Ấm Ngõa Đương

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 49 - 70)

Ấm Ngõa Đương

Ấm dáng Ngõa Đương mô phỏng các cổ vật từ thời Hán trên thân ấm thường in nổi các văn tự cổ trông như một món đồ cổ có giá trị. Tổng thể dáng ấm đơn giản với thân hình bán cầu, cách chế tác cũng không phức tạp.

Ấm Tử Sa dáng Hợp Hoan

Hợp Hoan ở đây có nghĩa là sum họp vui vẻ, tạo hình tổng thể của ấm như 2 cái chũm chọe úp vào nhau tạo nên thứ âm thanh vui vẻ ngày lễ hội. Ấm Hợp Hoan thường được làm bằng đất chu sa màu đỏ mang ý nghĩa tốt lành giàu có và hạnh phúc. Một chiếc ấm trà chứa đầy những niềm vui, hạnh phúc của những ngày lễ hội, những buổi đoàn viên còn gì có ý nghĩa hơn.

24. Ấm Dương Đồng (Thống)

Ấm Tử Sa dáng Dương Đồng

Ấm Dương Đồng biến thể

Ấm dáng Dương Đồng là một dáng ấm tử sa rất phổ biến và thực dụng, ấm có dạng tròn cao như cái thùng rất giống với dáng ấm tích thông dụng tại Việt Nam. Dáng ấm Dương Đồng được sáng tạo ra cuối đời nhà Thanh, với dáng ấm đơn giản, dễ dùng, rất thiết thực khi pha trà nên đã nhanh chóng được những người yêu thích trà sử dụng phổ biến và trở thành một trong những dáng ấm

truyền thống kinh điển.Các nghệ nhân như Quốc Lương, Vương

Bảo Căn, Cố Cảnh Đan, Hà Đạo Hồng … và rất nhiều nghệ nhân đều có những sản phẩm nổi tiếng với dáng ấm này.

25. Ấm Tư Đình

Ấm Tư Đình

Trong những ấm tử sa đất chu nê thì ấm do các nghệ nhân làm ấm: Huệ Mạnh Thần, Huệ Dật Công, Lu Tư Đình là những nghệ nhân làm ấm giỏi nhất thời Thanh. Ấm Tư Đình thời kỳ đầu có miệng ấm nhỏ, vòi cong nhỏ gọn. Ấm thời kỳ đầu thường khắc chữ tên tác giả bằng dao tre dọc theo viền nắp hoặc khắc ở đáy ấm, mãi sau này mới thay bằng triện đóng ở đáy ấm và vòi ấm thường là một

lỗ không có lưới lọc.Ấm Tư Đình tồn tại trong một thời gian khá

ngắn nhưng được đánh giá cao hơn ấm Mạnh Thần do dáng ấm thanh lịch và tinh xảo hơn, đây là một trong những dáng ấm nổi tiếng nhất trong lịch sử tồn tại của ấm tử sa.

26. Ấm Biển Phúc

Ấm Tử Sa dáng Biển Phúc

Ấm bụng phẳng hoặc bụng trống, người Nhật rất yếu thích dáng ấm này bởi vì ấm bụng lớn, thành mỏng, miệng rộng rất dễ tháo trà rất thích hợp dùng để pha các loại lục trà của nhật. Ngoài ra ưu điểm nữa được yêu thích của dáng ấm này là dòng nước dài và

tròn như một sợi dây, tổng thể ấm rất đối xứng và mạnh mẽ và cân bằng. Nếu nhìn từ trên xuống thì thấy núm, đường tròn của nắp, viền miệng và thân ấm như những đường gợn sóng đồng tâm rất đẹp. Đây thực sự là một dáng ấm kinh điển.

27. Ấm Hán Ngõa

Ấm Hán Ngõa

Ấm Hán Ngõa là một dáng ấm cực kỳ nổi tiếng và có rất nhiều nghệ nhân đã làm lại dáng ấm này. Trong số các nghệ nhân làm ấm hán ngõa thì ấm của Dương Bành Niên là nổi tiếng nhất. Tổng thể dáng ấm Hán Ngõa có hình trụ như một chiếc nồi, dáng ấm ngạo nghễ, vòi ấm ngắn cho dòng chảy thẳng, nắp ấm gần như phẳng, núm hình cung cong nhẹ, thân ấm thường được khắc họa tiết.

