* Chính trị pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế
Trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp nhiều không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yêu tố nắm ngoài tầm kiểm soát của mình, một trong những yếu tố khó khăn là tình hình chính trị pháp luật, sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế
phụ thuộc phần lớn vào sự am hiểu tình hình chính trị, chính sách, pháp luật của nước sở tại, thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường chính trị, pháp luậtvà các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến những hiệu quả không lường trên thị trường quốc tế. Luật của các Chính phủ đưa ra nhắm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, những luật này một năm duy trì cạnh tranh, mặt khác lại bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những luật lệ này không những làm tăng chi phí kinh doanh của công ty mà cò làm ảnh hưởng đến chiến lược Marketing ở bất kỳ khâu nào trong Marketing hỗn hợp. Với các thị trường xuất khẩu của công ty môi trường chính trị pháp luật ở một số thị trường mục tiêu có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Với thị trường Hoa kỳ, tuy tiềm năng lớn những cũng tồn tại không ít khó khăn và trở ngại. Trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ một số vấn đề về thủ tục pháp lý. Một quan ngại khác mặc dù là thị trường nhập khẩu lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi hệ thống pháp lý của Hoa kỳ chưa đảm bảo.
Đối với thị trường Châu Âu những năm qua, xuất khẩu ngành hàng may mặc nước ta đều tăng trưởng khá. Châu Âu một thị trường rộng lớn và thống nhất, thị trường thống nhất có thể được tóm tắt trong 4 từ, tự do lưu thông, đây là sự tự do lưu thông không bị cản trở của các dịch vụ, các thể nhân và tiền bạc giữa 15 nước Châu Âu, thể trong một quốc gia hoặc một thị trường duy nhất. Thí dụ cụ thể, là người khách hàng có thể được cung ứng một danh mục các sản phẩm hoặc dịch vụ rất rộng bởi các doanh nghiệp tại các nước khác nhau. Nói như vậy không có nghĩa là Châu Âu mở cửa để hứng chịu mọi cơn gió. Châu Âu vừa tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ các ngành công nghiệp của mình trước nhưng hành động không trung thực của các đối thủ cạnh tranh. Các biện pháp này gồm thuế chống xuất khẩu bán phá giá, thuế chống tài trợ và các điều khoản bảo vệ khác. Ngoài ra Châu Âu cũng có những quy định giải quyết các trở ngại thương mại.
Đối với hàng may mặc của Việt Nam, việc đáp ứng thị hiếu người Châu Âu là đẹp nhưng phải rẻ. Đây là cả một vấn đề lớn. Nếu như Mỹ là một thị trường đa chủng khổng lồ dễ dàng du nhập các kiểu mốt thậm chí trái ngược nhau thì Châu Âu lại được coi là một thị trường khá kỹ tính và chọn lọc đối với hàng may mặc. Miếng bánh của thị phần xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Châu Âu có tăng được hàng năm hay không là cả một vấn đề lớn về việc đổi mới.
Sự ổn định chính trị, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng may mặc Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp may mặc hiện nay đã tương đối hoàn thiện. Các doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp chung thống nhất, các luật cơ bản khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp như luật phá sản, luật lao động, luật cạnh tranh… đều đã được ban hành và đi vào hoạt động.
Hiệp hội dệt may là một tổ chức được thành lập với sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên cả nước. Hiệp hội được tổ thức thành các chi hội. Mỗi chi hội bao gồm các doanh nghiệp dệt may trên một số tỉnh.
Hiệp hội ngày càng thể hiện được tiếng nói chung của các doanh nghiệp hội viên trong việc tham gia vào hoạch định các chính sách của nhà nước, định ra đường lối phát triển chung cho các doanh nghiệp hội viên, tạo sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên.
Hộp 4.1. Khó khăn của ngành may
Nhìn chung, yếu tố chính trị, hành chính, pháp luật của Việt Nam ngày càng tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng hơn cho doanh nghiệp may trong việc đầu tư phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy vậy, thể chế hành chính, luật pháp Việt Nam vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo, phức tạp, chưa đồng bộ và kém hiệu lực, đáng kể như là một số thủ tục liên quan đến triển khai dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng, đất đai, xuất nhập khẩu, thuế… Những thủ tục của hải quan có liên quan tới quản lý hàng dệt may, nhất là hàng gia công vẫn còn phức tạp, hay thay đổi, nhiều khi không thật sự cần thiết gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông: Nguyễn Tiến Dũng-Phó giám đốc công ty TNHH MTV DHA-Bắc Ninh (2020)
* Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị của đồng tiền các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quá trình
ngang giá cùng một loại các nhân tố khác nó tác động tới tương quan giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của các công ty. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng thì sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở lên rẻ hơn so với giá cả chung trong nước. Nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài. Qua nghiên cứu, việc thanh toán qua các bạn hàng với công ty đều thông qua giao dịch bằng USD, tỷ giá bình quân chung qua các năm biến động không cao, tuy nhiên trong từng thời điểm cụ thể của từng năm cũng có những biến động không tốt lên tình hình xuất khẩu, căn cứ với cụ thể từng mức tỷ giá khác nhau, công ty cần điều chỉnh giá bán hoặc mức chiết khấu cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể để đạt được hiệu quả nhất trong sản xuất kinh doanh.
* Khoa học công nghệ
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, mang lại nhiều lợi ích, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu, sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực khoa học và công nghệ. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở lên quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thời gian đưa kết quả vào nghiên cứu và áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng với tiềm lực hùng mạnh về tài chính, khoa học công nghệ, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến. Để thích ứng với bối cảnh trên các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nhiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường. Nhiều nước đang phát dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ nhất là một số hường công nghệ cao có chọn lọc.
phẩm thường xuyên thay đổi, khách hàng sẵn sàng chấp nhận đơn giá cao để mua hàng hóa có nhiều sự khác biệt như sử dụng nguyên phụ liệu, công nghệ may mới… chính vì thế vấn đề đổi mới kỹ thuật-công nghệ đóng vai trò quan trọng trong ngành. Hiện nay, trên thế giới tại các nước phát triển, toàn bộ các quá trình có liên quan tới ngành may, từ khâu thiết kế tới phát triển mẫu, giác mẫu, cắt, may… đều đã được máy tính hóa, điện tử hóa nhằm giảm thiểu sự tham gia trực tiếp của con người, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lượng ở mỗi khâu của quy trình may. Việc tham gia vào quá trình hội nhập ngày càng tạo thuận lợi hơn cho việc chuyển giao công nghệ trong ngành.
Hộp 4.2. Đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Để đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì công ty cần đào tạo được đội ngũ cán bộ, nhân viên sao cho có thể phát huy tối đa yếu tố công nghệ, kỹ thuật được chuyển giao cũng như xây dựng được lộ trình hợp lý cho việc chuyển giao công
nghệ kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệp quả kinh doanh cao nhất của công ty. Ông Nguyễn Xuân Quang – Tổ trưởng tổ sản xuất của công ty (2020)
Nhìn chung, đối với công ty, mặc dù có hệ thống sản xuất hoàn chỉnh và đồng bộ nhưng công nghệ sản xuất hiện tại của công ty chỉ thuộc loại trung bình, năng suất, chất lượng chủ yếu phụ thuộc nhiều vào tay nghề người lao động, vào tổ chức quy trình sản xuất. Sản phẩm của công ty không có sự khác biệt lớn với các doanh nghiệp khác trong ngành.