PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 16.1.21.Nguyễn Minh Thắng (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

quan đến vấn đề cần nghiên cứu.

- Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh và các báo cáo khác có liên quan đến phạm vi nghiên cứu

- Các số liệu báo cáo các đối thủ cạnh tranh trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan bằng mẫu phiếu và nội dung được chuẩn bị sẵn.

- Đối với cán bộ của Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh lựa chọn 7 người là lãnh đạo công ty trong HĐQT và các trưởng phó phòng ban liên quan (giám đốc, phó giám đốc công ty, tổ trưởng tổ sản xuất, trưởng, phó phòng makerting, trưởng phòng KCS). Nội dung điều tra về tình hình khai thác công suất thiết bị, năng suất, chất lượng và sản lượng sản phẩm sản xuất các năm; tình hình tiêu thụ sản phẩm; các khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các công ty.

- Đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, lựa chọn ngẫu nhiên 100 khách hàng trong bảng theo dõi khách hàng liên quan. Nội dung điều tra về chất lượng sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh.

- Đối thủ cạnh tranh, lựa chọn 2 công ty đại diện sản xuất và cung cấp xuất khẩu mặt hàng may mặc, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, là những công ty có cùng quy mô cùng địa bàn trong ngành may mặc, vì hai đối thủ của công ty đang cạnh tranh trực tiếp với công ty có thế chiếm lĩnh thị phần của công ty và đe dọa sự tồn tại và phát triển của công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là công ty TNHH may Quế Võ và công ty cổ phần may Nhật Hưng, là những công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc số liệu thu thập của các đối thủ qua phòng kinh doanh, phòng kế toán, phỏng vấn trực tiếp các bộ phận phụ trách các bộ phận liên quan của công ty và các đối thủ cạnh tranh

Bảng 3.2: Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng phỏng vấn ĐVT Số lượng

2 Cán bộ công ty Người 7 3 Điều tra các đối thủ cạnh tranh Công ty 2

Tổng 109

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa cho phù hợp với việc phân tích đề tài, các công cụ và kỹ thuật tính toán và xử lý số liệu trên máy vi tính bằng phần mềm Excel.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần được giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu. Luận văn sử dụng phưong pháp này nhắm mô tả thực trạng hoạt động tiêu thụ, các hoạt động liên quan đến hoạt động cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty nói chung và sản phẩm may mặc nói riêng.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Là phưong pháp so sánh được dùng chủ yếu trong việc phân tích thực tế đạt được với chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu thực tế, so sánh cơ cấu sản phẩm tiêu thụ giữa các thị trường so sánh cơ cấu doanh thu, lợi nhuận, dùng để so sánh phân tích trong các trường hợp cụ thể khác được thể hiện thông qua bảng số liệu hoặc sơ đồ cần thiết.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin có chọn lọc từ ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, những người đứng đầu cơ qua, tổ chức, các cán bộ ở các đơn vị, các cấp, các ngành trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Từ đó có thể giúp cho việc nhận xét và đánh giá chung về mặt năng lực cạnh tranh của công ty, giúp cho việc nghiên cứu được chính xác, đúng đắn hơn và từ đó đưa ra được giải pháp cụ thể mang tính hữu ích cho công ty.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

- Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

Doanh thu là là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có quyền đòi về do việc bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được xác định là đã hoàn thành trong một thời kỳ nhất định.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh.

- Năng lực tài chính Tổng vốn của công ty

Số lượng vốn tự có của công ty

Khả năng huy động vốn của công ty: Bao gồm khả năng phát hành cổ phiếu, trái phiếu, khả năng vay và chiếm dụng vốn.

Khả năng quản lý, sử dụng nguồn tài chính.

Các chỉ tiêu sử dụng: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn, hệ số khả năng thanh toán, hệ số nợ, tỷ suất lợi nhuận…

- Nguồn nhân lực

Các chỉ tiêu sử dụng: Cơ cấu lao động, bậc thợ, trình độ học vấn… - Trang thiết bị, công nghệ

Các chỉ tiêu sử dụng: số lượng, cơ cấu chủng loại máy móc thiết bị, hệ số hao mòn.

- Thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

- Thương hiệu và uy tín sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHHMTV DHA - BẮC NINH MTV DHA - BẮC NINH

4.1.1. Năng lực tài chính của công ty so với đối thủ cạnh tranh

4.1.1.1. Nguồn vốn và khả năng thanh toán của công ty

Ngoài nguồn nhân lực và các nguồn lực tài nguyên thì nguồn lực tài chính là điều kiện kiên quyết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, không có vốn hoặc thiếu vốn thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển cũng như làm cho doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn của cái nghèo nàn kém phát triển. Trong công cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường, vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính của công ty thể hiện sức sống, tình trạng sức khoẻ của công ty, tuy nhiên tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh mà nhu cầu vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau cũng như việc phân bổ vốn là khác nhau. Đối với Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh nguồn lực tài chính đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp vì doanh nghiệp hoạt động cung cấp mặt hàng may mặc cũng phụ thuộc vào nhu cầu của các đơn hàng, trong những năm gần đây sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn biến động không đều nhau, nhất là nguồn vốn lưu động để phục vụ cho nhu cầu đơn hàng của khách hàng, việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp.

Tình hình nguồn vốn của công ty được thể hiện thông qua Bảng 4.1 trên cho thấy tình hình vốn của công ty từ năm 2017 đến 2019, về vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm từ 61 đến 65% trong tổng vốn, điều này cho thấy tính chủ động về tài chính của công ty tương đối tốt, nhưng do đặc thù gia công hàng may mặc sản phẩm và phụ thuộc vào lượng tiêu thụ hàng năm do đơn đặt hàng, nên tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động hàng năm biến động không đều nhau. Khi sản lượng tiêu thụ tăng thì nhu cầu về vốn lưu động của công ty trong năm đó cũng tăng, từ đó làm cho tổng vốn cũng biến động thay đổi theo lượng vốn lưu động này.

Cụ thể, năm 2017 tổng vốn của công ty là 15,357 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 64,58% còn lại vốn vay chiếm 35,42%, đến năm 2018 lượng vốn của công ty tăng lên là 41,569 tỷ đồng, tăng 26,212 tỷ đồng. Việc tăng vốn trên là do năm 2018 công ty đầu tư xây thêm nhà xưởng và lắp giáp thêm máy móc thiết bị. Đến

năm 2019 tổng vốn của công ty là 46,272 tỷ đồng tăng 4,703 tỷ tương ứng tăng 10,16% so với năm 2018. Việc tăng vốn này chủ yếu là sự tăng lên của vốn lưu động do nhu cầu của các đơn đặt hàng tăng dẫn đến nhu cầu cần vốn tăng lên. Xét về cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu của công ty qua nghiên cứu các năm cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ lệ cao từ 61,27% đến 65,40%, tỷ lệ tăng giảm này cũng không đều qua các năm. Cụ thể năm 2017 vốn chủ sở hữu của công ty là 65,58% trong tổng vốn năm 2018 tỷ lệ này giảm còn 61,27%, năm 2019 tăng lên là 65,40% và cứ tăng liên tục trong các năm tiếp theo. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vốn lưu động giảm dẫn đến lượng vốn công ty huy động từ nguồn đi vay để phục vụ quá trình sản xuất giảm do đơn hàng giảm.

Phân tích tổng hợp tình hình tài chính của công ty nhằm mục đích đánh giá khái quát tình hình huy động các nguồn vốn và việc phân phối sử dụng các nguồn vốn kinh doanh, qua đó cho ta thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể nói rằng vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bước vào sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, khả năng thanh toán của công ty là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng nó cho biết doanh nghiệp có đủ điều kiện để thực hiện các hợp đồng lớn với bạn hàng và có đủ khả năng huy động thêm vốn khi cần thiết hay không.

Bảng 4.1: Nguồn vốn công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So Sánh (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2018/2017 2019/2018 Bình quân I.Tổng tài sản 15,357 100 41,569 100 46,272 100 270,68 111,31 173,58 l.Tài sản ngắn hạn 6,278 40,88 18,265 43,93 20,437 44,17 290,93 111,89 180,43 2.Tài sản dài hạn 9,079 59,12 23,304 56,07 25,835 55,83 256,68 110,86 168,69

