II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
2.3. Phân tích, đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
sử dụng đất
Theo tính toán của các nhà khoa học, trong 50 năm qua nhiệt độ ở nước ta đã tăng lên 0,5oC làm mực nước biển dâng trung bình 3,2mm/năm, gây ra những hiện tượng tiêu cực như biển xâm thực, nhiễm mặn ở các địa phương ven biển ngày một nghiêm trọng.
Từ năm 1978 đến 2008 nhiệt độ không khí trung bình tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long đã gia tăng khoảng 0,5OC; sự suy giảm lượng mưa năm
không thấy rõ, tuy nhiên trong 10 năm từ 1998 đến 2008 lượng mưa có khuynh hướng giảm 200 mm.
Trong 30 năm ẩm độ không khí có khuynh hướng suy giảm 1,0%, nhưng nếu xem xét trong 10 năm gần đây thì mức suy giảm là 2,0%.
Tốc độ gió có chiều hướng giảm dần. Theo số liệu thống kê, năm 1998 tốc độ gió trung bình năm 10,4m/giây, đến năm 2004 là 9,084m/giây và năm 2008 chỉ còn hơn 3,0 m/giây.
Nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm lượng băng tuyết tích tụ trên thượng nguồn sông Mekong, nhiệt độ không khí tăng cũng gây biến đổi khí hậu làm cho chế độ mưa của lưu vực bị thay đổi. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2007, mực nước cao nhất tại Tân Châu, khu vực đầu nguồn tiếp nhận sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam bị thấp xuống gần 0,8m, trong khi đó mực nước cao nhất tại Cần Thơ lại tăng lên 0,3m. Hiện tượng này chứng tỏ nước biển đang xâm nhập vào Đồng bằng sông Cửu Long vì trong thời gian đó lượng mưa đang suy giảm.
Trên cơ sở đánh giá cụ thể mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực, các ngành nghề và đối tượng trên địa bàn sẽ xây dựng hệ thống mốc cao độ tại các khu dân cư, cung cấp cốt cao độ xây dựng và cảnh báo mức độ nguy cơ ngập lũ. Tiến hành khảo sát và xây dựng các khu tái định cư tại chỗ, các cụm dân cư vượt lũ cho những khu vực có nguy cơ ngập sâu do biến đổi khí hậu.
Xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo khép kín vùng sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu áp dụng công nghệ trữ nước ngọt vào mùa mưa để sử dụng trong mùa khô hạn. Quy hoạch, duy tu bảo dưỡng và xây mới hệ thống cấp nước và xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác hại và từng bước thích ứng tốt hơn với điều kiện biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu điều tra cơ bản về biến động lòng sông và bờ sông, từ đó đề xuất các biện pháp phòng chống sạt lở bờ sông cho phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Từng bước đầu tư xây dựng hệ thống tường kè bảo vệ bờ, chống sạt lở cho các khu vực bị sạt lở do tác động của biến đổi khí hậu.
Khi xây dựng hệ thống đường giao thông phải nghiên cứu, khảo sát kỹ về hướng tuyến; đảm bảo đồng bộ với hệ thống kênh rạch, cầu cống hiện có trong việc tiêu thoát lũ. Các tuyến đường khi xây dựng phải có cao trình lớn hơn so với dự báo ngập lũ, đảm bảo kết hợp đa mục tiêu giữa giao thông với đê bao chống lũ.
Nghiên cứu đổi mới quy trình trồng trọt, chăn nuôi; sử dụng giống cây trồng, vật nuôi mới, để tăng tính thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất
nông nghiệp.
Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân.