III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước
quản lý nhà nước về đất đai
3.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều văn bản điều hành việc quản lý và sử dụng đất đai theo thẩm quyền, góp phần đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống cũng như tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Bên cạnh đó, đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, buổi tập huấn pháp luật đất đai, chuyên môn, nghiệp vụ cho lãnh đạo ban ngành, đoàn thể của huyện; cán bộ lãnh đạo, tư pháp, địa chính, xây dựng, một cửa tại địa phương; mở các lớp tuyên truyền học tập các văn bản pháp luật đất đai nhằm không ngừng nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai cho cán bộ, người dân; góp phần từng bước đưa công tác quản lý đất đai tại địa phương vào nề nếp.
3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Trước 23/12/2008, Thới Lai thuộc huyện Cờ Đỏ. Thực hiện Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 25.566,30 ha diện tích tự nhiên và 126.842 nhân khẩu của huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai. Huyện Thới lai có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai. Địa giới hành chính huyện Thới Lai được rà soát lại và quản lý hồ sơ địa giới hành chính từ huyện xuống đến xã – thị trấn.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện Thới Lai là 26.693,39ha gồm 13 đơn vị hành chính xã, thị trấn với 108 ấp.
Bảng 12: Diện tích các xã trong huyện Thới Lai theo kiểm kê đất đai năm 2015
STT Đơn vị hành chính Diện tích(km2) Số ấp (người)Dân số Mật độ dân số(người/km2) Tổng số 26.693,4 108 122.815 5
STT Đơn vị hành chính Diện tích(km2) Số ấp (người)Dân số Mật độ dân số(người/km2) 1 Thị trấn Thới Lai 972,13 7 10.832 11 2 Xã Thới Thạnh 1467,94 11 11.472 8 3 Xã Tân Thạnh 1751,43 6 7.825 4 4 Xã Xuân Thắng 1361,41 7 6.564 5 5 Xã Đông Bình 2959,04 8 9.244 3 6 Xã Đông Thuâ ̣n 3128,67 9 9.625 3 7 Xã Thới Tân 1812,3 8 6.937 4 8 Xã Trường Thắng 2295,35 12 10.945 5 9 Xã Định Môn 2212,3 8 10.820 5 10 Xã Trường Thành 1949,19 10 11.542 6 11 Xã Trường Xuân 2900,54 8 12.912 4 12 Xã Trường Xuân A 1868,2 6 6.515 3 13 Xã Trường Xuân B 2014,89 8 7.582 4
3.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
* Công tác khảo sát, đo đạc, lâ ̣p bản đồ địa chính: Đây là nô ̣i dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý đất đai; đảm bảo cho công tác quản lý đất đai được chính xác, chă ̣t chẽ đến từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng đất trên địa bàn; đồng thời là dữ liê ̣u đầu vào cho viê ̣c xây dựng hê ̣ thống thông tin đất đai mô ̣t cách khoa học, hiê ̣n đại, tin học hóa cao.
* Công tác lập bản đồ hiện trạng; bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Đây là nô ̣i dung mang tính chất định kỳ nhằm phục vụ cho công tác điều hành, lãnh đạo của các cấp chính quyền; cũng như đánh giá mô ̣t cách tổng quát tình hình sử dụng, biến đô ̣ng đất đai và định hướng sử dụng đất tại địa phương.
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: được thực hiê ̣n định kỳ 5 năm mô ̣t lần cùng với đợt tổng kiểm kê đất đai ở tất cả các cấp. Trong kỳ kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 được thực hiê ̣n theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những đổi mới trong phương pháp, trình tự thực hiện, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của các kỳ kiểm kê trước. Theo đó, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp xã được biên tập từ bản đồ khoanh đất (bản đồ sử dụng để truy xuất số liệu kiểm kê đất đai) nên nội dung bản đồ phản ánh chính xác và thống nhất với số liệu kiểm kê đất đai. Ngoài việc khoanh vẽ biến động đất đai theo hệ thống hồ sơ địa chính, huyện đã sử dụng bổ sung nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh cập nhật đến cuối năm 2014 để đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của quá trình khoanh vẽ, cũng như điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Từ đó, xây dựng được một bức tranh chân
thực về thực trạng sử dụng đất trên địa bàn. Hiện nay, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 cấp xã và cấp huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, (Bản đồ cấp huyện tỷ lệ 1/25.000, bản đồ cấp xã - thị trấn tỷ lệ 1/10.000 đến 1/5.000). Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác điều hành, chỉ đạo của các cấp chính quyền; làm cơ sở cho việc định hướng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Theo quy định của Luâ ̣t Đất đai năm 2013, bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lâ ̣p cho giai đoạn 10 năm, bản đồ kế hoạch sử dụng đất được lâ ̣p cho hàng năm trên cơ sở bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyê ̣t.
