Ấm Tử Sa dáng long đán

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 33 - 43)

Ấm Tử Sa dáng Long Đán

Long đán được dịch nghĩa là: Trứng rồng, đúng như tên gọi thân ấm có hình dáng giống như quả trứng, ngoài ra đặc điểm nỗi bật khác là có phần vòi ngắn rót thẳng quai ấm ngược rất giống với ấm dáng tây thi. Đây là một trong những dáng ấm tử sa kinh điển được nhiều người chơi ấm yêu thích. Về tên gọi Ấm Long Đán khời nguồn: cách tạo hình ấm Long Đán dựa vào dáng hình quả trứng, trong thi kinh “Tì hưu xuất thế ”có ghi chép: Tì Hưu là thái tử của rồng từ trong trứng rồng đập vỡ đi ra, con trong dân gian Tì Hưu còn có ý nghĩa phong thủy, “Nhà có Tì Hưu vạn sự đều tốt”là hàm ý trong đó, còn trong văn hóa đông phương thì rồng là cao nhất trong các hình ảnh về cát tường, dựa vào trứng rồng đặt tên gọi cho dáng ấm là cách gọi cho sự viên mãn và cát tường.

ấm tần quyền

Tần Quyền ở đây có nghĩa ám chỉ nhà Tần với quyền lực và sức mạnh thống nhất trung hoa. Ấm có vòi ngắn, tổng thể toát lên vẻ mạnh mẽ ngắn gọn nhưng đơn giản rộng rãi. Sách vở không ghi lại chính xác ai là người đầu tiên làm ra dáng ấm tần quyền chỉ biết là từ cuối đời nhà Thanh có Mai Hữu Trúc cùng Vận Thành chế tạo nhưng trước đây quai ấm tròn đơn giản như vành tai sau này được biến tấu thành hình rồng cách điệu, và tạo thành dáng ấm Tần Quyền như ngày nay ta thấy.

12. Ấm Chuyết Chỉ

ấm chuyết chỉ

Hình dạng đặc thù của Ấm Tử Sa Chuyết Chỉ tạo tác đơn giản không cầu kỳ như có nhiều hình cầu và bán cầu xếp chồng lên nhau và cái tên chuyết chỉ có nghĩa là trùng trùng điệp điệp xếp chồng lên nhau. Trong cuốn tạp chí huyện Nghi Hưng có nhắc đến chiếc ấm tử sa đáng giá ngàn vàng đó chính là chiếc ấm chuyết chỉ này nhưng một phần là do người sáng tạo ra dáng ấm này là đại sư ở nghi hưng là Thiệu Đại Hanh.

Ấm Tử Sa Cà Đoạn

ấm cà đoạn đất tử sa

Tên ấm phản ánh chính xác hình dáng ấm như quả cà tím chín trên cây. Chất đất để làm nên dáng ấm này chuẩn nhất là đất tử sa màu tím sẫm, khi đó sẽ thể hiện hết được vẻ đẹp tự nhiên và tính sinh động của ấm. Ngoài ra đặc điểm nổi trội nhất của dáng ấm này là dòng nước rót ra mịn và tĩnh rất đẹp.

Ấm Tử Sa Hư Biến

Ấm Hư Biến

Ấm Hư Biến được sáng tạo từ cuối đời nhà Minh, có rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng đã phỏng lại dáng ấm này trong lịch sử ấm tử sa và loại ấm hư biến làm bằng đất tử sa màu tím sậm là quý hiếm

nhất. Về mặt chế tác ấm hư biến là dáng ấm tử sa khó chế tạo thủ công nhất, đầu tiên phải làm phần thân ấm trước rồi từ từ vỗ cho thành hình dạng dẹt, dẹt nhưng không được hỏng vì vậy cần một lực chính xác nếu không sẽ phải làm lại từ đầu. Ấm hư biến được coi là đỉnh cao của nghệ thuật làm ấm tử sa thủ công và là dáng ấm để các nghệ nhân thi thố trình độ làm ấm. Có người đã từng nói: “Làm ấm thấp đi một phân thì độ khó tăng lên một bậc ”.

15. Ấm Tiêu Anh

Ấm Tiêu Anh

Được sáng tạo từ cuối triều đại nhà Minh, toàn dáng ấm toát lên vẻ mạnh mẽ sắc nét và kiên quyết nên còn gọi là ấm anh hùng lãng tử như vẻ bề ngoài nồng nhiệt ở bên trong và đầy hào sảng.

Ấm Tử Sa dáng Đức Trung

Đức Chung Là ấm kiểu chuông, ấm có hình dáng trang nghiêm ổn định tỉ lệ và cấu trúc cân đối, phong cách thoải mái đơn giản và mộc mạc. Ấm thể hiện kỹ năng chế tạo đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sản xuất ấm tử sa cơ bản và truyền thống. Nghệ nhân nổi tiếng nhất làm dáng ấm Đức Trung là Thiệu Đại Hanh, ấm của ông đa phần là ấm trơn hình khí nặng nề, họa tiết cường điệu, kết cấu nghiêm túc và thường làm bằng chu sa nhuận sắc.

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 33 - 43)