Đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 89 - 106)

Theo cơ sở lý thuyết địa mạo – thổ nhưỡng, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh thổ nhưỡng đồng thời đánh giá các quá trình tạo hình thái bao gồm quá trình tích tụ, quá trình vận chuyển, làm tổn thất và quá trình biến

đổi Từ việc đánh giá tổng hợp, có thể xây dựng bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng với 28 đơn vị cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng trên 3 kiểu cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng:

1 Kiểu cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng núi trung bình và thấp:

 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên bề mặt đỉnh núi Ba Vì (cao 1000 – 1200m) (Bs1 Hk)

Tầng đất dày 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt nặng, độ dốc 12 - 200 phát triển trên bề mặt đỉnh núi Ba Vì (1000 – 1200m) Do được bảo vệ bởi thảm thực vật rừng, quá trình hình thành thành đất đang tiếp tục phát triển, cân bằng với quá trình tạo hình thái (quá trình bóc mòn, rửa trôi), quá trình mùn hóa diễn ra

 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên bề mặt san bằng cao 800 – 900m (Bs2 Hk)

Thành phần cơ giới thịt nặng, độ dốc bề mặt 8 – 120, tầng đất dày 50 – 70cm Do được bảo vệ bởi thảm thực vật rừng, quá trình hình thành thành đất đang tiếp tục phát triển, cân bằng với quá trình tạo hình thái (quá trình bóc mòn, rửa trôi), quá

 Đất vàng đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên bề mặt san bằng cao 400 – 600m (Bs3 Fk)

Đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng này phát triển trên bề mặt san bằng cao 400 – 600m ở coste 400, coste 600 Bề mặt thoải, độ dốc khoảng 8 – 120, tầng đất dày 70 – 100cm, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt san bằng cao 200 – 300m (Bs4 Fa)

Trên bề mặt san bằng ở Vườn bảo tồn gen các loài xườn rồng ở độ cao 200m, và một số bề mặt khác có độ cao 200 – 300m, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, dày 70 – 100cm, dốc 8 – 120 Quá trình hình thành đất tiếp tục phát triển, cân bằng với quá trình tạo hình thái

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên sườn trọng lực núi Ba Vì dốc trên 450 (S7 Fa)

Trên sườn có độ dốc lớn trên 350, quá trình trọng lực gây ra bóc mòn trượt lở, tầng đất mỏng do bị rửa trôi từ 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình Quá trình rửa trôi, xói mòn tầng đất mặt mạnh mẽ và bị trẻ hóa liên tục

 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên sườn bóc mòn cao trên 1000m, dốc trên 300 (S8 Hk)

Quá trình mùn hóa diễn ra nhưng sản phầm của quá trình này bị vận chuyển xuống chân sườn do sườn dốc trên 250 nên tầng đất mỏng khoảng 30 – 60cm phát triển trên đá macma bazơ và trung tính Phát triển quá trình sườn trọng lực nhanh

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên sườn bóc mòn cao dưới 1000m, dốc trên 300 (S8 Fa)

Hình thành trên các sản phẩm thô của sườn trọng lực dốc trên 250, trên đá phun trào riolit thuộc hệ tầng Viên Nam, phân bố ở sườn núi Ba Vì trên độ cao 300 đến dưới 1000m Phát triển quá trình sườn trọng lực nhanh Đất bị xâm thực rửa trôi, trẻ hóa liên tục Tầng đất mặt bị cắt cụt nên rất mỏng chỉ 30 – 50cm, có đá lẫn 25 – 50%, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 (S9 Fa)

Loại đất này phân bố ở sườn núi Ba Vì, hình thành trên loại đá phun trào riolit hệ tầng Viên Nam Quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh, đất bị rửa trôi tầng mặt Độ dày tầng đất rất mỏng chỉ 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình

* Điểm khảo sát VH04: Điểm tả thuộc xóm Xoàn, xã Vân Hòa

Đá mẹ là các thành tạo phun trào magma axit của hệ tầng Viên Nam, dạng

địa hình sườn ven suối Ổi độ dốc 3 – 80, điều kiện ẩm do nước mưa và hoạt động của sông suối, thảm thực vật hiện tại gồm trảng cỏ và cây bụi ven suối

Đặc điểm hình thái phẫu diện và đặc tính lý hóa của tầng đất: - Tầng 0 – 1cm: lá cây, xác cỏ đang phân hủy

- Tầng 0 – 51cm: Về đặc điểm hình thái học đất có màu nâu vàng, rất ẩm, 40 – 50 % độ rễ, kiến trúc hạt to 4 – 5mm, đất rất tơi xốp, 20 – 30% đá lẫn, có xuất hiện hang kiến, hang giun Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ đến trung bình, đất có hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,1%) Tầng chuyển tiếp rõ rệt xuống tầng mẫu chất theo độ đá lẫn

- Tầng sâu hơn 51cm là tầng mẫu chất

Kết luận tên đất theo phát sinh: Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit (Fa) trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300, đất thịt nhẹ, độ dốc cấp 2, tầng dày cấp 3,

đá lộ đầu tập trung: S9 Fa

Ảnh 3 8: Phẫu diện đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên đá riolit trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 VH04 ở xóm Xoàn, xã Vân Hòa [23]

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 (S9 Fs)

Phân bố trên sườn dốc 20 – 250 ở khu vực sườn núi Đồng Dơi xã Yên Bài, thành phần vật chất cấu tạo bởi đá phiến sét thuộc hệ tầng Cò Nòi Phát triển quá trình xâm thực – bóc mòn Đất bị xâm thực, nhiều nơi bị rửa trôi, xói mòn trơ đá

gốc Độ dày tầng đất rất mỏng chỉ 30 – 50cm có đá lẫn 25 – 50% do vật liệu lăn từ đỉnh núi xuống, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit nâu vàng trên đá vôi trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 (S9 Fn)

Trên thành tạo sườn dốc 20 – 250, thành phần vật chất cấu tạo bởi đá phiến sét vôi thuộc hệ tầng Bản Diệt phân bố ở khu vực núi Gia Dê phía Tây xã Yên Bài Phát triển quá trình xâm thực – bóc mòn Đất bị xâm thực, nhiều nơi bị rửa trôi, xói mòn trơ đá gốc Độ dày tầng đất rất mỏng chỉ 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200 (S10 Fa)

Loại đất này phân bố ở các núi sót sườn dốc 12 – 200 phía Đông xã Yên Bài, Vân Hòa, hình thành trên loại đá phun trào riolit hệ tầng Viên Nam Quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh, đất bị rửa trôi tầng mặt Độ dày tầng đất mỏng chỉ 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình

* Điểm khảo sát VH05: xóm Xoan – Vân Hòa

Đặc điểm thạch học là các thành tạo đá magma phun trào axit đang phong hóa thuộc hệ tầng Viên Nam Dạng địa hình sườn dốc 12 –200, độ cao tuyệt đối 75 – 80m Điều kiện ẩm chủ yếu do mưa, thảm thực vật là quần hệ rừng trồng với loại cây chiếm ưu thế là keo tai tượng, keo lá chàm, ngoài ra còn có thảm cây bụi nhỏ, cỏ sát bề mặt đất

Đặc điểm hình thái phẫu diện và đặc tính lý hóa của tầng đất: - Tầng 0 – 2cm: lá keo, cỏ khô

- Tầng 2 – 30cm : Về đặc điểm hình thái học, đất có màu vàng nâu, hơi ẩm, có 5 – 7 % độ rễ cây, kiến trúc hạt vừa 3 – 4mm, đất rất chặt, hơi mịn, có hang kiến Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có hàm

lượng mùn trung bình (OM = 2,01 %) Chuyển tiếp từ từ xuống tầng dưới theo màu sắc và độ đá lẫn

- Tầng 30 – 65cm: Về đặc điểm hình thái học, đất màu vàng đỏ, hơi ẩm, có 3 – 4 % độ rễ cây, kích thước hạt vừa, đất rất chặt, mịn, xuất hiện 5 – 7% độ đá lẫn Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới đất thịt trung bình, đất có hàm lượng mùn thấp (OM = 0,95 %) Tầng có sự chuyển tiếp xuống tầng dưới theo màu sắc và độ đá lẫn

