Ấm Tử Sa dáng Tùng Trúc Mai

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 113 - 130)

Tùng, Trúc không héo tàn khi đông đến, Mai thì đón giá lạnh mà nở hoa, cổ nhân thường gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu”(Tức 3 người bạn trong mùa đông). Từ trước đến nay Tùng, Trúc, Mai luôn được các nghệ nhân làm ấm ngưỡng mộ và sự ca tụng đặc biệt của các tao nhân mặc khách. Vòi ấm và quai ấm được tạo hình giống như cành mai, thân ấm lại được trang trí bằng những nhánh mai, dáng ấm thể hiện sự đoan trang tinh tế vô cùng tao nhã. Màu sắc của ấm nhìn rất trang trọng, chất đất mịn nhẵn và làm hoàn toàn thủ công, với sự thuần khiết của đất, mà chất đất Tử Sa lại rất hợp với trà, do đó dùng loại ấm này mà pha trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ (Một loại trà được sản xuất ở vùng Vân nam Trung Quốc được ép thành từng bánh) và thậm chí là hợp với tất cả các loại trà. Tổng thể của cái ấm chúng ta thấy trên thi nở ra và dưới thì co lại, đáy tròn và thu nhỏ, mép ấm được cuốn tròn. Phần nắp ấm gồ lên một chút, núm nắp ấm được tạo hình giống như chiếc cầu từ cành mai, trên cành

mai lại có những nhánh nhỏ nhìn rất sinh động. Ba nhánh nhỏ cong lên tạo thành 1 cành mai ngay trên đỉnh ấm tạo cảm giác có mùi hương phảng phất của hoa mai. Ngoài tạo hình hoa mai thì trúc cũng được tạo hình rất tinh tế như trên phần vòi, nún nắp ấm, nhìn rất tao nhã khiến rung động lòng người. Hay tạo hình tùng cũng vậy, cành tùng được bố trí ở phần miệng ấm, nắp ấm, đôi khi chúng còn được làm từ loại đất màu xanh, cành tùng với những cái u nhô lên, sinh động giống y như thật.

57. Ấm Cung Xuân

Ấm Tử Sa Cung Xuân Mới

Trong lịch sử phát triển của ấm Tử Sa Trung Quốc, tạo tác của ấm Cung Xuân đã đạt được vị trí vô cùng quan trọng, nó đạt tới sự thuần thục trong tạo hình đồng thời nó cũng là sự khởi nguồn của những đỉnh cao sau này, nó đã trở thành biểu tượng của ấm Tử Sa Trung Quốc, nó là chiếc ấm góp phần tạo nên lịch sử của nghề thủ công mỹ nghệ gốm Tử Sa. Ấm Cung Xuân là do một nghê nhân có tên là Cung Xuân thời nhà Minh khoảng giữa niên hiệu Chính Đức và Gia Tĩnh. Ấm Cung Xuân lúc đầu có tên gọi là ấm “Thụ Anh”, sau này để tưởng nhớ người làm ra chiếc ấm này nên lấy tên là ấm “Cung Xuân”, chiếc ấm này được nghệ nhân Cung Xuân phỏng theo quả của cây Ngân Hạnh bi sâu đục, cái cây này bên cạnh chùa Kim Sa. Sau khi nung xong chiếc ấm này thì nó có được phong cách cổ xưa rất đáng yêu. Về sau những loại ấm Tử Sa mô phỏng theo những hình thù ở trong tự nhiên đều trở nên nổi danh thiên hạ.

58. Ấm Tử Sa Thọ Đào

Chúng ta thấy trên tay của Lão Thọ Tinh thường cầm quả đào, chính là loại đào chúc thọ lớn. Truyền thuyết nhân gian kể rằng nếu được ăn loại đào này thì sẽ được hưởng phúc thọ, trường sinh bất lão. Ở đấy chúng ta thấy sự kheo léo và tinh tế của người làm ấm đó chính là chi tiết quả đào ở trên nắp ấm, nhỏ nhắn xinh xắn gây cho người ta cảm giác hưng phấn thích thú. Nhìn nó sinh động như thật như phảng phất chút tiên khí. Thân ấm được tạo tác giống như một quả đào căng mọng, điều thú vị là nhìn ở bất kỳ góc độ nào chúng ta cũng thấy nó giống như hình parabol đều, đường nét rất mượt mà, mượt mà đến nỗi người ta phải rung động.Quả đào

nhỏ trên nắp hướng thẳng lên tạo thành cái núm của nắp ấm, quai ấm chính là một cành đào có độ cong queo, vòi ấm ngắn nhưng lại vểnh lên và lỗ vòi thường hay có hình trái đào.

