Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu 16.1.21.Nguyễn Minh Thắng (Trang 40)

Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình

Được thành lập tháng 9/9/1982, từ một công ty chuyên sản mặt hàng may mặc mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm, công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình đã phát triển thành một hệ thống gồm 2 công ty chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn hàng nghìn sản phẩm. Công ty sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại của Italia và công nghệ tiên tiến của Tây Ban Nha nhưng giá bán ra hiện nay thuộc loại thấp nhất trên thị trường. Sản phẩm của của công ty đã đánh bại các mặt hàng gia công của nhiều công ty và trở thành đối thủ đáng gờm đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa, kể cả sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước có tên tuổi. Bí quyết cơ bản để cạnh tranh được của doanh nghiệp này là giảm giá thành sản phẩm bằng các biện pháp sau. Một là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để đạt được lợi thế nhờ suất đầu tư thấp nhất. Hai là, trước khi đầu tư, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để mua thiết bị chính hiệu, hiện đại, đúng giá còn thiết bị phụ trợ doanh nghiệp tự nghiên cứu chế tạo. Đây là yêu tố giảm giá thành lớn nhất. Ba là, tổ chức bộ máy quản lý thật gọn nhẹ, hiệu quả để giảm chi phí thuê lao động. Bốn là, giảm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào nhờ tìm đúng nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, giá thành thấp nhất, nhập và mua hàng hóa đúng thời điểm và có kho tàng dự chữ nguyên vật liệu lúc nguyên vật liệu khan hàng.

2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực canh tranh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Quy trình tổ chức quản lý của công ty được áp dụng phương pháp quản lý chất lượng IS 9001 – 2000. Trong quá trình sản xuất công ty luôn phát huy tính sáng tạo, tinh thần tự giác cho cán bộ công nhân viên, thực hiện áp dụng cơ chế khoán việc. Cơ chế quản lý này đã tạo được nhiều cơ hội cho cán bộ trong công ty nâng cao trình độ, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo cũng như khả năng làm việc để nắm bắt kịp thời với sự thay đổi của đất nước.

Môi trường làm việc của công ty Việt Thái theo hướng dân chủ, đoàn kết thân thiện giữa cán bộ quản lý và công nhân nên không có tranh chấp xảy ra. Tạo mọi điều kiện phát huy tính sáng tạo của các thành viên. Mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều được hưởng chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Điều đó góp

phần tạo động lực cho người lao động thể hiện hết năng lực của bản thân, phát huy tính sáng tạo, đề xuất nhiều ý kiến mang lại hiệu quả thiết thực cho công ty.

Năng suất lao động không ngừng tăng: Công ty đã đưa xưởng mới vào hoạt động, đầu tư nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, phân công lao động hợp lý.

Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất khá ổn định: Trong những năm qua công ty luôn nhập khẩu các nguyên liệu, hóa chất ở các nước như: Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc…giờ đây công ty đã bắt đầu sử dụng một số nguyên liệu có sẵn trong nước như chỉ may, chỉ thêu, bao bì sản phẩm… Trong quá trình mua hàng công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động trong sản xuất, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng các đơn đặt hàng của khách.

Chất lượng sản phẩm tốt: Việt Thái có ưu thế trong việc xuất khẩu các mặt hàng như: quần áo đua mô tô, quần áo đi săn, quần áo trượt tuyết bởi đây là mặt hàng truyền thống của công ty. Sản phẩm của công ty luôn được khách hàng thừa nhận là có chất lượng tốt. Đây là một lợi thế rất quan trọng tới khả năng cạnh tranh của côn ty trên thị trường nước ngoài điều đó được thể hiện qua số lượng hợp đồng xuất khẩu với công ty ngày càng tăng, trong mỗi đơn đặt hàng sản phẩm gia tăng cả về số lượng và đơn giá. Cơ cấu mặt hàng ngày một phong phú hơn để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng, trước đây công ty chỉ gia công xuất khẩu quần áo đi săn, trượt tuyết, đua xe mô tô thì ngày nay công ty đã xuất khẩu được quần bò, quần áo trẻ em…

2.2.3. Bài học rút ra trong cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh

- Đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thực hiện hiệu quả trong việc khai thác thị trường bằng hệ thống kênh phân phối hợp lý, phục vụ tốt nhất nhu cầu của các đối tượng khách hàng trên thị trường.

- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công ty bằng các chiến lược cụ thể về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các dịp hội trợ, triển lãm ...và các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật các hoạt động quan hệ với công chúng trong và ngoài nước.

- Quản lý, sử dụng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế trong sản xuất kinh doanh. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chủ động về

nhân lực và vốn đáp ứng nhu cầu biến động mang tính đặc thù của sản xuất ngành hàng may mặc của công ty.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên tiếng việt: Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh Tên viết tắt: DHA-BAC NINH CO,.,LTD

Địa chỉ công ty: Cụm Công nghiệp Táo Đôi, Thị Trấn Thứa, Huyện Lương Tài, Bắc Ninh

Ngành nghề: Sản xuất mặt hàng may mặc xuất khẩu. Mã số thuế: 2300563913

Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh, được thành lập từ năm 2010, qua 10 năm hoạt động từ đó tới nay, Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh chuyên sản xuất những mặt hàng truyền thống như quần, áo, váy thời trang các loại. Công ty phát triển không ngừng, từ một xí nghiệp may chỉ có 100 công nhân với thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, đến nay công ty đã có 2200 cán bộ công nhân viên, với đội ngũ nhân viên có trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp, công ty đầu tư dây chuyền và trang thiết bị hiện đại. Sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu xuất sang thị trường Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ, Colombia, Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

a. Chức năng

Với vai trò là công ty chuyên sản xuất mặt hàng may mặc công ty chủ động nghiên cứu triển khai thực hiện nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh có lãi, công ty chuyên sản xuất chủ yếu là các mặt hàng may mặc do khách hàng nước ngoài đến ký hợp đồng với công ty, kiểu giáng mẫu mã của khách hàng mang đến công ty như áo Jacket ba lớp, hai lớp, một lớp cũng như các loại quần âu, quần soóc...

Mỗi khi ký được một đợt hàng mà để cạnh tranh với các công ty trong nước thì công ty đặt ra các chỉ tiêu như về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng cho khách, đặt lên hàng đầu để vừa lòng khách hàng thì mới giữ được khách hàng đó. Chính vì vậy từ năm 2010 cho đến nay công ty đã giữ được rất nhiều khách hàng truyền thống kể cả khách hàng khó tính nhất.

Các mặt hàng chủ yếu mà công ty đang làm đó là áo jacket ba lớp, áo jacket hai lớp, áo jacket 1 lớp, áo sơ mi, áo khoác măng tô và các loại quần âu, quần soóc nam, nữ các mặt hàng trên đều xuất sang Châu Âu, Châu Á.

b. Nhiệm vụ

+ Xây dựng và tổ chức các mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp, đúng như quy định ở phạm vi kinh doanh.

+ Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và phải tuân thủ nghiêm chỉnh các hợp đồng công ty đã ký kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.

+ Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. + Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

+ Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện làm việc an toàn và sức khoẻ của công nhân, chính sách xã hội thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật công ty áp dụng và quy định có liên quan.

- Quyền hạn

+ Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh. Giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ sản xuất của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhà nước để mở rộng sản xuất của công ty theo quy chế và pháp luật hiện hành.

+ Tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo sản phẩm, các hội thảo chuyên đề ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mở rộng các cửa hàng đại lý ở mỗi nơi để bán hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty.

+ Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính có tư cách pháp nhân kinh tế, có tài khoản tại ngân hàng, có dấu riêng.

hai cấp quản lý.

Về phía quản lý cấp trên của công ty Hội đồng quản trị

+ Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

+ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên trong Hội đồng quản trị. - Về phía công ty

Giám đốc công ty là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về toàn bộ lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức hoạt động của công ty

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh)

Phòng

TC-HC PhòngKCS

Giám đốc

Phó giám đốc chỉ đạo chung Phó giám đốc Phụ trách sản

xuất, kỹ thuật

* Nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong công ty

- Hội đồng quản trị: Điều hành chung các hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động công ty, bổ nhiệm giám đốc.

- Ban giám đốc: Quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn.

