II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do suy thoái kinh tế thế giới; sự giảm nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam gây ra; trong bối cảnh Chính phủ thắt chặt chi tiêu công để kiềm chế lạm phát; thị trường đầu ra của các sản phẩm chủ lực của địa phương gặp nhiều khó khăn;… nhưng với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng trong điều hành, quản lý của các cấp chính quyền; sự chủ động, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh của người dân, đã tạo nên những thành quả kinh tế, xã hô ̣i khá ấn tượng.
Giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng giá trị sản xuất tiếp tục duy trì ở mức khá, bình quân đạt 7,95%/năm; trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,80%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,60%/năm, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 12,63%/năm. Đây là tiền đề vững chắc đảm bảo cho nền kinh tế đạt được tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo
Cơ cấu giá trị sản xuất hiện nay của huyện là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Giai đoạn 2009 - 2015, cơ cấu giá trị sản xuất có sự chuyển dịch theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất của địa phương;
Trong giai đoạn 2009 - 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp giảm 6,58% trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện, bình quân giảm 1,10%/năm; khu vực công nghiệp tăng 3,06%, bình quân tăng 0,51%/năm; khu vực dịch vụ tăng 3,52%, bình quân tăng 0,59%/năm.
Bảng 3: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015
STT Chỉ tiêu ĐVT
Diễn biến qua các năm Tăng BQ (%)
2011- 2015 2010 2011 2012 2013 2014 2015
I Giá trị sản xuất (GO)
1 Giá thực tế Tỷ đồng 3.884,85 5.066,63 5.148,55 5.532,55 6.189,02 6.811,47
1.1 Khu vực nông lâm thủy sản Tỷ đồng 1.828,83 2.626,70 2.410,80 2.457,91 2.663,24 2.872,19 1.2 Khu vực CN –XD Tỷ đồng 1.290,19 1.471,45 1.630,44 1.825,27 2.055,46 2.431,53 1.3 Khu vực TM – DV Tỷ đồng 765,83 968,48 1.107,31 1.249,37 1.470,32 1.507,75
2 Giá cố định 1994 Tỷ đồng 1.419,10 1.581,72 1.655,13 1.809,81 1.920,23 2.080,23 7,95
2.1 Khu vực nông lâm thủy sản Tỷ đồng 680,48 719,34 708,93 739,86 760,28 781,26 2,80 2.2 Khu vực CN –XD Tỷ đồng 252,04 254,35 254,55 317,85 343,35 417,04 10,60 2.3 Khu vực TM – DV Tỷ đồng 486,58 608,03 691,65 752,10 816,60 881,93 12,63
3 Giá so sánh 2010 Tỷ đồng 3.884,85 4.063,53 4.264,02 4.555,10 4.846,54 5.316,16 6,47
3.1 Khu vực nông lâm thủy sản Tỷ đồng 1.828,83 1.873,14 1.917,62 1.964,20 2.012,37 2.090,14 2,71 3.2 Khu vực CN –XD Tỷ đồng 1.290,19 1.333,49 1.389,27 1.537,02 1.660,15 1.982,24 8,97 3.3 Khu vực TM – DV Tỷ đồng 765,83 856,89 957,14 1.053,88 1.174,02 1.243,78 10,18
II Cơ cấu (giá HH)
1 Giá trị sản xuất (GO) % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Khu vực nông lâm thủy sản % 47,08 51,84 46,82 44,43 43,00 42,17 - Khu vực CN –XD % 33,21 29,04 31,67 32,99 34,00 35,70 - Khu vực TM – DV % 19,71 19,11 21,51 22,58 23,00 22,14
2 Giá trị tăng thêm (VA) % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Khu vực nông lâm thủy sản % 55,69 55,44 55,01 53,31 51,65 49,20 - Khu vực CN –XD % 15,67 15,66 15,64 16,85 17,76 21,60 - Khu vực TM – DV % 28,64 28,89 29,35 29,84 30,59 29,20
III Dân số Người 121.885 122.252 122.815 123.505 124.135 124.843 0,48 IV Giá trị tăng thêm bình quân Tr.đ/ 15,01 18,65 21,05 23,08 26,51 29,42 14,40
STT Chỉ tiêu ĐVT Diễn biến qua các năm BQ (%)Tăng 2011- 2010 2011 2012 2013 2014 2015
người
Nguồn: - Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 10/8/2015 của Huyện ủy Thới Lai; - Chi cục Thống kê huyện Thới Lai.
