11 Đặc điểm địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 79 - 88)

3 1 1 1 Địa hình bóc mòn tổng hợp

Biểu hiện của các dạng địa hình bóc mòn tổng hợp là các bề mặt đỉnh chịu tác động của quá trình san bằng bề mặt đã xảy ra trong quá khứ

1 Các b mt san bng

Khối núi Ba Vì có dạng đẳng thước với đỉnh cao nhất đạt xấp xỉ 1300m Độ cao của núi giảm dần ra xung quanh tạo nên một số "bậc" địa hình đặc trưng với các đỉnh cao 1000 – 1200m; 800 – 900m; 400 – 600m và 200 – 300m Các bậc địa hình trong vùng nghiên cứu được thể hiện dưới dạng những mảnh sót khá bằng phẳng trên phạm vi đường phân thuỷ và trên các sườn với hình thái như những vai núi Chẳng hạn như các đỉnh cote 400, cote 600 Ba Vì trên đó một bề mặt bằng phẳng khá lý tưởng là nơi xây dựng những biệt thự nghỉ mát của bọn thực dân Pháp trước đây và bây giờ thành nhà nghỉ mát của nhân dân khu vực thủ đô Hà Nội

Các bậc địa hình bằng phẳng này tương ứng với các bậc có cùng độ cao ở các khu vực khác chúng được thiết lập trên các cấu trúc địa chất khác nhau và được hình thành do các tác nhân ngoại sinh, các bậc đó chính là di tích của các bề mặt san bằng có tuổi khác nhau

a Bề mặt san bằng cao 1000 – 1200m có tuổi Miocen giữa (N12) (1) và bề mặt san bằng cao 800 - 900m có tuổi Miocen muộn (N13) (2):

Các bề mặt này có diện tích rất nhỏ hẹp, chúng tồn tại ở đỉnh núi Ba Vì, trên đá phun trào riađaxit Sự tồn tại của bề mặt này minh chứng cho quá trình nâng cao địa hình ở vùng nghiên cứu Bề mặt những bậc địa hình này khá bằng phẳng có

dạng bậc trên sườn và đỉnh phân thuỷ Các thời kỳ san bằng để tạo những bề mặt san bằng ấy là rất quan trọng, chúng là một trong nhiều yếu tố để phá huỷ các mỏ vàng gốc trên sườn núi Ba Vì tạo một nguồn vật chất lớn cung cấp cho việc thành tạo các mỏ sa khoáng ở các trũng và thung lũng dưới chân núi Ba Vì

Bề mặt này còn tồn tại dưới dạng những bề mặt sót, có thể thấy một bề mặt khá điển hình cho mức san bằng này là đỉnh cốt 600 Ba Vì, đây là một khu vực rộng tới vài trăm mét vuông, bề mặt bằng phẳng, ở độ dốc khoảng 3 – 120, lớp vỏ phong hóa mỏng

c Bề mặt san bằng cao 200 - 300m có tuổi Pliocen muộn (N22) (4):

Bề mặt này phổ biến trong khu vực nghiên cứu đó là những bề mặt đồi khá

bằng phẳng như ở các đồi Xoan, đồi Xóm Sui, đồi Suối Bagô (tên các đồi ở gần một địa danh có trên bản đồ) Ở các đồi này do bóc mòn tăng gia mạnh, nên bề mặt có dạng hơi lồi, các đồi kéo dài thành dải viền quanh chân núi, và bị phân cắt với

những đoạn bằng phẳng kéo dài tới vài chục mét trên đường chia nước, sườn đồi có độ dốc từ 10 – 150

d Bề mặt pediment cao 60 – 120m tuổi Pleixtoxen sớm (Q11) (5):

Đây là bề mặt phát triển rộng trên diện tích các gò đồi, là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, phân bố ở chân núi Đồng Dơi xã Yên Bài, một số ít ở Minh Quang và Vân Hòa Quá trình hình thành bề mặt chủ yếu do hoạt động rửa

trôi bề mặt do nước mưa khí quyển và xâm thực yếu (giai đoạn tạo máng xói) Quá trình này tạo ra trong bề mặt chỗ bị rửa trôi, chỗ được tích tụ tạo cho bề mặt càng

ngày càng mềm mại Bề mặt này dân cư tập trung đông đúc, các loại hình nông nghiệp trồng màu, lúa nước

e Bề mặt pediment cao 40 – 50m tuổi Pleixtoxen giữa (Q12) (6):

