15 Lớp phủ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 56 - 58)

Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất: thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng…) cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn – vật chất hữu cơ chủ yếu của đất Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối… cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất

Học thuyết phát sinh của Đokutraev đã chỉ ra rằng sinh vật là một trong 5 yếu tố chính trong việc hình thành đất Bởi lẽ các nhân tố khác góp phần vào việc hình thành vỏ phong hóa, cung cấp chất vô cơ, nhưng nếu không có thành phần hữu

hiện hàng loạt các chu trình chuyển hóa vật chất, trao đổi dinh dưỡng và dòng năng lượng để tạo nên sự phát triển và độ phì nhiêu của đất mà trong đó mọi hoạt động của thực vật và vi sinh vật trong đất giữ vai trò quyết định Trong đó thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đất và sự hình thành đất, thực vật tổng hợp ra các chất hữu cơ cho đất từ những chất vô cơ ở đất và khí quyển, cung cấp vật chất hữu cơ cho đất dưới dạng cành khô, lá rụng, thực hiện chu trình tuần hoàn oxy, cacbon, nitơ, nước… Thực vật càng phát triển phong phú về số lượng, thành phần thì khi chết đi chúng để lại trong đất càng nhiều chất hữu cơ làm giàu cho đất Rễ của chúng có tác dụng giữ nước, hạn chế rửa trôi các thành phần dinh dưỡng trong đất Nếu thực vật bị tàn phá, độ che phủ không còn, hệ sinh thái sẽ bị phá hủy, mặt đất sẽ khô cằn, chất dinh dưỡng bị rửa trôi, cuối cùng là đất, nguồn nuôi sống con người sẽ bị thoái hóa

Thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú và đa dạng phân bố theo đai cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khá rõ nét Hệ thực vật ở đây đều có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới

Từ đường đồng mức 100m trở xuống là khu vực sườn, chân sườn núi thấp, đồi Người dân tiến hành trồng và khai thác rừng sản xuất vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất, tạo cảnh quan sinh thái đồng thời tạo nguồn nguyên liệu phục vụ đời sống người dân Ở các xã Minh Quang, Khánh thượng chủ yếu người dân trồng miến rong và sắn trên các đồi dốc

Ảnh 2 1: Thảm thực vật ở xã Minh Quang Ảnh 2 2: Vườn cây ăn quả ở xã Vân Hòa

Phân bố với diện tích rải rác nhỏ hẹp theo hộ gia đình là diện tích cây ăn quả được trồng ở xã Vân Hòa là 391,04ha năm 2009 gồm vải, nhãn, bưởi… ngoài ra

còn có chè xanh và chè đắng trồng trong vườn nhà (nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Ba Vì)

Ở vùng gò đồi thảm thực vật trồng chủ yếu gồm sắn, chè, dứa, keo, củ đót và một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, táo, cam, quýt,…

Thực vật tự nhiên ở các vùng đồi trọc hiện còn có như cỏ chỉ, cỏ lau, sim, mua, cỏ tranh… và một số cây bụi khác

Nhìn chung thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng trồng và các cây công

nghiệp hàng năm Tuy nhiên nhiều nơi vẫn lộ trơ sỏi đá, đất bị xói mòn nghiêm trọng hình thành các khe rãnh sâu

Do thảm thực vật và các biện pháp canh tác không hợp lý nên dưới sự ảnh

hưởng của điều kiện khí hậu, thủy văn làm tăng khả năng bốc hơi và thúc đẩy nhanh quá trình hình thành kết von, đá ong hóa trên hầu hết các loại đất canh tác và đất trống đồi trọc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w