Ấm Bột Tể (Củ Mã Thầy)

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 87 - 89)

Ấm tử dáng Bột Tể

Trong thời tiết đầu đông, cũng là lúc thu hoạch củ Mã Thầy, Cũ Mã Thầy màu nâu đen, nó là thứ củ mà lũ trẻ con rất thích ăn, củ mã thầy bám vào trong lớp đất bùn, hình dáng bên ngoài rất mộc mạc, mộc mạc đến nỗi dường như có chút gì thô kệch. Song, một khi đã dùng nước rửa sạch, bỏ đi cái lớp vỏ đất phía bên ngoài thì một màu long lanh óng ánh hiện ra, bên trong lõi là một màu trắng tinh như ngọc. Chính vì vậy mà dáng ấm tử sa bột tể hàm chứa rất nhiều điều thú vị. Thân ấm được nặn bằng một loại đất có màu đỏ như son, tạo cho chúng ta có giảm giác vững chắc của thân ấm, trong nghệ thuật tạo hình của Tưởng Dung, bà không câu nệ về hình thức nhưng trái lại nó lại phô trương được thủ pháp nghệ thuật điêu luyện của bà, những chi tiết nhỏ nhặt nhất của chiếc ấm cũng đều toát lên sự tỉ mỉ và tinh tế đến mức hoàn hảo. Và nó đặc biệt ở chỗ cái nắp ấm có hình mầm của cũ mã thầy, đây chính là cái mà người ta gọi là “vẽ rồng điểm mắt “chính là ở chi tiết này. Nó tạo cho người xem một cảm giác thôi thúc, sôi động của các thủa

ấu thơ mà nó đã qua từ rất lâu rồi. Nó chính là cấu tứ, là điểm nhấn của chiếc ấm này. Có lẽ Đại sư Tửng Dung yêu củ mã thầy như thế là vì nó là thứ củ mộc mạc giản đơn, ở trong bùn dơ nhưng trong nó lại là một màu trắng trong như ngọc. Với dáng hình của củ mã thầy, lại được tạo từ đất tử sa, hội tụ tinh hoa của đất trời. Chiếc ấm này mang đến cho người sử dụng cảm giác tâm hồn được gột rửa hết những khói bụi hồng trần.

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 87 - 89)