Các quá trình địa mạo hiện đại ở khu vực núi Ba Vì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 88 - 89)

Là một khối núi thấp dạng vòm được thành tạo chủ yếu bởi đá phun trào, đá phiến và cát bột kết, núi Ba Vì nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nền nhiệt cao và lượng mưa khá dồi dào, lượng mưa trung bình là 1800 – 2000mm đã thúc đẩy quá trình phong hóa đá phát triển Các quá trình hoạt động ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ làm biến đổi bề mặt đã tạo nên sự đa dạng của địa hình Các bề mặt địa hình ở những độ cao khác nhau được quan sát thấy hiện nay ở khu vực này là kết quả của quá trình xâm thực – bóc mòn mạnh mẽ đã xảy ra trong quá khứ Hiện nay quá trình này vẫn đang diễn ra một cách tự nhiên, tuy nhiên do sự tác động của con người vào lớp phủ đã làm cho tốc độ các quá trình này diễn ra mạnh mẽ

- Quá trình xâm thực – bóc mòn: Xảy ra do tác động của các dòng chảy tạm thời, thường vào mùa mưa Quá trình này xảy ra ở những nơi có địa hình đồi và đồng bằng xen đồi, gây ra hiện tượng đất bị cắt cụt, bào mòn trở thành bãi đất bị xói mòn trơ sỏi đá nhiều nơi bị bóc đi hoàn toàn làm cho tầng đá ong trực tiếp lộ ra ngoài mặt đất, tạo nên các bề mặt bị laterit hóa Nguyên nhân chính ở đây là do con người đã tàn phá thảm thực vật rừng tự nhiên, thay vào đó là thảm thực vật rừng trồng và cây ăn quả thưa thớt Mưa rơi đã tác động trực tiếp vào lớp đất trên cùng và cuốn theo sườn dốc gây xói mòn rửa trôi bề mặt

- Quá trình tích tụ: Song song với quá trình xâm thực – bào mòn là quá trình

tích tụ vật liệu Vật liệu bị bóc tách khỏi bề mặt được vận chuyển theo độ dốc sườn và được tích tụ ở chân các sườn dốc bởi quá trình tích tụ và hình thành nên các vạt sườn tích Ở khu vực Ba Vì, các bề mặt này chạy men theo chân núi và hình thành các bề mặt tích tụ tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen Các bề mặt này khá thoải, vật liệu mịn, rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đồng thời dạng địa hình này rất có khả năng tìm kiếm khai thác vàng sa khoáng

- Quá trình trượt lở: Địa hình khu vực núi Ba Vì chủ yếu từ 200 trở lên,

nhiều nơi có sườn dốc trên 450 Độ dốc lớn kết hợp với sự gắn kết của các đá yếu, lớp phủ deluvi mỏng đã gây ra quá trình trượt lở Quá trình này đã tạo ra vô số các nón đá lở, trượt đất Các dòng chảy cũng chuyển tải nhiều sản phẩm vụn tạo ra các nón phóng vật là các đám tích tụ aluvi trong đáy thung lũng, nhiều nơi ở ngay chân

sườn dốc xuất hiện các tảng đá lăn có kích thước lớn, từ 100cm đến vài mét như ở khu vực Đền Trung, thôn Víp xã Minh Quang

Ảnh 3 7: Sản phẩm coluvi ở khu vực Đền Trung do quá trình trượt lở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w