2.2.2. Tình hình thu – chi ngân sách
Thực hiện tốt kế hoạch cải cách thuế, các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế và các giải pháp thu, chống thất thu. Từ 2010 – 2015, huyện thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch giao từ 10 - 25% và tăng 65% (năm 2009 thu 32 tỷ đồng) so đầu nhiệm kỳ..
Việc quản lý, điều hành chi ngân sách huyện từng bước đi vào nề nếp ổn định, đúng quy định. Huyện đã thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định 130 Chính phủ, tích cực điều hành chi ngân sách đáp ứng các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế đầu tư xã hội của địa phương, có tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức đồng thời đảm bảo an sinh xã hội.
2.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.2.4.1. Nông - lâm nghiê ̣p và thủy sản
a. Trồng trọt
Trong canh tác đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác tại địa phương. Quá trình sản xuất được đầu tư thâm canh theo chiều sâu, từng bước phát triển trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường.
Song song với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học nông nghiệp vào sản xuất, huyện còn tăng cường công tác vận động, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, có hiệu quả kinh tế cao. Năm 2011, huyện bắt đầu triển khai xây dựng mô hình Cánh đồng lớn (CĐL) với diện tích 500,91 ha tại 2 xã Đông Bình (một trong ba xã điểm) và xã Trường Thành. Qua đó đã đạt được những kết quả khả quan, giá thành sản xuất giảm, năng suất tăng từ 0,26 – 0,34 tấn/ha so với sản xuất ngoài cánh đồng, chất lượng hạt lúa cũng được nâng cao, trừ chi phí lợi nhuận tăng từ 4,5 – 5,0 triệu đồng/ha canh tác so với phương thức làm lúa truyền thống, trong khi người nông dân được đảm bảo "đầu vào" và "đầu ra" của sản phẩm bởi doanh nghiệp với vai trò trung gian của nhà nước. Năm 2012, từ những thành công bước đầu diện tích Cánh đồng lớn đã được nhân rộng lên 2.341,04 ha với 13 cánh đồng. Năm 2013, diện tích cánh đồng lớn của huyện đã đạt 3.867,09 ha; phấn đấu có trên 60% diện tích lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bước sang năm 2014, tổng diện tích cánh đồng lớn của huyện đã đạt 4.469,29 ha, 100% diện tích được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
* Cây lúa: Cây lúa hiện tại là cây trồng chính tại địa phương, được trồng 3 vụ trong năm (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông); trong đó vụ Đông Xuân là
vụ chủ lực chiếm 34,10% về diện tích gieo trồng và 42,40% tổng sản lượng lúa cả năm. Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 54.300 ha, giảm 991 ha so với năm 2009. Diện tích lúa Thu Đông có xu hướng tăng mạnh (tăng 406 ha), trong khi lúa Đông Xuân giảm 589 ha, lúa Hè Thu giảm 808 ha.
Nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống và nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến đã làm tăng đáng kể năng suất lúa, năng suất bình quân từ 5,21 tấn/ha năm 2009 lên 5,50 tấn/ha năm 2010 và đạt 5,87 tấn/ha năm 2015; trong đó vụ Đông Xuân có năng suất tăng cao nhất từ 6,84 tấn/ha năm 2009 lên 7,19 tấn/ha năm 2010 và đạt 7,48 tấn/ha vào năm 2015, đã góp phần đưa tổng sản lượng lúa cả năm tăng từ 288.335 tấn năm 2009 lên 305.183 tấn năm 2010 và đạt 318.470 tấn năm 2015. Đến nay, Thới Lai là đơn vị có diện tích trồng lúa lớn thứ 3 trong các địa phương của thành phố Cần Thơ (sau huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh).
Ngoài việc đầu tư tăng năng suất, huyện cần tập trung phát triển các vùng lúa chất lượng cao, chú trọng các giống lúa có phẩm cấp gạo tốt, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng nhằm tăng sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu của sản phẩm lúa gạo. Củng cố và phát triển các vùng lúa chất lượng cao. Đồng thời tăng cường liên kết "4 nhà", trong đó mối quan hệ giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy phát triển sản xuất.