Bề mặt pediment phát triển trên đá cát bột kết, đá phiến sét của hệ tầng Sông Bôi (T2 – 3 sb) và đá phun trào riodaxit của hệ tầng Viên Nam (T1 vn) Hiện nay bề mặt này bị phong hóa mạnh mẽ, độ dốc của bề mặt này khoảng 3 – 80

2 B mặt sườn

Các quá trình sườn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển vật chất, sản phẩm của quá trình phong hoá và các sa khoáng được giải phóng khỏi mỏ gốc (nếu có) xuống các trũng và thung lũng, có điều kiện tích đọng các sản phẩm ấy Về mặt hình thái có thể phân chia ra sườn lồi, sườn lõm còn về nguồn gốc thì tuỳ theo các qúa trình ngoại sinh ngự trị trên bề mặt sườn mà phân ra các sườn xâm thực, sườn rửa trôi

Dựa vào nguồn gốc phát sinh, trong khu vực nghiên cứu có thể phân ra các loại sườn sau:

- Sườn trọng lực với quá trình trượt lở, dốc trên 450; - Sườn bóc mòn, dốc trên 300;

- Sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300;

- Sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200; - Sườn xâm thực dọc khe suối, dốc 20 – 300

a Sườn trọng lực với quá trình trượt lở, dốc trên 450 (7):

Loại sườn này chỉ phát triển thành một dải hẹp ở sườn sát đường chia nước của núi Ba Vì Sự phát triển trên đá phun trào riodaxit thuộc hệ tầng Viên Nam với độ dốc trên 450 Sự thành tạo sườn liên quan đến các hoạt động xâm thực giật lùi, cắt ngược vào mặt ép đá phun trào của các suối nhánh tác động vào đá cứng Sự xuất hiện của loại sườn này liên quan đến hoạt động nâng cao địa hình ở núi Ba Vì

b Sườn bóc mòn, dốc trên 300 (8):

Loại sườn này phân bố chủ yếu ở núi Ba Vì và núi Gia Dê Sườn có hình dạng lồi và thẳng, quá trình tạo sườn đã tạo ra ngay trên bề mặt sườn (ed Q) gồm

dăm, sét, cát bột thành phần dăm phụ thuộc vào đá mẹ Nhìn chung các bề mặt eluvi phát triển trên đá nền là đá phun trào (chủ yếu là đá phun trào từ trung tính đến axit, có chứa các mạch thạch anh – vàng – sunfua) Đây chính là nguồn vàng gốc cung

cấp cho sự tạo thành vàng sa khoáng ở các trũng và thung lũng suối

c Sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 (9):

Loại sườn này khá rộng ở sườn Đông núi Ba Vì thuộc xã Vân Hòa, sườn Đông núi Đồng Dơi xã Yên Bài và sườn tây núi Ba Vì thuộc xã Khánh Thượng, Minh Quang Trắc diện sườn thẳng hoặc lồi, độ dốc thay đổi từ 20 – 300 Bề mặt sườn có lớp vỏ phong hóa mỏng, thực vật phát triển Thung lũng suối cắt vào sườn này có đáy mở rộng dạng chữ U Đặc điểm kiểu sườn này cho thấy sườn này đã trải qua thời kỳ xâm thực mạnh, đến nay đã yếu dần đi

Ảnh 3 1: Sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 ở sườn Tây núi Ba Vì (xã Minh Quang)

Ảnh 3 2: Sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 – 300 ở sườn Đông núi Ba Vì (xã Vân Hòa)

d Sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 20 – 300 (10):

Loại sườn này phân bố ở một số nơi trên các núi sót, đồi sót nằm độc lập rải rác trên diện tích vùng đồi thềm của khu vực nghiên cứu Đặc điểm có độ dốc thay đổi từ 8 – 200, lồi và thẳng phát triển trên đá phun trào của hệ tầng Viên Nam (T1

vn)