28. Ấm Hồ Lô

Ấm Hồ Lô

Ấm Hình Trái Bầu Hồ Lô là một trong các dáng ấm được người chơi ầm tử sa rất yêu thích và luôn luôn mong muốn sưu tầm. Trong đó Ấm Hồ Lô của Dương Bành Niên được đánh giá cao nhất. Vòi ấm Hồ Lô thường thẳng vuông góc với thân ấm và hơi chếch lên, quai ấm có hình nửa vòng tròn, nắp hình núm trái bầu. Tổng thể thân ấm được làm tròn hơi chiết eo rất thanh thoát.

29. Ấm Mỹ Nhân Kiên

Ấm Tử Sa Mỹ Nhân Kiên

Ấm Mỹ Nhân Kiên tạo hình như bờ vai của người thiếu nữ yêu kiều nhưng trang nghiêm, dáng vẻ thanh lịch, quý phái rất mê hoặc. Tổng thể của ấm mền mại uyển chuyển điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, khi vuốt từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối. Đây cũng là phần khó nhất trong việc chế tạo ấm mỹ nhân kiên toàn thủ công.

30. Ấm Trụ Sở (Chân Trụ Đá)

Ấm Trụ Sở cũng là một trong những chiếc ấm do Man Sinh làm ra, cách tạo hình khỏe khoắn mà trang nhã, hình dáng loại ấm này có nguồn gốc từ ấm Trụ Sở thường được dùng phổ biến trong thời xưa. Trụ Sở là hòn đá để kê dưới mỗi cái cột nhà, ngày xưa người ta kê hòn đá dưới mỗi cái cột để tránh cho những chiếc cột gỗ khỏi bị ẩm ướt và mục nát. Nó là vật kê không thể thiếu dưới mỗi cái cột, nó ngoài mục đích là chống ẩm ướt mối mọt cho các cột đồng thời cũng là vật kê nhằm mục đích chịu lực cho cái cột khỏe hơn, cho nên người xưa rất coi trọng nó. Cùng với sự thay đổi của thời gian, nên nó cũng thay đổi, nó không còn là hòn đá kê cột đơn thuần mà nó đã được nâng lên một tầm cao mới của nghệ thuật, nó được điêu khắc trạm trổ với nhiều kiểu hoa văn đa dạng, và sau này nó đã trở thành vật với công năng trang trí, đồng thời cũng là những tác phẩm nghệ thuật. Lấy nó làm ý tưởng sáng tác chính vì thế mà ấm Trụ Sở đã đạt được sự mới mẻ và tinh tế trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa. Lấy hình ảnh chân trụ đá để làm ấm có ý nghĩa

tượng trưng cho sự chắc chắn, vững vàng và bền vững với thời gian. đồng thời cũng là loại ấm được lưu truyền hậu thế.

31. Ấm Nhất Lạp Châu

Ấm Nhất Lạp Châu

Nhất Lạp Châu (Một Viên Ngọc) dáng cổ mang đậm dư vị cổ xưa, trang trọng mà lại giàu thi vị, mang trong mình khí phách tao nhã mà lại không mất đi sự rắn rỏi kiên cường, dáng ấm khiến cho người ta phải say đắm. Dáng ấm Nhất Lạp Châu giống với dáng ấm quả dưa, nó tạo cho người dùng cảm thấy tâm can thanh tịnh, gột rửa những lo âu phiền não của chốn trần gian xô bồ. Nói như vậy là vì có câu: “Nếu tiết trời nóng bức thì nằm xuống lấy quả dưa để lên bụng “. Nhưng dáng của Nhất Lạp Châu lại giống một viên trân châu, hơn nữa nó lại là loại châu tròn ngọc bóng. Thân ấm

giống như một viên ngọc lớn, núm nắp ấm giống như một viên ngọc nhỏ, nó giống như là hình ảnh “Mẫu Tử Châu “(Ngọc Mẹ Con) như hình với bóng nhất phân ly. Do đó bất luận hình dáng ấm được tạo tác thế nào thì hình dáng phóng khoáng của ấm Nhất Lạp Châu đều đạt được sự tinh tế như nhau. Cái gọi là “Thiền Trà Nhất Vị “, đòi hỏi người thưởng trà phải tâm thanh khí tịnh. Ấm Nhất Lạp Châu mang đến chó người dùng một tâm thái an hòa trong cảnh giới của sự tao nhã.

