Trước hết, cần thay đổi nhận thức
và văn hóa hợp tác với các cơ sở đào tạo của Nhà nước, xã hội và các doanh nghiệp. Doanh nghiệp, muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, và để hợp tác hiệu quả và bền vững phải có tham gia đồng hành cùng với nhà trường không chỉ nghiên cứu mà còn phải đồng hành và đầu tư cho nhà trường ngay từ khi xây dựng chương trình và trong suốt quá trình đào tạo.
Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động
đặt đầu bài, các yêu cầu chuẩn đầu ra của người học (với các bậc của GDĐH và GDNN) cho các cơ sở đào tạo; đặt các đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp và có đầu tư cho nhà trường để phối hợp các cán bộ giảng viên và người học nghiên cứu, giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp.
Thứ ba, khuyến khích và tạo động
lực để các doanh nghiệp thành lập các trường dạy nghề, trường đại học, viện nghiên cứu trong doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp như Vingroup, Phenikaa đã thành lập các trường đại học và đầu tư cho đào tạo và nghiên cứu theo yêu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây là hướng đi đúng và phù hợp với kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới.
Bài học ở một số nước cũng như ở Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp thành lập trường đại học và viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực và nghiên cứu phát triển sẽ thành công hơn các trường đại học thành lập các doanh nghiệp bên trong nhà trường.
Thứ tư các doanh nghiệp cũng cần
chủ động hơn nữa trong việc luân chuyển nguồn nhân lực có tay nghề cao hoặc có trình độ cao tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học cùng với các cơ sở GDNN và GDĐH.
Cuối cùng, triển khai các mô hình
nhóm nghiên cứu mạnh, các phòng thí nghiệm hỗn hợp hoặc phối thuộc (Phòng thí nghiệm của nhà trường trong doanh nghiệp và ngược lại), có sự tham gia và đầu tư của cả 2 bên nhà trường và doanh nghiệp cho các nhóm nghiên cứu mạnh, các phòng thí nghiệm hỗn hợp. Đây là mô hình
và giải pháp khả thi, hiệu quả để triển khai hợp tác đại học – doanh nghiệp.