- Tầng sâu hơn 65cm là tầng đá mẹ

Kết luận: Tại điểm khảo sát VH05 đất là đất vàng đỏ phát triển trên đá ryolit (Fa) trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200, đất thịt trung bình, độ

dốc cấp IV, tầng dày cấp 3, đá lộ đầu rải rác: S10 Fa

Ảnh 3 9: Phẫu diện đất vàng đỏ trên đá riolit trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200 tại điểm khảo sát VH05 ở xóm Xoan, xã Vân Hòa [23]

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200 (S10 Fs)

Hình thành trên đá cát bột kết, đá phiến sét của hệ tầng sông Bôi phân bố ở phía Tây xã Ba Trại Quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh, đất bị rửa trôi tầng mặt Độ dày tầng đất mỏng chỉ 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit nâu vàng trên đá vôi trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200 (S10 Fn)

Trên núi sót được thành tạo bởi đá phiến sét vôi thuộc hệ tầng Bản Diệt phân bố ở phía Tây xã Khánh Thượng, các núi sót dốc 12 – 200 Do thảm rừng trồng thưa thớt, quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh, đất bị rửa trôi tầng mặt Độ dày tầng đất mỏng chỉ 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit sườn xâm thực dọc khe suối, dốc 20 – 300 (S11 Fa)

Trên sườn dốc của suối khoét sâu, phát triển quá trình xâm thực mạnh mẽ, dốc 20 – 250, tầng đất mỏng 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình Sườn bị xâm thực khoét sâu trên đá macma axit, phun trào riolit Đất bị rửa trôi, xói mòn

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét sườn xâm thực dọc khe suối, dốc 20 – 300 (S11 Fs)

Trên sườn dốc của suối khoét sâu, phát triển quá trình xâm thực mạnh mẽ, dốc 20 – 250, tầng đất mỏng 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình Sườn bị

xâm thực khoét sâu trên đá cát bột kết, đá phiến sét vôi hệ tầng Bản Diệt, đất bị rửa trôi, xói mòn

2 Kiểu cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng đồi và gò thoải:

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt pediment cao 60 – 120m (P5 Fa)

Đất bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt và trẻ hóa liên tục, độ dốc bề mặt từ 12 – 200, tầng đất bị cắt cụt còn khoảng 50 – 70cm Hình thành trên đá phun trào axit với thành phần chủ yếu là riolit, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên bề mặt pediment cao 60 – 120m (P5 Fs)

Đất có độ phì nhiêu trung bình thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ dày 50 – 70cm, dốc từ 8 - 200 Đất này hiện tại đang bị xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mặt bị trẻ hóa liên tục

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt pediment cao 40 – 50m (P6 Fa)

Đất bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt và trẻ hóa liên tục, độ dốc bề mặt từ 8 – 120, tầng đất bị cắt cụt còn khoảng 50 – 70cm Hình thành trên đá phun trào axit với thành phần chủ yếu là riolit, thành phần cơ giới thịt trung bình

* Tại điểm khảo sát VH01: xóm Xoan, xã Vân Hòa

Đá mẹ là các thành tạo magma phun trào hệ tầng Viên Nam Dạng địa hình chân sườn với độ dốc 8 – 150) Điều kiện ẩm do mưa và tưới tiêu, thảm thực vật là quần hệ cây trồng hàng năm như sắn, ngô…

Đặc điểm hình thái phẫu diện và đặc tính lý hóa của tầng đất:

+ Tầng 0 – 16cm: Về đặc điểm hình thái học, đất màu vàng nâu, hơi ẩm, độ rễ cây 25 - 30%, đất xốp, kiến trúc hạt vừa 1 - 3mm, có hang kiến Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình đến nặng, đất có hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,7 %) Tầng có sự chuyển tiếp từ từ xuống tầng dưới theo màu sắc

+ Tầng 16 – 34cm: Về đặc điểm hình thái học, đất màu vàng đỏ, ẩm, 10 - 15% độ rễ cây, đất tơi xốp, kiến trúc hạt vừa, có hang kiến và giun Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,7 %) Chuyển tiếp xuống tầng dưới theo màu sắc và thành phần cơ giới