* Cây rau màu và thực phẩm: Với lợi thế là huyện nông nghiệp ngoại thành của thành phố Cần Thơ, lại cách không xa khu vực nội thành nên sản xuất rau màu thực phẩm các loại là thế mạnh, lợi thế rất lớn của huyện. Diện tích rau màu các loại năm 2015 là 1.200 ha, tăng 106 ha so với năm 2009 và là đơn vị có diện tích trồng rau màu lớn thứ 2 của thành phố Cần Thơ (sau huyện Phong Điền), với các loại cây trồng chủ lực như dưa hấu, đậu nành, đậu xanh, mè, bắp lai, bầu, bí, ớt, hành,…; sản lượng rau màu đạt 15.515 tấn, tăng 4.754 tấn so với năm 2009.
Cùng với quá trình phát triển không ngừng của thành phố Cần Thơ, trung tâm công nghiệp, dịch vụ của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước, nhu cầu rau màu và cây thực phẩm của thành phố sẽ ngày càng gia tăng. Với vị trí và điều kiện sản xuất, lưu thông thuận lợi sẽ là cơ hội rất lớn để Thới Lai đẩy mạnh phát triển canh tác các loại rau màu thực phẩm. Hướng phát triển theo hướng hình thành các vùng chuyên canh rau màu quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, không chỉ tăng nhanh về năng suất mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.
* Cây công nghiệp ngắn ngày: chủ yếu là cây mè (vừng) và cây đậu nành (đậu tương); tuy nhiên đến nay diện tích đã giảm xuống đáng kể. Diện tích trồng mè trong 06 năm giảm 15 ha, từ 65 ha năm 2009 xuống còn 50 ha năm 2015; sản lượng tăng 10 tấn, từ 57 tấn năm 2009 lên 67 tấn năm 2015; năng suất tăng từ 0,88 tấn/ha năm 2009 lên 1,33 tấn/ha năm 2015. Diện tích trồng đậu nành giảm 15 ha, từ 65 ha năm 2009 xuống còn 50 ha năm 2015; sản lượng
giảm 15 tấn, từ 115 tấn năm 2009 xuống còn 100 tấn năm 2015; năng suất bình quân tăng từ 1,77 tấn/ha năm 2009 lên 2,0 tấn/ha năm 2015.
* Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây dừa, tuy nhiên cũng đang dần bị thu hẹp diện tích do tình trạng sâu bệnh và quá trình đô thị hóa. Năm 2009, toàn huyện có 452 ha dừa với sản lượng 2.148 tấn, năng suất bình quân đạt 4,75 tấn/ha; đến năm 2015, diện tích giảm xuống còn 450 ha, sản lượng đạt 2.133 tấn với năng suất bình quân đạt 4,74 tấn/ha.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
Số T
T Hạng Mục ĐVT
Diễn biến qua các năm Tăng (+),
giảm (-) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2009-2010 2011-2015
I Cây lương thực
1 Lúa cả năm
Diện tích ha 55.291 55.483 57.765 56.888 56.987 55.644 54.300 192 -1.183 Năng suất Tấn/ha 5,21 5,50 5,63 5,77 5,88 5,87 5,87 0,29 0,36 Sản lượng Tấn 288.335 305.183 325.489 328.227 334.837 326.654318.470 16.848 13.287
- Đông Xuân
Diện tích ha 19.489 19.517 19.781 19.445 19.435 19.168 18.900 28 -617 Năng suất Tấn/ha 6,84 7,19 7,22 7,42 7,31 7,39 7,48 0,34 0,29 Sản lượng Tấn 133.320 140.239 142.880 144.203 141.980 141.669141.358 6.919 1.119
- Hè Thu
Diện tích ha 19.208 19.253 19.397 19.236 18.903 18.652 18.400 45 -853 Năng suất Tấn/ha 4,82 4,99 5,28 5,39 5,57 5,50 5,43 0,18 0,43 Sản lượng Tấn 92.518 96.150 102.43 4 103.70 0 105.29 5 102.56 4 99.832 3.632 3.682 - Thu Đông Diện tích ha 16.594 16.713 18.587 18.207 18.649 17.825 17.000 119 287 Năng suất Tấn/ha 3,77 4,12 4,31 4,41 4,70 4,62 4,55 0,35 0,43 Sản lượng Tấn 62.497 68.794 80.175 80.324 87.562 82.421 77.280 6.297 8.486