- Giám đốc công ty chỉ đạo chung: là người đại diện và người lãnh đạo trực tiếp cho mọi hoạt động của công ty.

- Phó giám đốc công ty: Điều hành sản xuất trong lĩnh vực sản xuất, phụ trách công tác chất lượng sản phẩm.

- Phòng Kế toán tài chính: Quản lý nguồn vốn và quỹ của công ty, thực hiện công tác tín dụng.

- Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu.

- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính.

- Phòng kỹ thuật: Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ.

- Phòng KCS: Nghiên cứu đề ra các biện pháp, phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất.

- Phân xưởng: Phục trách trực tiếp các tổ, đứng đầu phân xưởng là quản đốc.

3.1.3. Tình hình lao động của công ty

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công của công ty. Do được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang nên công ty có một hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, nguồn nhân lực khá hoàn thiện.

Bảng 3.1: Thống kê lao động của công ty giai đoạn 2017-2019

2017 2018 2019 Tốc độ phát triển

Cơ cấu lao động Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người ) Tỷ lệ (%) Số lượng (người ) Tỷ lệ (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Bình quân 1.Tổng số lao động 1.445 100,00 1.730 100,00 1.850 100,00 119,72 106,9 4 113,15

2. Cơ cấu lao động

Đại học, cao đẳng. 25 1,73 28 1,62 37 2,00 112,00 132,1 4 121,6 6 Trung cấp. 51 3,53 60 3,47 73 3,95 117,65 121,6 7 119,64 Công nhân ĐT từ 6 tháng trở lên. 131 9,07 144 8,32 156 8,43 109,9 2 108,3 3 109,1 3 Công nhân ĐT từ 3- 6 tháng 1.238 85,67 1.498 86,59 1.584 85,62 121,0 0 105,7 4 113,11 3. Cơ cấu bộ phận Trực tiếp 1.320 91,35 1.593 92,08 1.709 92,38 120,6 8 107,2 8 113,78 Gián tiếp 125 8,65 137 7,92 141 7,62 109,6 0 102,9 2 106,2 1

Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh (2017-2019 ) Qua bảng trên ta thấy, công ty luôn ổn định được đội ngũ cán bộ, công nhân viên với số lượng lao động liên tục ổn định, tăng đều qua các năm. Tỉ lệ lao động trực tiếp cũng có xu hướng tăng. Song đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ, được đào tạo của công ty hầu như không có sự thay đổi.

- Đội ngũ công nhân: Tuy được khách hàng đánh giá là công ty có đội ngũ công nhân ổn định, có tay nghề cao, nhưng đội ngũ công nhân vẫn chưa có tác phong công nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân chưa đồng đều, ý thức tự giác chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Cách thức làm việc thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa thực sự cầu thị, học hỏi. Sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau còn yếu. Khả năng thiết kế, sáng tạo còn kém, thiếu kỹ năng để phát triển thị trường nội địa cũng như triển khai làm các đơn hàng “mua đứt, bán đoạn” với khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu, kế hoạch, theo dõi đơn hàng: Trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn yếu, không đồng đều. Thiếu kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng làm việc trực tiếp với các đối tác nước ngoài. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kiến thức về thương mại quốc tế còn yếu.

- Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý của công ty từ giám đốc điều hành tới các quản đốc, cán bộ tổ sản xuất… đa phần đều xuất phát từ các cán bộ kỹ thuật trong khi đó việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý không được thực hiện, dẫn tới hoạt động quản lý không được chuyên nghiệp, thiếu tính thống nhất trong nội bộ công ty.

3.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Nhìn chung máy móc, công nghệ may của công ty trong những năm gần đây đã được đầu tư và có nhiều tiến bộ. Đối với hệ thống máy may, công ty đã thay thế nhiều máy may 1 kim, 2 kim thành các máy may điện tử, lại mũi cắt chỉ tự động làm tăng năng suất lao động. Số máy may 1 kim tự động này hiện chiếm 58% trên tổng số máy may 1 kim.

Bảng 3.2: Tình hình tài sản của công ty

Tên máy móc thiết bị Đơn vị tính Số lượng (chiếc) Công ty TNHH

Một phần của tài liệu 16.1.21.Nguyễn Minh Thắng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w