Triển khai thí điểm việc đánh dấu khóa học mở và kham được

Một phần của tài liệu 20210331_092600_3-Ban_tin_Qui_3_nam_2020 (Trang 42)

kham được

Đánh dấu khóa học mở và kham được là công việc đã và đang được triển khai trong thực tế từ năm 2015 cho tới nay tại nhiều trường đại học và cao đẳng, bao gồm các trường cao đẳng cộng đồng và kỹ thuật ở Mỹ và Canada. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí mua sách giáo khoa và các vật tư được yêu cầu cho các khóa học của các sinh viên, công việc này bản thân nó được coi như là giai đoạn đầu của việc đánh dấu khóa học mở và Tài nguyên giáo dục mở, bởi cụm từ “kham được” ở đây thường đi với các chi phí thấp và/hoặc không mất chi phí đối với các tư liệu khóa học, bao gồm cả các tư liệu sở hữu độc quyền (không mở) và các tư liệu thư viện cung cấp qua một hệ thống sinh viên phải có mã nhận diện (ID) mới truy cập được với một mức giá thuê bao thấp khi các sinh viên còn đang học trong các cơ sở giáo dục đó. Vì vậy, các sinh viên thường sẽ mất truy cập tới chúng sau một khoảng thời gian, như sau một học kỳ hoặc sau khi tốt nghiệp, dù họ có thể rất cần truy cập tới chúng kể cả sau khi tốt nghiệp và đi làm. Trong khi với Tài nguyên giáo dục mở, theo định nghĩa của nó, là các tài nguyên hoặc nằm trong phạm vi công cộng, hoặc được cấp phép mở tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ của người nắm giữ bản quyền và tuân thủ nguyên tắc 5R, sẽ trao quyền hợp pháp cho các sinh viên để lưu giữ các bản sao tư liệu khóa học, các Tài nguyên giáo dục mở, vĩnh viễn.

Ở giai đoạn sau, một khi việc chỉ định các chi phí tư liệu khóa học trở thành thông thường hơn, các cơ sở nên cân nhắc việc đánh dấu mở hoặc OER hơn là việc đánh dấu thông thường nặng về chi phí. Làm như vậy có thể bắt đầu các thảo luận với những người hướng

dẫn và các sinh viên về mở khác biệt như thế nào với (hoặc thường vượt trội) các giải pháp tư liệu khóa học kham được khác.

Một phần của tài liệu 20210331_092600_3-Ban_tin_Qui_3_nam_2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)