2 Bắp (ngô)
Diện tích ha 250 230 231 184 243 272 300 -20 70
Năng suất Tấn/ha 4,67 5,12 5,22 5,41 5,19 5,68 6,08 0,45 0,97 Sản lượng Tấn 1.168 1.177 1.206 995 1.261 1.543 1.825 9 648
II Cây thực phẩm 1 Rau các loại
- Diện tích ha 952 957 977 940 1.019 985 950 5 -7
Số T T
Hạng Mục ĐVT
Diễn biến qua các năm Tăng (+),
giảm (-) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2009- 2010 2011- 2015 - Sản lượng Tấn 10.516 10.490 10.524 10.197 9.143 12.124 15.105 -26 4.615 2 Đậu xanh - Diện tích ha 142 143 144 145 268 259 250 1 107
- Năng suất Tấn/ha 1,73 1,55 1,56 1,56 1,55 1,59 1,64 -0,17 0,09
- Sản lượng Tấn 245 222 224 226 416 413 410 -23 188
III Cây CN hàng năm 1 Đậu nành
- Diện tích ha 65 32 31 30 44 47 50 -33 18
- Năng suất Tấn/ha 1,77 1,75 1,68 1,73 1,61 1,82 2,00 -0,02 0,25
- Sản lượng Tấn 115 56 52 52 71 86 100 -59 44
2 Mè (Vừng)
- Diện tích ha 65 69 69 53 22 36 50 4 -19
- Năng suất Tấn/ha 0,88 0,84 1,10 0,81 0,77 1,16 1,33 -0,04 0,49
- Sản lượng Tấn 57 58 76 43 17 42 67 1 9
B CÂY LÂU NĂM I Cây CN lâu năm 1 Dừa
- Diện tích ha 452 448 448 449 440 445 450 -4 2
- Năng suất Tấn/ha 4,75 4,74 4,75 4,72 4,50 4,62 4,74 -0,02 0,00 - Sản lượng Tấn 2.148 2.122 2.127 2.118 1.982 2.058 2.133 -26 11
II Cây ăn quả 1 Cam, chanh, quýt
- Diện tích ha 71 49 47 49 29 40 50 -22 1
- Năng suất Tấn/ha 8,17 7,88 9,21 6,98 9,31 9,75 10,00 -0,29 2,12
- Sản lượng Tấn 580 386 433 342 270 385 500 -194 114
2 Chuối
- Diện tích ha 207 209 209 217 203 202 200 2 -9
- Năng suất Tấn/ha 10,07 10,61 10,61 9,34 9,49 11,23 13,00 0,54 2,39 - Sản lượng Tấn 2.084 2.217 2.218 2.027 1.927 2.264 2.600 133 383
3 Bưởi
- Diện tích ha 37 38 38 39 16 46 75 1 37
- Năng suất Tấn/ha 8,43 9,50 8,74 10,46 12,75 11,31 11 1,07 1,50
- Sản lượng Tấn 312 361 332 408 204 515 825 49 464
4 Nhãn, vải, chômchôm
Số T T
Hạng Mục ĐVT
Diễn biến qua các năm Tăng (+),
giảm (-)
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2009-
2010
2011- 2015
- Năng suất Tấn/ha 4,25 3,77 4,46 4,61 5,98 5,53 5 -0,47 1,33
- Sản lượng Tấn 463 419 553 558 568 539 510 -44 91
5 Xoài
- Diện tích ha 420 396 342 345 313 407 500 -24 104
- Năng suất Tấn/ha 3,38 3,58 3,58 4,56 4,61 4,73 5 0,20 1,22
- Sản lượng Tấn 1.418 1.416 1.225 1.572 1.442 1.921 2.400 -2 984
6 Cây ăn quả khác
- Diện tích DT (ha) 244 266 266 271 396 386 375 22 109
- Năng suất Tấn/ha 5,38 5,20 4,65 4,15 6,21 5,99 5,77 -0,19 0,57 - Sản lượng SL (tấn) 1.313 1.382 1.236 1.126 2.458 2.310 2.163 69 781
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thới Lai.
* Cây ăn trái: Ngoài thế mạnh cây lúa, Thới Lai có hơn 900 ha vườn cây ăn trái các loại, như: cây ăn trái có múi (cam, chanh, quýt, bưởi), chôm chôm, nhãn, vải, xoài và chuối,… và gần 400 ha vườn tạp, tập trung chủ yếu tại xã Trường Thành, Định Môn,… Các xã này nằm kề huyện Phong Điền, là địa phương có diện tích vườn cây ăn trái lớn nên có điều kiện rất thuận lợi để phát triển vườn cây ăn trái cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian qua, huyện đã định hướng nông dân trồng các loại cây ăn trái đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường như xoài cát Hòa Lộc, nhãn IDO, dâu Hạ Châu, vú sữa, cam mật, măng cụt,… Đồng thời đẩy