Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Một phần của tài liệu bao-cao-thuyet-minh-dieuchinh-thoi-lai-2020-1-16374012920962906000 (Trang 103 - 105)

I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.3. Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

1.3.1. Khu vực chuyên trồng lúa nước

Ổn định vùng trồng lúa tập trung theo quy hoạch đất lúa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; phù hợp với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; gắn với thực hiện chính sách bảo vệ, quản lý và phát triển đất lúa theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ.

Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại tại các khu vực trồng lúa tập trung, tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Khuyến khích, tạo điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khâu giống và chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần từng bước cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người trồng lúa, địa phương có vùng lúa tập trung.

Định hướng đến năm 2020, diện tích chuyên trồng lúa nước của huyện có diện tích khoảng 18.700 ha và xây dựng 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp xanh, sạch, chất lượng.

1.3.2. Khu vực cây ăn trái

phát triển các vùng cây ăn trái tập trung và các mô hình nhà vườn trong các khu dân cư. Hỗ trợ nông dân cải tạo diện tích vườn tạp, vườn cũ, sử dụng các giống mới, giống đặc sản, nâng dần tỷ lệ diện tích vườn cây ăn trái theo hướng GAP nhằm tăng năng suất và phẩm cấp trái cây. Ổn định diện tích cây ăn trái khoảng 1.800 ha vào năm 2020

1.3.3. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ

Xây dựng đô thị Thới Lai có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, kết nối thông suốt giữa đô thị với thành phố và các huyện lân cân; các công trình công cộng được bố trí phù hợp, đảm bảo bán kính phục vụ và đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của người dân. Là một đô thị xanh, sạch, đẹp, có sự gắn kết hài hoà các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người – văn hoá trên một không gian phát triển đô thị bền vững; gắn phát triển đô thị với phát triển du lịch và dịch vụ.

Phát huy vai trò, vị trí trung gian kết nối của Thới Lai đến các quận, huyện của thành phố Cần Thơ với các tỉnh bạn (nhất là tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang). Phát triển hệ thống thương mại, logistics (phân phối, bán buôn) dọc các trục và tại nút giao giao thông - kinh tế quan trọng trên địa bàn như sông Ô Môn - kênh Xáng Ô Môn - kênh Thị Đội - Đường tỉnh 919 - Đường tỉnh 922, Bà Đầm - Trường Xuân A, kênh Ngang - xã Đông Thuận.

Tổ chức không gian đô thị được hình thành trên tuyến chính, các điểm nhấn đô thị được hình thành chủ yếu tại các nút giao giữa các trục ngang, dọc của đô thị. Kiến trúc nhà ở vừa đảm bảo công năng, vừa đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị khi phối hợp với công trình phục vụ công cộng trên các trục phố chính. Nhà cao tầng, nhà phố liên kế được xây dựng ở gần trung tâm huyện. Các khu nhà vườn được xây dựng trên các tuyến đường ven đô thị nhằm đảm bảo yêu cầu diện tích đất sử dụng, sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị; đồng thời, là khu chuyển tiếp giữa ruộng vườn và đô thị.

Định hướng đến năm 2020, khu trung tâm đô thị - thương mại - dịch vụ của huyện có diện tích khoảng 900 ha.

1.3.4. Khu du lịch

Du lịch sinh thái sẽ là ngành thế mạnh và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, đồng thời có chính sách thỏa đáng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, biến những khu vực có giá trị cảnh quan thiên nhiên, về văn hóa, lịch sử thành những điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

Tăng cường công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư và tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài thành phố đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; tạo các điều kiện ưu đãi thu hút đầu tư các dự án khu du lịch, khách sạn, nhà hàng đủ điều kiện thu hút du khách trong và ngoài nước lưu trú dài ngày, đưa du lịch trở thành ngành dịch vụ tạo ra nguồn thu lớn cho địa phương.

Huy động các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, tạo các điều kiện ưu đãi thu hút đầu tư các dự án khu du lịch, khách sạn, nhà hàng đủ điều kiện thu hút du khách trong và ngoài nước lưu trú dài ngày. Đầu tư tu bổ, tôn tạo các điểm di tích văn hóa, lịch sử có trên địa bàn (đặc biệt là Di tích chiến thắng Ông Đưa, xã Định Môn) gắn với phát triển du lịch. Hợp tác với các địa phương bạn hình thành các tour, tuyến du lịch.

Một phần của tài liệu bao-cao-thuyet-minh-dieuchinh-thoi-lai-2020-1-16374012920962906000 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)