Năm 2014, huyện đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyê ̣t. Đây là căn cứ để các cơ quan chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiê ̣n viê ̣c giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn. Tuy nhiên, qua thời gian 5 năm sử dụng, cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hô ̣i, nhiều nô ̣i dung trong bản đồ đã không còn phù hợp, cần thiết phải tiến hành điều chỉnh, câ ̣p nhâ ̣t bổ sung; làm căn cứ cho viê ̣c lâ ̣p bản đồ kế hoạch sử dụng đất các năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
* Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất: toàn huyện có 3 nhóm đất chính, đất phù sa, đất phèn và đất nhân tác. Trên cơ sở tổng hợp 6 yếu tố tự nhiên được phân chia theo các cấp độ khác nhau gồm: Loại hình thổ nhưỡng, tầng đất có glây - kết von, độ sâu ngập, thời gian ngập, điều kiện tưới và điều kiện tiêu để tìm ra những khoanh đất có những đặc điểm tương tự giống nhau, các khoanh đất này được gọi là các đơn vị đất đai, toàn huyện có 13 đơn vị đất đai, mỗi đơn vị đất đai coi như một tổ hợp các yếu tố tự nhiên, từ đó đã xác định được 6 vùng thích nghi cho sản xuất nông nghiệp. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để ngành ngành nông nghiê ̣p tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiê ̣p, đảm bảo bố trí giống cây trồng, vâ ̣t nuôi phù hợp với điều kiê ̣n thổ nhưỡng tại địa phương.
* Công tác điều tra xây dựng giá đất: Thực hiện Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân huyện Thới Lai đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 và đã được phê duyệt tại Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ. Theo đó, đã rà soát 100% việc phân loại khu vực, loại đường và vị trí đất đối với từng loại đất được quy định
tại Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ; đối chiếu với thực địa quản lý, sử dụng đất tại địa bàn của từng đơn vị hành chính cấp xã (thị trấn), để bổ sung phân loại vị trí đất đối với những diện tích đất chưa được quy định phân loại và điều chỉnh lại những vị trí đất có thay đổi do được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp kết cấu hạ tầng. Kiểm tra xem xét lại mức độ chính xác của từng phạm vi chỉ giới đất đã được xây dựng để xử lý lại cách ghi cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài, đáp ứng yêu cầu tra cứu áp dụng trong thời hạn ít nhất là 05 năm.
Đồng thời, trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng giá đất cụ thể, làm cơ sở để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất, tính tiền bồi thường đất khi Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất.
3.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện đã được Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyê ̣t tại Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện đã lâ ̣p kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến từng năm, làm căn cứ thực hiê ̣n viê ̣c thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn. Trong đó, các dự án đăng ký phải được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch hoặc có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo tính khả thi cao của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, từng bước khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” xảy ra trong những kỳ quy hoạch các giai đoạn trước.
Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện công bố công khai tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử và tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để các ngành, địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân được biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã được phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên trên địa bàn huyện.
Đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời đáp ứng nhu cầu đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân.
3.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, sau đó thay thế bằng Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất với các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Cần Thơ, Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Theo đó, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật Đất đai còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư,…
Việc thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương, người dân tin tưởng và ủng hộ các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của chính quyền; góp phần đảm bảo được tiến độ của các dự án đầu tư trên địa bàn.
3.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
a. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính
Đến nay, huyện chỉ mới đo đạc xong bản đồ địa chính chính quy của thị trấn Thới Lai nên gây khó khăn cho công tác lập và quản lý hồ sơ cho cả huyện. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; đảm bảo công tác quản lý đất đai được chặt chẽ, chi tiết đến từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng đất. Do đó đề nghị sớm triển khai dự án đo đạc tổng thể lập bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới tốt hơn.
b. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ngành tài nguyên môi trường huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đề ra giải pháp, lộ trình thực hiện cụ thể, chặt chẽ.
3.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai
- Công tác kiểm kê đất đai: được thực hiê ̣n định kỳ 5 năm mô ̣t lần ở tất cả các cấp. Kiểm kê đất đai được thực hiện từ dưới lên trên, từ chi tiết, cụ thể đến