa 34,74 17,74 1,14 16,6 17 - 17 Xã Tản Lĩnh

8 Cty Du lịch Suối Mơ 426,0 - - - 426 0,68 425,32 Vườn quốc gia

9 Nhà nghỉ công đoàn Suối Hai 4,7 4,7 1,3 3,4 - - -

10 Trung tâm du lịch Suối Hai 8,0 8,0 1,5 6,6 - - -

11 Cty ĐT & PTĐT Thăng Long

40,0 6,5 0,65 5,85 33,5 - 33,5 Vườn quốc gia

12 Cty dịch vụ du lịch Cao Sơn 5,1 5,1 0,5 4,6 - - -

Bảng 2 2: Doanh thu xã hội – du lịch Ba Vì

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Vì)

2001 2003 2006 Tốc độ phát triển bình Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ phát triển bình

Tổng doanh thu XH-du lịch 8 050 100 17 650 100 39 500 100 37 5

Trong đó: 1 Doanh thu du lịch 5 950 73,9 13 750 77,9 31 000 79,7 39,5

2 DTXH các điểm du lịch 2 100 26,1 3 150 22,1 8 500 20,3 33,4

1 Chia theo đối tượng phục vụ 5950 13 750 31 500

+ Khách quốc tế 136,8 2,3 177,4 1,29 362 1,15 21,5

+ Khách nội địa 5 813,2 97,7 13 572,6 98,71 31 138 98,85 39,9

2 Chia theo loại hình phục vụ 5 950 100 13 750 100 31 500 100

+ Vé thắng cảnh 1 715 28,8 4 650 33,9 11 088 35,2 45,2

+ Dịch vụ ăn uống 1 983 33,3 4,130 30,0 10,395 33 0 39,3

+ Dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn 1 007 16,9 1 960 14,2 5,040 16,0 38

+ Dịch vụ vui chơi giải trí 939 15,8 2 190 15,3 1 118 9,9 27,7

+ Dịch vụ khác 306 5,2 820 6,6 1,859 5,9 38,8

Bảng 2 3: Cơ sở vật chất các đơn vị du lịch

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Vì)

ĐVT Tổng số Trong đó Ao Vua Khoang Xanh Đầm Long Hồ Tiên Xa Thác

Đa Suối NgàT Sơn Tản Cty CP Đà

Vườn

quốc gia C Đ Suối Hai T S Suối Hai Cao Sơn I Nhà khai thác + Số phòng khách Phòng 450 65 106 56 40 70 13 16 30 30 6 18 Trong đó: Khép kín Phòng 362 65 76 56 10 50 13 8 30 30 6 18 Hai sao Phòng 88 - 30 - 30 20 - 8 - - - - II Hội trường + Số lượng nhà Chiếc 14 2 2 2 2 1 2 1 - 1 1 + Diện tích 2 m 3100 320 600 400 350 600 280 160 - 140 - 250 + Số ghế chiéc 2980 300 600 400 300 600 260 150 - 130 - 240 III Nhà hàng + Số nhà Chiếc 15 2 2 2 1 1 2 1 1 1 - 1 + Diện tích 2 m 2600 450 460 300 100 300 300 180 100 140 - 150 IV Phương tiện

+ Phao bơi Chiếc 470 80 150 70 80 30 - - - 20 40 -

+ Ô tô các loại Chiếc 12 4 2 2 - 1 2 - 1 - - -

+ Tầu trở khách Chiếc 2 - - - 2 -

Hiện trạng phát triển du lịch được thể hiện thông qua bảng số liệu quy mô diện tích các khu du lịch trong vùng, tổng lượng khách tham quan và doanh thu xã hội – du lịch của các cụm điểm du lịch trên địa bàn nghiên cứu

Hiện tại khu vực nghiên cứu có rất nhiều khu du lịch bao gồm cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn như các đền chùa: Đền Đá Đen, đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền thờ Bác Hồ, các làng văn hoá các dân tộc của người Dao, người Mường , các khu du lịch sinh thái phân bố ở xung quanh núi Ba Vì, nơi có các dòng thác, lưu vực của các dòng suối bắt nguồn từ núi Ba Vì Các khu du lịch sinh thái hồ nhân tạo và hồ tự nhiên như hồ Hóc Cua, hồ Suối Hai

Hoạt động kinh doanh của các đơn vị Du lịch không những đem lại lợi ích cho Nhà nước, Công ty, người lao động mà còn đem lại hiệu quả lớn đối với phát triển kinh tế vùng; làm chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tg qua việc phục vụ khách du lịch, nâng cao dân trí đặc biệt là tầng lớp thanh niên, thiếu niên Tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động địa

phương và giảm đáng kể các tệ nạn xã hội Tiêu thụ hàng trăm tấn hoa quả, nông sản phẩm của bà con nông dân có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng du lịch [28]

Bên cạnh việc đầu tư phát triển du lịch, khu vực nghiên cứu cũng đã chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường sinh thái

Ảnh 2 3: Khu du lịch Khoang Xanh và quang cảnh khu du lịch Hồ Tiên Sa

b Hoạt động trồng rừng và tái sinh

Hoạt động trồng rừng và tái sinh rừng tập trung ở khu vực sườn núi thấp, đồi phía xung quanh chân núi Ba Vì, khu vực ven hồ Suối Hai và nhiều các đồi núi sót

trong khu vực nghiên cứu tạo ra cảnh quan rừng trồng Hoạt động này vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa mang lại lợi ích to lớn về môi trường đồng thời giảm thiểu tai biến trượt lở, xói mòn… vốn thường gặp ở những khu vực đồi núi Cứ sau một vụ thu hoạch để lấy gỗ thì người dân lại cải tạo đất, tiếp tục tiến hành trồng mới cây con