II.Tổng vốn kinh doanh 15,357 100 41,569 100 46,272 100 270,68 111,31 173,58

1. Vốn chủ sở hữu 9,919 64,58 25,469 61,27 30,262 65,4 256,77 118,82 174,67

2. Vốn vay 5,438 35,42 16,1 38,73 16,01 34,6 296,06 99,44 171,58

Thông qua bảng 4.2, cho thấy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tổng quát, thanh toán nhanh và thanh toán nợ ngắn hạn của công ty luôn rất cao, những chỉ số trên cho thấy tình hình tài chính của công ty đang tương đối ổn định, khả năng tự chủ và sử dụng nguồn vốn và có khả năng huy động vốn thêm khi cần thiết cho những đơn hàng lớn và đột xuất, đối với những năm lượng hàng tiêu thụ lớn thì công ty lại cần thêm nhiều nguồn vốn hơn, vì vậy hệ số vốn chủ sở hữu so với vốn vay trong những năm này có xu hướng giảm do công ty huy động thêm vốn lưu động cho sản xuất và thực hiện các đơn hàng thông qua nguồn vốn vay là chính, những năm có đơn hàng ít, thì các hệ số thanh toán của công ty lại lớn hơn những năm có lượng tiêu thụ nhiều.

Nghiên cứu hệ số vốn và vốn chủ sở hữu so với vốn vay năm 2017 là 1,824 lần đến năm 2018 giảm xuống 1,582 lần đến năm 2019 tăng lên 1,890 lần khả năng thanh toán tổng quát của công ty cho thấy năm 2017 mặc dù các hệ số phân tích đều thể hiện tương đối tốt đối với tình hình tài chính của công ty, nhưng đó là nhu cầu và khả năng đáp ứng trong quy mô nhỏ, nếu quy mô sản xuất tăng lên nhu cầu vốn lớn hơn thì công ty nên tìm thêm các nguồn huy động để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất.

Bảng 4.2: Khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ pháttriển bình quân (%)

I. Hệ số vốn CSH so với vốn vay

(lần) 1,824 1,582 1,89 101,79

II. Các hệ số khả năng thanh toán (lần)

1. Hệ số KN Thanh toán tổng quát 2,824 2,582 2,89

101,16 2. Hệ số KN thanh toán nhanh 1,243 1,164 1,172 97,10 3. Hệ số KN thanh toán nợ ngắn

hạn 0,739 0,823 0,683 96,14

4.1.1.2. So sánh nguồn lực tài chính của công ty với đối thủ cạnh tranh

Nguồn lực tài chính của công ty vốn là một yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng vốn chặt chẽ, giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao.

Xem bảng 4.3 ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chiếm tỷ lệ khá cao đặc biệt là vốn của Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh so với công ty TNHH may Quế Võ chiếm 1,51 lần còn với công ty cổ phần may Nhật Hưng Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh chỉ bằng 0,83 lần so với công ty cổ phần may Nhật Hưng, quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty cao hơn công ty TNHH may Quế Võ nhưng so với công ty cổ phần may Nhật Hưng thì thấp hơn trong năm 2019 công ty đầu tư thêm dây truyền sản xuất phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua bảng tài sản ngắn hạn tăng nhanh qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng rất có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình và đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ sản xuất kinh doanh cùng ngành hàng trên thị trường.

Bảng 4.3: So sánh nguồn lực tài sản của công ty với đối thủ cạnh tranh (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh (1) Công ty TNHH may Quế Võ (2) Công ty cổ phần may Nhật Hưng (3) So sánh (%) (1/2) (1/3) I.Tổng tài sản 46.272 30.541 55.476 151,51 83,41 l.Tài sản ngắn hạn 20.437 16.907 28.792 120,88 70,98 2.Tài sản dài hạn 25.835 13.634 26.684 189,49 96,82

II.Tổng vốn kinh doanh 46.272 30.541 55.476 151,51 83,41

1. Vốn chủ sở hữu 30.262 18.654 36.867 162,23 82,08

2. Vốn vay 16.010 11.887 18.609 134,68 86,03

4.1.2. Nguồn nhân lực của công ty so với đối thủ cạnh tranh

4.1.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty

Nhận thức rõ được vai trò của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn quan tâm tới công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Luôn quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên, đó cũng là động lực thúc đẩy công nhân viên làm việc hăng say hơn, gắn bó với công ty hơn và giúp công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.

Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may, lực lượng lao động của Công ty TNHH MTV DHA - Bắc Ninh có tỷ lệ nữ rất lớn, chiếm khoảng

Một phần của tài liệu 16.1.21.Nguyễn Minh Thắng (Trang 50)