Sự phân bố của mạng lưới quần cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 67 - 69)

Ba Vì là một vùng đất cổ, bán sơn địa với diện tích trên 428 km2 với địa hình đa dạng cả đồng bằng, núi thấp và vùng đồi Với sự đa dạng về cảnh quan tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc khác nhau sinh sống Trên địa bàn toàn

huyện có khoảng trên 26 vạn người gồm 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Mường, Dao

(trong đó có trên 2,2 vạn người thuộc dân tộc Mường và dân tộc Dao) và một số dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Thái, Cống, Sán Chỉ ( có 01 người), Êđê, Khme và Cao Lan (có 01 người)

Mật độ dân số trung bình là 435 người/km2 (mật độ trung bình của huyện Ba Vì là 572 người/km2) (số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Ba Vì)

Dân cư phân bố rải rác trong khu vực vùng đệm nằm ở chân núi Ba Vì, tuy nhiên tập trung nhất vẫn ở các trung tâm du lịch và các nông trường ở vùng đệm núi Ba Vì Chỉ có dân tộc Dao là sinh sống trên sườn núi ở độ cao 600 – 700m Tuy

Vườn Quốc gia mà người Dao đã được di cư xuống chân núi thuộc các thôn Hợp Nhất, bản Yên Sơn của xã Ba Vì

Mạng lưới quần cư ở đây chủ yếu là quần cư nông thôn Dân cư tập trung dọc ven các đường quốc lộ, ven sông suối hình thành các kiểu quần cư dạng dải, hoặc một số nơi người dân sống tập trung trên các gò đồi cao có bề mặt tương đối bằng phẳng

Ảnh 2 7: Quần cư nông thôn dạng dải sống dọc ven các sông suối

2 2 3 Hệ thống chính sách phát triển kinh tế và chính sách bảo vệ chống

xói mòn đất

Ba Vì là một huyện miền núi của thủ đô Hà Nội, với các tiềm năng về tự nhiên và kinh tế xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế huyện Đặc biệt tiềm năng phát triển du lịch và phát triển ngành nông lâm nghiệp là rất lớn, Ba Vì đã trở thành một huyện du lịch miền núi của thủ đô Hà Nội với ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch và chăn nuôi

Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt Trong khu vực nghiên cứu có nhiều cơ quan doanh nghiệp du lịch đóng trên địa bàn đã tạo điều kiện cho nhân dân địa phương được mở mang giải trí, nâng cao đời sống, trình độ dân trí, giải quyết vấn đề lao động và việc làm tăng thu nhập cho nhân dân địa phương Các chính sách xóa đói giảm nghèo 135 cũng được chính quyền địa phương triển khai thực hiện giúp đỡ các xã miền núi đặc biệt khó khăn, trong đó có các thôn miền núi ở xã Khánh Thượng là Thôn Mít, thôn Bắc Còn Chèm

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 6030/UBND – NNNT giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành có liên quan của TP nghiên cứu Quy

hoạch bảo vệ và Phát triển rừng huyện Ba Vì đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng của Hà Nội không nhiều, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ trồng rừng trên đồi núi trọc, trồng cây phân tán trong nhân dân, thay thế vườn tạp bằng cây ăn quả, bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn như: Rừng Quốc gia Ba Vì, khu vực xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Sóc Sơn Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn thành phố là 29 171,3ha, trong đó, rừng sản xuất là 13 982,9ha, rừng phòng hộ là 5 034,2ha và rừng đặc dụng là 10 154,2ha

Cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, các lãnh đạo Huyện, Thành phố đã quan tâm hỗ trợ bảo vệ môi trường, nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường đã được đưa ra và thực hiện Hiện nay trên địa bàn khu vực nghiên cứu đã có hệ thống thu gom rác thải, xây dựng các hương ước bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w