Quá trình thành tạo sườn bóc mòn là sự tham gia đồng thời của quá trình bóc mòn, xâm thực (xâm thực giật lùi của suối) và trọng lực trên cùng một diện tích của sườn

Ảnh 3 3: Sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 20 – 300 ở xã Vân Hòa e Sườn xâm thực dọc khe suối, dốc 20 – 300 (11):

Sườn này phát triển ở dọc các khe suối ở sát đỉnh núi Ba Vì, sườn xâm thực đây có trắc diện lõm, độ dốc phổ biến 30 – 350 có nơi lên đến 450 Trên bề mặt này phát triển nhiều mương và rãnh xói

Các suối ở đây có dạng cành cây cắt sâu vào đá gốc, tạo thung lũng hẹp dạng chữ “V” Đáy các thung lũng này hầu như không có tích tụ, chỉ có các tảng kích thước khác nhau, có khi đến vài trăm mét khối sắp xếp hỗn độn Do chịu snhr hưởng của đứt gãy theo phương tây bắc – đông nam cắt dọc núi song song với

đường phân thủy, sườn xâm thực ở đây bị chia thành các đoạn sườn có độ dốc khác nhau, có nhiều thác ở nơi chuyển tiếp

3 1 1 2 Địa hình karst

- Sườn rửa lũa – hòa tan – đổ lở trên khối karst sót cao < 100m (12):

Dạng địa hình này chỉ có diện tích rất ít phân bố trên khối núi sót đá vôi sét thuộc hệ tầng Bản Diệt tuổi Cacbon – Pecmi (C3 – P1 bd2) ở núi Chẹ Sườn dốc và

thảm thực vật rất thưa thớt, hiện nay đá vôi ở đây đang bị khai thác làm vật liệu xây dựng

Ảnh 3 4: Sườn rửa lũa – hòa tan – đổ lở trên khối karst sót cao < 100m ở núi Chẹ (xã Khánh Thượng)

3 1 1 3 Địa hình dòng chảy

a Thềm xâm thực - tích tụ bậc I, tuổi cuối Pleistocen muộn (Q13b) (13):

Có độ nghiêng nhỏ hơn 30 cao từ 8 – 12m, phân bố ở ven sông Cò thuộc xã Yên Bài Do quá trình hoạt động xói mòn của dòng chảy, dải thềm này bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, nhiều mảnh tồn tại dưới dạng gò sót và các máng trũng là lòng sông cổ, mặt thềm không còn giữ được hình dạng ban đầu là bằng phẳng mà trở nên hơi lồi lõm phức tạp, bị rửa trôi, xói mòn bởi nhiều khe rãnh Bề mặt thềm được tích tụ từ những tích tụ bở rời gồm sét, bột, cát… của hệ tầng Vĩnh Phúc (aQ12

vp) Đất canh tác trên bề mặt này kém màu mỡ do xuất hiện tầng loang lổ đỏ, có khi xuất hiện cả đá ong

b Bãi bồi cao tuổi Holocen giữa (Q22) (14):

Bãi bồi được coi là một bộ phận của lòng sông, được hình thành do quá trình bồi đắp của sông, chủ yếu vào thời kỳ nước lũ Dạng địa hình này phân bố ở các gờ cao ven lòng của sông Đà Trong khu vực nghiên cứu dạng địa hình này thường

bằng phẳng, độ cao khoẳng 5 – 10m Thành phần chủ yếu là các vật liệu bột, sét, cát có lẫn ít cuội, sỏi

c Lòng sông và bãi bồi không phân chia (15):

Phân bố dọc theo các dòng chảy sông suối nhỏ trong vùng Thành phần vật chất bao gồm cát, bột, sỏi, cuội thuộc hệ tầng Thái Bình (aQ23 tb) với độ cao thay đổi từ 4 – 8m phân bố ở dọc sông Bơn, suối Quýt, suối Đon Vàng,

3 1 1 4 Các bề mặt tích tụ đa nguồn gốc

a Bề mặt tích tụ sườn tích – lũ tích tuổi Pleistocen giữa – muộn (dp Q12-3) (16):

Bề mặt này phân bố chủ yếu ở sườn Tây núi Ba Vì, là các bề mặt dốc thoải ở chân các bề mặt pediment cao 40 – 50m và bề mặt pediment cao 60 – 120m tuổi Pleistocen

b Bề mặt tích tụ sông – lũ tích tuổi Pleistocen giữa - muộn (ap Q12-3) (17):

Là những bề mặt bậc thềm 2 bao gồm những gò thoải có độ cao 15 – 30m phân bố ở xã Vân Hòa, Tản Lĩnh và Yên Bài với thành phần vật liệu ở dưới là cuội sỏi và trên là cát, bột, sét Sự thành tạo bề mặt tích tụ này liên quan với quá trình xâm thực bóc mòn mạnh vào Pleistocen giữa Quá trình này đã giải phóng vật liệu

hạt thô (cuội, tảng, sỏi, cát với chủ yếu cuội là thạch anh) mang đọn lại ven các sông suối, tạo nên tích tụ thềm với nguồn gốc hỗn hợp sông lũ Hiện nay bề mặt tích tụ này bị quá trình xâm thực chia cắt bởi các suối nhánh, khe xói và quá trình rửa

trôi do nước mưa trên mặt Chính quá trình chia cắt về sau này đã tạo cho bề mặt này có dạng gò lượn sóng hoặc gò riêng biệt Nhiều chỗ phần hạt mịn của bề mặt bị bóc đi để lộ ra phần hạt thô ở đáy ngay trển mặt địa hình hiện tại, rồi bề mặt này bị laterit hóa mạnh tạo thành tầng đá ong non

Ảnh 3 5: Bề mặt tích tụ sông – lũ tích tuổi Pleistocen giữa - muộn (xã Vân Hòa)

c Bề mặt tích tụ sông - hồ - đầm lầy tuổi Pleistocen muộn - Holocen (alm Q13 - Q2) (18):

Bề mặt này có diện tích khá rộng phân bố chủ yếu ở Hồ Suối Hai thuộc xã Tản Lĩnh và một số hồ ven Hồ Đồng Mô thuộc rìa đông xã Vân Hòa và Yên Bài trên địa hình vùng đồi thềm 2 và thềm 1 của sông Hồng Thành phần vật chất bao

gồm tầng trên cùng là sét nâu, tiếp đến là cao lanh và đáy là lớp dăm thạch anh Bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi Pleistocen nằm ở đáy các thung lũng, hiện nay được người dân sử dụng cấy lúa

d Bề mặt tích tụ sông - sườn tích – lũ tích tuổi Holocen (ad Q2) (19):

Bề mặt tích tụ này là các nón phóng vật cổ ở sát chân sườn núi thấp Chúng phân bố ở xóm Chóng, chân núi Đồng Dọi thuộc xã Yên Bài, ở xã Ba Trại và Hát Giang, Mỹ Lâm, Mỹ Khê thuộc xã Tản Lĩnh Thành phần cấu tạo của bề mặt này là các vật liệu của sườn tích (dăm, sạn) lẫn với cuội, cuội tảng, sỏi, cát sét của sông – lũ tích và có xu hướng càng lên phía trên của bề mặt thì thành phần hạt mịn tăng lên, hạt thô giảm dần

Ảnh 3 6: Bề mặt tích tụ sông - sườn tích – lũ tích tuổi Holocen 3 1 1 5 Địa hình tự nhiên – nhân sinh

- Đập chắn và hồ chứa nước (20):

Hồ trong khu vực nghiên cứu phát triển rất rộng rãi Hồ có thể được chia làm hai loại: hồ tự nhiên và hồ nhân tạo; hồ tự nhiên như hồ Ao Vua, hồ Tiên Sa…

Hồ nhân tạo là những hồ chứa nước Các hồ chứa nước đều được xây dựng trên cơ sở đắp chặn các thung lũng suối, hồ nhân tạo lớn nhất ở khu vực nghiên cứu phải kể đến là hồ Suối Hai, trước kia, khu vực Hồ Suối Hai vốn là nơi giao nhau của các nhánh sông chảy vào sông Tích, sau đó, người dân đắp đập chứa làm ngập toàn bộ lưu vực phía ngay trên đập, biến đổi môi trường sinh thái và tác động lớn đến quá trình hình thành đất ở đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi ba v 50ì (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w