32. Ấm Mạnh Thần (Lê Hình Hồ)

Ấm Tử Sa dáng Mạnh Thần

Trên sách “Gốm Sứ Cổ Trung Quốc”có viết rằng ấm có dáng quả lê đầu tiên được làm ra là từ thời đại nhà Nguyên và rất phổ biến trong triều đại nhà Minh, ấm được đặt tên là Lê Hình Hồ là vì có hình dạng như một quả lê. Huệ Mạnh Thần là người đầu tiên làm ra dáng ấm quả lê nên dáng ấm này nên những dáng ấm phỏng theo sau này đều được gọi là Ấm Mạnh Thần. Ấm Mạnh Thần

thường là các dáng ấm nhỏ, chế tác tinh xảo có triện Mạnh Thần ở đáy. Ấm Thường được dùng rất phổ biến trong Công Phu Trà trung quốc.

33. Ấm Thang Bà

Ấm Thang Bà

Ấm Thang Bà được phỏng dáng theo các ấm dùng để đun nước sôi bằng đồng hay gốm dùng trong gia đình hàng ngày thường được đặt trên bếp lò để giữ nhiệt. Chính vì vậy ấm thang bà có hình dáng rất đơn giản và thực dụng với quan điểm là đơn giản chính là nét đẹp thẩm mỹ cao nhất. Thân ấm tròn hơi dẹt, miệng cao rất cổ kính, vòi ấm thanh thoát dòng nước tốt.

34. Ấm Đường Vũ

Ấm Đường Vũ

Hình dáng của ấm xuất phát từ triều đại nhà Đường, tay cầm do Lục Vũ sáng tạo ra đó là lý do của cái tên Đường Vũ. Ấm Đường Vũ được làm ra với phù hợp với yêu cầu uống trà của người xưa, thời đó người ta dùng chủ yếu là các loại trà bánh và trà nén. Trà được nghiền nhỏ cho vào trong ấm rồi đun sôi trên bếp than (gọi là nấu trà) vì vậy nên ấm có chiếc tay dài làm quai để dễ dàng cầm ấm trên bếp mà không bị bỏng, rất thực dụng. Tay ấm nhìn như cánh chim rất đẹp, tổng thể ấm đơn giản mà cổ kính như lịch sử của nó vậy.

35. Ấm Tuyến Viên

Ấm Tuyến Viên

Đúng như tên gọi điểm đặc trưng nhất của Ấm Tuyến Viên là đường tròn nổi giữa thân ấm và chạy vòng quanh thân ấm. Ấm Tuyến Viên có rất nhiều biến thể nhưng đặc điểm chung và chuẩn dáng nhất vẫn là đường tròn giữa thân ấm như phần nối giữa 2 hình bán cầu hợp lại. Tổng thể thân ấm là các hình cầu dẹt từ thân, nắp, vòi và quai ấm, nhìn trông rất liền mạch và thống nhất. Vòi ấm cho dòng chảy tốt, ấm thường được chế tạo bằng đất tử sa màu tím.

36. Ấm Tập Ngọc

Ấm Tập Ngọc

Ấm lấy phong cách của các đồ dùng bằng ngọc làm chủ đề chế tác.

Thân âm dạng hình trụ bằng nhìn giống như ép 2 miếng ngọc lại với nhau với đường nối là đường gân giữa thâm ấm. Đáy ấm là một hình trụ ấm nhỏ hơn co lại vuông góc với thân ấm. Tông thể thân ấm khí cốt thần tình, vòi ấm và quai ấm tạo dáng vuông bo tròn góc có thêm các hoa văn như cổ ngọc. Nắp ấm có núm cung tròn tạo tác hình cá có khuyên tròn như chiếc vòng ngọc bích. Toàn thân ấm toát lên cách trang trí hài hòa, phong cách thanh lịch, có

vẻ đẹp quyến rũ vượt thời gian.Ấm Tập Ngọc là do Cao Hải

Đường, Châu Quế Trân sáng tạo ra vào năm 1978, ấm thể hiện vẻ đẹp pha trộn giữa văn hóa truyền thống với các hoa văn cổ ngọc với nét đẹp thẩm mỹ hiện đại. Ấm Tập Ngọc được nhà nước Trung Hoa chọn làm lễ phẩm ngoại giao.

Một phần của tài liệu Cac-dang-am-tu-sa-pho-bien (Trang 49 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)