59. Ấm Tử Sa dáng Cúc Lôi (Nụ Hoa Cúc)

Hoa văn hình múi trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa nhìn mộc mạc mà tinh tế và được rất nhiều người nghệ nhân và trà nhân yêu thích. Lý do mà rất nhiều người thích dáng ấm cú lôi, đó là nó đòi hỏi chất đất phải được tinh lọc rất tỷ mỉ, đất Hồng Ni và Tử Ni là thượng đẳng nhất, với màu sắc tinh khiết và mịn màng, sự đơn giản được thể hiện qua phong cách làm ấm, nhìn tổng thể bố cục chiếc ấm vô cùng đẹp, màu sắc lộng lẫy, nó đẹp như vậy là vì khi tạo tác và khi nung luôn được kiểm tra kỹ lưỡng, độ mịn của đất luôn được coi trọng, phần đất sạn được lọc đến mức tối đa, độ mịn này chúng ta có thể thấy khi chiếc ấm còn chưa nung, nó đạt đến độ tinh xảo trong cảnh giới của nghệ thuật. Những chiếc ấm Tử Sa có hoa văn múi, là do ghép từng múi đất lại với nhau rồi ép lại sau đó được chỉnh lại cho chuẩn. Đây là một thủ pháp rất độc đáo để những nghệ nhân phát huy tay nghề thể hiện sự khác biệt về thủ pháp đồng thời cũng gửi gắm những nét tươi mới vào đó.

Có thể nói kỹ thuật chính là tiền đề để tạo nên chiếc ấm cúc lôi và các chiếc ấm có múi. Có câu danh ngôn nói rằng: “Một người thợ giỏi ngoài kỹ thuật ra thì cũng cần phải có những công cụ để làm nên sự tinh sảo của đồ vật”, những công cụ đó như là: những sợi để uốn cong các múi đất, dao bằng thép lá để tỉa các hoa văn trong và ngoài, kim nhọn để tỉa những đường tinh xảo…việc chế tác đồ thủ công mỹ nghệ không thể làm qua loa đại khái được, lúc nào cũng yêu cầu sự tỷ mỉ kỹ càng thì mới tạo ra được những tác phẩm tinh tế. Công cụ tạo tác ấm Tử Sa, nó bao hàm cả những lí luận về mỹ học, mỗi một sảm phẩm được làm ra lúc nào cũng cần có hai yếu tố đó là “Kỹ”và “Nghệ”. Việc tạo tác hoa văn múi của ấm Cúc Lôi là tương đối khó, không những nó đòi hỏi các cánh hoa phải rõ rang mà nó đòi hỏi phải đồng đều. Thân ấm được chia thành hai phần bằng nhau, hoa văn ở phần trên và phần dưới đối ứng nhịp nhàng, quai và vòi vươn ra xa tạo cho chiếc ấm nhìn giống như một con chim đang bay, còn một điều đặc biệt nữa đó chính là nắp ấm, hoa văn của nắp đòi hỏi phải đối ứng với hoa văn của thân ấm, nhìn từ các hướng ta thấy được sự nối tiếp giữa nắp và thân rất tự nhiên. Tóm lại tất cả các yêu cầu kỹ thuật để tạo nên chiếc ấm này đó là độ mịn màng của da ấm, sự cân đối hài hòa của hoa văn, đó là sự hoàn hảo.

60. Ấm Tử Sa dáng Phật Thủ (Quả Phật Thủ)

Ấm Phật Thủ được làm ra khoảng trước năm 1300. Nguồn gốc của ấm Tử Sa Phật Thủ được cho là xuất phát ở hang đá Long Môn, ở bảo tàng hang đá Long Môn có trung bày tượng một quả phật thủ, tượng quả phật thủ này nhỏ như bông hoa lan, người làm ra nó thể hiện một điều gì đó rất tâm linh khiến người ta nghĩ tới phật Như Lai trong truyện Tây Du Ký, với những phép nhiệm mầu người luôn giúp đỡ Đường Tăng đi Tây Trúc thiển kinh. Vì thế mà tạo hình của nó giống như bàn tay của phật, ấm Từ Sa Phật Thủ có thể xem là 1 trong những chiếc ấm kinh điển của nghệ thuật chế tác ấm Tử Sa. Cái đẹp của ấm này chính là những đường nét tạo tác rất tinh tế và tự nhiên.

61. Ấm Tử Sa dáng Lăng Hoa

Sự hình thành hoa văn múi trong nghệ thuật chế tác ấm Tử Sa, nó là thành quả nghệ thuật của rất nhiều nghệ nhân trong việc phát triển và mở rộng loại hình nghệ thuật này. Trà cụ cũng giống như những đồ dùng trong nhà, trong tạo tác nó luôn được coi trọng về mặt mỹ thuật như phải chú ý đến góc cạnh, đường nét, yêu cầu về hình dáng phải đạt sự cân đối hài hòa. Ấm Lăng Hoa mô phỏng bông hoa Lăng, thân ấm là một khối, chia thành các múi bằng nhau, trên dưới đối ứng. Những đường lồi lõm của các múi rõ ràng, có chỗ to chỗ nhỏ, tỷ lệ cân đối, thanh tú đẹp mắt. Dáng ấm này bắt nguồn từ ấm Tuyến Vân, núm nắp ấm là sự hợp lại của những cánh hoa, miệng ấm làm giống như bông hoa Lăng

nhìn rất tự nhiên, quai ấm cong hợp lý cầm rất thoải mái. Nhìn tổng thể cái ấm ta thấy các múi đều tụ lại một điểm ở trên và ở dưới, không sai một li, nắp ấm cũng chia làm nhiều phần, rất kín đáo, kỹ thuật tinh tế.

62. Ấm Tử Sa Cung Đăng

Ấm Tử Sa dáng Cung Đăng

Cung Đăng(đèn cung đình, đèn lồng), loại tạo hình này có từ thời Ung Chính nhà Thanh, hình dáng ban đầu của nó giống như chiếc đèn lồng, do một ông già thôn Đồn Đầu thiết kế, sau này đèn lồng Đồn Đầu được một quan cấp huyện dâng vào trong cung, đèn lồng Đồn Đầu được xem là cống phẩm lấy tên là Cống Đăng, và nó trở

thành vật phẩm chuyên dụng trong hoàng cung, về sau mọi người đem chữ “Cống”đổi thành chữ “Cung”và nó có tên gọi như bây giờ đèn “Cung Đăng”, ấm Cung Đăng được thiết kế dựa theo dáng của loại đèn này, và có rất nhiều loại hình dáng được làm ra, mới mẻ mà tự nhiên, cổ điển mà đẹp đẽ, dáng vẻ tao nhã, phù hợp với quan điểm về cái đẹp của người xưa và cho đến bây giờ nó vẫn rất được mọi người ưa chuộng.

63. Ấm Tử Sa Phỏng Cổ Như Ý Ấm Tử Sa Phỏng Cổ Như Ý

Phỏng Cổ Như Ý về cơ bản nó vẫn được làm dựa trên ấm Phỏng Cổ chỉ thay đổi cách tân mà thành, xung quanh thân ấm có trang trí hoa văn Như Ý, nhìn tổng thể các hoa văn đan xen đều đặn vào nhau rất thú vị, giữa miệng ấm và nắp ấm tạo tành một đường viền hình tròn, đường viền hình tròm này được chia đều miệng ấm một nửa và nắp ấm một nửa và khi đóng nắp ấm lại nó tạo thành một đường viền hình tròn đầy đặn, có lẽ đây là sự tính toán của người làm ấm, khi rót nước ra đều tự nhiên, quai ấm cũng được cách điệu từ hoa văn Như Ý mà thành, điều này tạo nên sự hài hòa ăn nhập với thân ấm, núm nắp ấm có hình dáng như cái cầu, haì hòa vừa vặn, tổng thể chiếc ấm nhìn vô cùng tinh tế, màu sắc của đất đã tôn lên sự khoan thai, tao nhã.

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 113 - 130)