Ảnh 3 10: Phẫu diện đất vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt pediment cao 40 – 50m tại điểm khảo sát VH01 ở xóm Xoan, xã Vân Hòa [23]

+ Tầng 34 – 80cm: Về đặc điểm hình thái học, đất có màu vàng đỏ đậm, ẩm, 5 - 10% độ rễ cây, đất thịt trung bình, kiến trúc hạt nhỏ đến vừa, đất chặt,

không có hang hốc động vật Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có hàm lượng mùn thấp (OM = 1,75 %) Tầng có sự chuyển tiếp rõ rệt xuống tầng mẫu chất

+ Tầng sâu hơn 80cm là tầng đá mẹ đang phong hóa

Kết luận: Tại điểm khảo sát VH01 loại đất là đất vàng đỏ trên đá ryolit (Fa) trên bề mặt pediment cao 40 – 50m, đất thịt trung bình, độ dốc cấp III, tầng dày cấp 2: P6 Fa

 Đất feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước trên bề mặt pediment cao 40 – 50m (P6 Fl)

Đất bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt và trẻ hóa liên tục, độ dốc bề mặt từ 3 – 80, tầng đất bị cắt cụt còn khoảng 50 – 70cm Hình thành trên đá phun trào axit với thành phần chủ yếu là riolit, thành phần cơ giới thịt trung bình

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên bề mặt pediment cao 40 – 50m (P6 Fs)

Đất có độ phì nhiêu trung bình thấp, hàm lượng mùn, lân, kali dễ tiêu trong đất trung bình, lượng magie, canxi thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ dày 70 – 100cm, dốc dưới 30 Đất này hiện tại đang bị xói mòn rửa trôi mạnh nên trong quá trình canh tác cần có biện pháp chống xói mòn và bổ sung lượng phân hữu cơ để cải tạo đất

* Điểm khảo sát TL01: thôn Tân Phương, xã Tản Lĩnh

Đá mẹ là đá phiến sét đang phong hóa thuộc hệ tầng sông Bôi, dạng địa hình là bề mặt tương đối bằng phẳng (0 – 30), ở độ cao 20 – 25m, ven khu vực hồ Suối

Hai Kiểu độ ẩm do mưa và do hoạt động của hồ Suối Hai Thảm thực vật đặc trưng là rừng trồng với cây gỗ bạch đàn chiếm ưu thế, ngoài ra còn có cây bụi: họ trinh

nữ, cỏ hôi…

Đặc điểm hình thái phẫu diện và đặc tính lý hóa của tầng đất: - Tầng 0 – 2cm: xác cỏ, lá bạch đàn khô rụng

- Tầng 2 – 18cm: Về đặc điểm hình thái học, đất có màu nâu vàng, ẩm, độ rễ cây 15 – 20% bao gồm rễ cỏ và bạch đàn, đất chặt, không xốp, kích thước hạt vừa, xuất hiện kết von 5 – 10%, có hang kiến Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới là

đất thịt trung bình đến nặng, đất có hàm lượng mùn trung bình (OM = 2,01%) Tầng có sự chuyển tiếp xuống tầng dưới theo màu sắc và độ lẫn

- Tầng 18 – 50cm: Về đặc điểm hình thái học, đất nâu vàng đậm, ẩm, độ rễ cây 10 – 15% chủ yếu là rễ bạch đàn, đất chặt vừa, kiến trúc hạt nhỏ, mịn, tỷ lệ kết von 10 – 12% Về đặc tính vật lý, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình đến nặng, đất có hàm lượng mùn thấp (OM = 1,65 %) Tầng chuyển tiếp từ từ xuống tầng dưới theo màu sắc và độ rễ cây

- Tầng 50 – 75cm: Về đặc điểm hình thái học, đất có màu nâu, rất ẩm, độ rễ cây 2 – 3%, đất chặt vừa, xốp, kiến trúc hạt nhỏ, tỷ lệ kết von 5 – 10% Thành phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 89 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w