Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ
Ấm Tử Sa dáng Phong Quyển Quỳ có cách tạo hình đơn giản và thanh thoát với những đường cong mềm mại rất tự nhiên, chính điều đó đã khiến dáng ấm này trở thành một trong những chiếc ấm có vẻ đẹp kinh điển trong nghệ thuật truyền thống làm Ấm Tử Sa của Trung Hoa. Nó mang trong mình một nét đẹp rất tự nhiên, vừa sinh động vừa tinh tế, thể hiện một sức sống mãnh liệt, nó tượng trưng cho ý trí ngoan cường và sự trường thịnh bất
suy.Tương truyền rằng dáng ấm Phong Quyển Quỳ này do bà
Dương Phụng Niên em gái của ông Dương Bành Niên một bậc thầy về làm ấm tử sa đời nhà Thanh làm ra, truyện được kể lại rằng mặc dù Dương Phụng Niên mặc dù được sinh ra trong một gia đình làm nghề ấm tử sa có anh trai Dương Bành Niên là một cao thủ về làm ấm đương thời. Nhưng theo tục lệ thời đó thì nghề không truyền cho phận nữ nhi, vì thế mà Dương Phụng Niên lúc đầu
không biết gì về làm ấm tử sa. Có một lần bà đến nơi làm ấm tử sa để lấy bình tưới hoa nhưng vừa mới bước vào cửa bà đã bị anh trai mắng té tát vào mặt, ông nói nữ nhi cấm được vào đây. Lúc đó bà vô cùng tủi thân, và bà đã quyết trí phải học làm ấm tử sa, và từ đó bà chuyên tâm vào việc học làm ấm tử sa. Bà học được mấy năm và đã làm được những dáng ấm đã có từ trước nhưng bà cảm thấy nếu chỉ như vậy thôi thì chưa chứng tỏ được bản lĩnh của mình, và bà luôn mong muốn là phải tạo ra được một dáng ấm mới. Mùa thu năm đó trời bỗng nổi gió to mấy ngày liền, hoa cỏ trong hoa viên bị gió thổi đổ ngổn ngang, bà đang suy tư điều gì đó thì bỗng thấy trên đỉnh một chiếc ấm có dính một nhành hoa, nhưng dáng ấm này trước đây bà chưa từng nhìn thấy. Nhìn kỹ thì hóa ra là nhành hoa Quỳ Tím mà bà đã trồng năm đó, nó bị gió thổi gập xuống rồi lại thẳng lên, cánh hoa cũng bị gió thổi túm tụm lại với nhau, xung quanh các loại hoa khác thì đều bị dập nát, chỉ có hoa quỳ tím là vẫn còn nguyên vẹn. Và thế là chiếc ấm Phong Quyển Quỳ ra đời.