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Ba Vì là 11 160,3ha, trong đó đất có rừng là 10 224,6ha, diện tích rừng tự nhiên là 1 754,8ha, rừng trồng là 8 465,8ha Rừng ở Ba Vì được phân bố trên

17/31 xã, thị trấn, tập trung chủ yếu vào 7 xã miền núi vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì và khu rừng đặc dụng K9 Nhìn chung, diện tích rừng trồng ở khu vực nghiên cứu đang được mở rộng, chủ yếu là các loại keo… Hoạt động trồng rừng và tái sinh rừng có ý nghĩa rất tích cực đối với quá trình phát triển của đất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề bảo vệ tài nguyên đất

Ảnh 2 4: Thảm rừng trồng ở các đồi thôn Mít xã Khánh Thượng

Người dân khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên rừng,

rừng sản xuất mặc dù được trồng phủ xanh với diện tích ngày càng tăng, tuy nhiên diện tích đất trống đồi trọc vẫn còn nhiều làm mất đi lớp phủ đất, tăng nguy cơ xói mòn rửa trôi đất Loại rừng trồng này phát triển trên vùng đồi trọc, đất trống thoái hoá nghèo dinh dưỡng

c Hoạt động xây dựng nhà máy, khu dân cư

Hoạt động này tâp trung tại địa hình khu vực chuyển tiếp giữa sườn núi thấp, đồi với dải trũng chân sườn núi hoặc dọc theo tuyến giao thông trọng yếu trên địa bàn các xã khu vựuc nghiên cứu Nhìn chung, hoạt động xây dựng nhà máy và khu

dân cư diễn ra thường xuyên hàng năm với quy mô ngày càng tăng Đó là do sự phát triển của quá trình đô thị hóa ở khu vực này

Ảnh 2 5: Xẻ núi xây dựng các khu nghỉ dưỡng gây ra xói mòn rửa trôi đất ở Vân Hòa

Tất cả các hoạt động này đều có tác động rất lớn đối với tài nguyên đất, đặc biệt có nhiều tác động tiêu cực Xẻ đồi, núi làm đường, làm các khu nghỉ dưỡng là

cho nguy cơ xói mòn đất ngày càng tăng, hoạt động chăn nuôi, xây dựng chuồng trại và các nhà máy chế biến cũng làm mất diện tích đất nông nghiệp đồng thời làm

ô nhiễm thoái hóa môi trường đất và nước… d Hoạt động phát triển nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp, bao gồm trồng lúa, hoa màu và trồng cây ăn quả, tạo ra cảnh quan nông nghiệp Trong đó, hoạt động trồng lúa và hoa màu chủ yếu tập trung tại dải chuyển tiếp chân núi, ruộng bậc thang ở các khu vực đồi thấp Diện tích này ở các xã Minh Quang, Khánh Thượng, Nghe Ngoài, xóm Xoan, xóm Cuống xã Vân Hòa người dân chủ yếu trồng miến dong, sắn, và một số hoa màu khác là những cây vừa có tác dụng bảo vệ đất không bị xói mòn vừa có giá trị sản

xuất cao Trên địa hình các bề mặt bằng phẳng trên đá phiến sét ở Cẩm Phương, Mỹ Đức, Gò Sống ở xã Tản Lĩnh, trên các địa hình gò đồi thoải của xã Ba Trại, xã Yên Bài người dân chủ yếu trồng các trang trại chè, nông trường dứa Hệ thống cây ăn quả trồng xen kẽ trong các hộ dân cư với quy mô vườn cây ăn quả nhỏ

Ngoài các cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây trồng có diện tích lớn là lúa nước, sắn, khoai lang, khoai sọ, củ tím, củ từ, các loại đậu, lạc, vừng, các loại

rau, rau muống, cải, xu hào, cải bắp, cà chua, mướp, dưa hấu, bầu, bí Các cây trồng hoa màu này được tập trung ở các thềm bậc 1, các bãi bồi ven sông suối

Ảnh 2 6: Trồng lúa nước ở các vùng trũng thấp, bãi bồi ven sông suối và trồng chè trên các gò đồi ở xã Yên Bài

Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp có tác động trực tiếp tới tài nguyên đất và thể hiện ở hai mặt:

- Tích cực: Cải tạo đất như bón phân, tưới tiêu giúp tăng độ phì cho đất, tăng độ ẩm và khả năng cung cấp nước cho cây trồng

- Tiêu cực: Khai thác triệt để không để cho đất có thời gian phục hồi dẫn đến đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ phì thấp

2 2 2 Sự phân bố của mạng lưới quần cư

Ba Vì là một vùng đất cổ, bán sơn địa với diện tích trên 428 km2 với địa hình đa dạng cả đồng bằng, núi thấp và vùng đồi Với sự đa dạng về cảnh quan tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc khác nhau sinh sống Trên địa bàn toàn

huyện có khoảng trên 26 vạn người gồm 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Dao

(trong đó có trên 2,2 vạn người thuộc dân tộc Mường và dân tộc Dao) và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Thái, Cống, Sán Chỉ ( có 01 người), Êđê, Khme và Cao Lan (có 01 người)

Mật độ dân số trung bình là 435 người/km2 (mật độ trung bình của huyện Ba Vì là 572 người/km2) (số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Ba Vì)

Dân cư phân bố rải rác trong khu vực vùng đệm nằm ở chân núi Ba Vì, tuy nhiên tập trung nhất vẫn ở các trung tâm du lịch và các nông trường ở vùng đệm núi Ba Vì Chỉ có dân tộc Dao là sinh sống trên sườn núi ở độ cao 600 – 700m Tuy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w