Đưa môn học “Cơ bản về Tài nguyên giáo dục mở” với nội dung cấp phép mở như là một môn học bắt

Một phần của tài liệu 20210331_092600_3-Ban_tin_Qui_3_nam_2020 (Trang 40)

với nội dung cấp phép mở như là một môn học bắt buộc và có tín chỉ

Sự phê chuẩn Khuyến cáo Tài nguyên giáo dục mở của UNESCO của đại diện 193 quốc gia năm 2019 vừa qua đã khẳng định Tài nguyên giáo dục mở là xu thế không thể đảo ngược của thế giới. Mặt khác, sự xuất hiện ngày một nhiều các trang đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt như Merlot, CK-12 hoặc PHET cho phép các học sinh, sinh viên Việt Nam bây giờ có thể ngồi ở Việt Nam, học các khóa học và/hoặc Tài nguyên giáo dục mở của nước ngoài bằng tiếng Việt. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh hàng loạt các lợi ích mà Tài nguyên giáo dục mở có thể đem lại cả cho các giảng viên, sinh viên và cơ sở giáo dục, Việt Nam có thể gặp những thách thức không nhỏ, khi mà các vấn đề của MỞ hầu như chưa/ không hiện diện trong hầu hết các cơ sở giáo dục ở mọi cấp học, bao gồm cả vấn đề cơ bản nhất và nằm trong bản thân định nghĩa Tài nguyên giáo dục mở là cấp phép mở cho các tài nguyên để chúng có khả năng trở thành các Tài nguyên giáo dục mở, để bất kỳ ai cũng có thể tự

do không mất tiền để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại chúng; trong khi, theo luật sở hữu trí tuệ, bất kỳ tài nguyên hay tác phẩm mới nào được sáng tạo ra cũng đều được luật đó bảo hộ, bất kể (các) tác giả có đăng ký nó hay không.

Nói cách khác, tài nguyên không được cấp phép mở sẽ không là Tài nguyên giáo dục mở, và vì vậy, cấp phép mở cần phải là nội dung không thể thiếu trong bất kỳ cơ sở giáo dục ở bất kỳ cấp học nào, đặc biệt là trong hệ thống các cơ sở giáo dục sư phạm và GDTX. Tốt nhất

có thể là đưa môn học “Cơ bản về Tài nguyên giáo dục mở” với nội dung cấp phép mở như là một môn học bắt buộc và có tín chỉ vào trong tất cả các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam, đặc biệt là vào trong các trường

đại học và cao đẳng trong hệ thống các trường sư phạm, cũng như trong toàn bộ hệ thống các cơ sở GDTX - đặc biệt ở các cấp trung ương và tỉnh thành, để từ đó tiếp tục lan ra tới các cấp quận - huyện và xã - phường.

Một phần của tài liệu 20210331_092600_3-Ban_tin_Qui_3_nam_2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)