Trước hết, Nhà nước, các bộ ngành
cần nghiên cứu để sửa đổi và ban hành các chính sách hỗ trợ hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa nhà trường với doanh nghiệp sát hơn với thực tiễn, phù hợp để thúc đẩy từng hình thức hợp tác cụ thể. Hiện nay, các chính sách của Việt nam chủ yếu đang tập trung vào việc gỡ bỏ và giảm thiểu những rào cản đối với toàn bộ quá trình thúc đẩy hợp tác đại học -
doanh nghiệp và một số chủ trương tạo động lực chung nhưng rất thiếu những chính sách cụ thể hóa để hỗ trợ hướng dẫn, những quy định cụ thể, cơ chế chính sách đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên đối với các hình thức và hoạt động hợp tác đại học - doanh nghiệp, và đối với cả 03 giai đoạn từ những hoạt động khởi đầu tiếp cận đến tiến trình xác định mô hình và hình thức hợp tác cũng như phần hợp tác toàn diện giữa 02 bên theo mục tiêu cụ thể.
Thứ hai, phải xây dựng được hệ sinh
thái kết hợp 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp và phát huy vai trò của cộng đồng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Các nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng ngoài những yếu tố trực tiếp thì hợp tác đại học - doanh nghiệp còn chịu tác động của những yếu tố khác từ nội bộ cũng như sức ép từ bên ngoài từ xã hội, chính quyền chi phối sự hình thành và phát triển của hoạt động hợp tác đại học - doanh nghiệp như chủ trương, chính sách nội bộ của các trường đại học, các doanh nghiệp, những đánh giá của xã hội về chất lượng, hiệu quả của dịch vụ, sản phẩm của các bên, đánh giá đóng góp xã hội của các tổ chức, chuyên gia, chính quyền.... Những yếu tố này tác động đến hiệu quả hoạt động của đại học – doanh nghiệp đặc biệt trong thời đại thông tin truyền thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động đời sống xã hội.
Một hệ sinh thái thuận lợi thúc đẩy hợp tác đại học - doanh nghiệp cần có vai trò của cộng đồng, tạo động lực và trực tiếp áp lực lên đại học cũng như doanh nghiệp thông qua các công cụ đánh giá và thông tin quảng bá đại chúng của Nhà nước. Do vậy,
Nhà nước không chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác đại học - doanh nghiệp thông qua các chính sách, cơ chế khuyến khích và các quy định đối với đại học và doanh nghiệp mà còn cần cung cấp các công cụ hiệu quả đánh giá hoạt động hợp tác đại học – doanh nghiệp cũng như quảng bá về vai trò của hoạt động hợp tác đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Thứ ba, Nhà nước cần xây dựng và
có chính sách hỗ trợ các mô hình hợp tác đại học - doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và văn hóa, hoàn cảnh Việt Nam, đặc biệt đầu tư để xây dựng những nhóm nghiên cứu mạnh tầm quốc gia trong các trường đại học lớn, có sự dẫn dắt của các nhà khoa học đầu ngành, với những chính sách đặc biệt thông thoáng nhất, mức đầu tư thỏa đáng nhất, điều kiện ưu đãi tốt nhất cho các nhóm nghiên cứu mạnh và hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp để từ đó xuất hiện những trung tâm xuất sắc, dẫn dắt một số lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn của quốc gia.
Thứ tư, có chính sách đột phá hỗ trợ
các doanh nghiệp, các trường đại học Việt Nam hợp tác với các đại học lớn, các tập đoàn R&D lớn của thế giới.
Cuối cùng, Nhà nước cần ban hành
chính sách đột phá trong việc trọng dụng, thu hút nhân tài trong và ngoài nước, đặc biệt các trí thức Việt kiều tham gia vào các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước để tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế với các đại học hàng đầu, các nhà khoa học hàng đầu của nước ngoài (bài học thành công thu hút nhân tài từ Trung Quốc, Hàn Quốc,…).
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CHO TĂNG CƯỜNG GẮN KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG CÁC CƠ SỞ GDĐH VÀ GDNN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC, KINH DOANH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC,
NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HỘI NHẬP
GS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC