I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
- Phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của thành phố, của huyện và các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển; khai thác nội lực đóng vai trò là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triến kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ và toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Ưu tiên đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và nhân lực); đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà huyện có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh như sản xuất lúa chất lượng cao, cây ăn trái, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng, dịch vụ kho bãi và vận tải hàng hóa,...
- Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng với phát triển các lĩnh vực xã hội, nhất là giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao; coi phát triển, xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục.
- Quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt. Gắn quá trình phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới với phát triển các ngành kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất bền vững, có hiệu quả kinh tế cao.
- Phát triển kinh tế ở mức độ phù hợp, đảm bảo tính bền vững, gắn phát triển kinh tế với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế phải đồng thời với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực đô thị với nông thôn.
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.