giếng)
Trông mặt mà bắt hình dong, hình dáng của ấm Tỉnh Lan lấy cảm hứng từ cái tang giếng. Trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc hình ảnh này cũng được nhắc tới nhiều như trong “Mệnh Lí Chi Học”một dáng “Tỉnh Lan”, nói về 2 dáng trong bài thái cực quyền bài thứ 41 đó là “Hồi đầu tỉnh lan trực nhập”. Thực tế trong cuộc sống thì Tỉnh Lan lại dùng để chỉ cái tang giếng và cũng để chỉ cái nắp phẳng trên tang giếng, hay chỉ 1 căn phòng nhỏ.Người xưa đào giếng xong rồi đặt cái tang giếng lên, có khi là có cả nắp đạy, làm mái che, thậm chí biến nó thành nơi dừng chân cho người qua đường vào nghỉ uống nước, mục đích chính là để bảo vệ cái giếng và cũng làm đẹp thêm khung cảnh xung quanh. Tang giếng làm cho miệng giếng cao hơn mặt đất, trong thực tế đời sống chí ít tang giếng cũng có 3 tác dụng:
Thứ nhất là: Ngăn cản đất cát, nước bẩn rơi vào trong giếng nhằm bảo vệ nguồn nước trong giếng sạch sẽ. Thêm nắp đạy ở trên cũng nhằm ngăn cản những đứa trẻ nghịch ngợm ném bẩn xuống giếng, hay những kẻ xấu bỏ độc vào trong giếng.
Thứ 2 là: Để tránh trường hợp trời tối hoặc những người say rượu ngã xuống giếng, đặc biệt là trong mùa đông giá rét tránh sự trơn trượt rơi xuống giếng.
Thứ 3 là: tránh nước ở trong giếng tràn ra bên ngoài, điều này người xưa cho là điều chẳng lành. Còn việc nói tang giếng có tác dụng làm đẹp cảnh quan xung quanh thì có lẽ là do, tang giếng được làm từ những thứ gỗ đẹp giống như trong các gia đình quyền quý và cung điện thời Đường, Tống, Nguyên, thậm chí họ còn dùng cả vàng và ngọc mã não để khảm lên đó. Một lí do nữa đó là tang giếng được khắc chữ rất đẹp, thường là tên gọi của giếng hay là các chữ khác. Sau này chúng được xem như là một thứ có giá trị nghệ thuật rất cao, thể hiện một thời kỳ hưng vượng. Đã có một cuộc khảo cứu về những cái giếng cổ ở Tô Châu chỉ ra rằng, những cái thời Tống Nguyên thì thường làm theo 10 kiểu phổ thông nhất,
tang giếng được làm từ những thứ gỗ quý và được khắc chữ của các nhà thư pháp nổi tiếng, thậm chí là cả các bức họa của các họa gia nổi tiếng như Ngô Hồ Phàm, Chương Thái Viêm…Qua đó có thể thấy được dáng ấm trà Tỉnh Lan rất được trân trọng trong giới nghệ thuật và văn sỹ.
53. Ấm Tử Sa dáng Song Tuyến Trúc Cổ
Tên dáng ấm: Song Tuyến Trúc Cổ (nghĩa là cai ấm có dáng cái trống và có 2 cành trúc)
Lấy trúc làm đề tài, rồi thông qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tạo thành hình cái ấm, thân ấm được nặn giống như thân của cây trúc, cành trúc thì được biến điệu với đầy vẻ tinh tế tạo nên sự cân đối và vững chắc cho chiếc ấm. vòi ấm và quai ấm được tạo giống như những cành của cây trúc, nhìn vô cùng sinh động. Trên nắp ấm một cành trúc được nặn gập lại biến cái nún ấm nhìn trông giống như 1 cây cầu, phía dưới cái núm ấm được tô điểm thêm bằng hình của 1 cái lá trúc. Chiếc ấm này lấy đặc tính của cây trúc để thể hiện phẩm chất thanh tao, tinh tế của người sử dụng. Ấm Song Tuyến Trúc Cổ với tạo hình độc đáo của nó là 1 trong vô vàn những sản phẩm được tạo hình từ đất Tử Sa.