Quần Hoa Đề Lương là chiếc ấm của Vương Dần Xuân làm ra lúc cuối đời, ở thập niên 70, với hơn 70 năm trải nghiệm cuộc đời, do tuổi tác đã cao lại làm việc vất vả vì thế mà ông đã phải nằm viện, vừa khỏi bệnh ông lại tiếp tục công việc không ngừng nghỉ, năm 1972 sức khỏe của ông có vẻ tốt hơn, sau mấy lần làm cuối cùng tháng 5 năm đó ông đã làm ra chiếc ấm để đời với hoa văn nổi đó là chiếc ấm Quần Hoa Đề Lương, chiếc ấm với dáng vẻ thanh thoát, qui cách chuẩn mực, hài hòa cân đối, đường nét miệng và nắp ấm được làm theo chuẩn nghiêm ngặt với lối tạo hình trang nhã theo lối cổ điển, thanh tú phóng khoáng, với kỹ thuật chế tác công phu,
độc đáo mới lạ. Đây có thể nói là một trong những chiếc ấm thành công nhất của ông, đồng thời cũng là chiếc ấm để đời cuối cùng trong cuộc đời ông. Ấm Quần Hoa Đề Lương, thân ấm hình bầu dục, phần dưới trang trí hoa văn hình hoa sáu cánh, lồi lõm xen nhau, miệng ấm trang trí mây và các đường nét ở vai ấm, eo ấm tròn tương phản hài hòa với nắp ấm, nắp ấm trang trí hoa văn hoa củ Ấu, làm nổi bật chủ đề, phần giữa vai ấm trang trí hoa văn thắt nút, trên chiếc ấm này thể hiện rất nhiều loại kỹ thuật, vòi ấm uốn cong ba khúc, quai ấm vuông dẹt giống như một cây cầu thanh tú đẹp đẽ, trang nhã tự nhiên, thể hiện sự giản dị chất phác, mộc mạc, nhã nhặn và nhân cách. Đây là một chiếc ấm hoàn hảo.
65. Ấm Tử Sa Bát Phương Ấm Tử Sa Bát Phương
Ấm Trà Tử Sa Bát Phương Biến Thể
Ấm Tử Sa Bát Phương Quai Xách
Ấm Bát Phương là loại ấm Tử Sa rất hiếm gặp, ngày nay chúng ta thấy nhiều loại ấm kiểu này nhưng đa số là ấm không đạt qui cách, ấm Bát phương làm theo nguyên tắc đó là tròn ẩn trong vuông, các mặt phẳng và vuông vắn, các đường góc phải rõ ràng tạo cho chúng ta cảm giác sắc nét gọn gang thanh tú, xưa nay loại ấm này cũng có nhiều chiếc được làm rất hoàn hảo, đạt được những yêu cầu về qui cách: Đường nét ngay ngắn, các đường góc rõ ràng, cân đối hài hòa. Lấy các đường truc tung và trục hoành làm chủ, đường cong và đường hẹp làm phụ, các đường trục thì ngang phải bằng sổ phải thẳng. Các chi tiết như miệng ấm, nắp ấm, núm nắp ấm, vòi ấm, quai ấm ngoài việc phải cân đối hài hòa ra còn phải đạt được yêu cầu tròn ẩn trong vuông, miệng nắp phải đồng đều, có cương có nhu. 66. Ấm Trà Tử Sa Sư Cầu
Ấm Tử Sa Sư Cầu
Ấm Sư Cầu hay còn gọi là ấm Phục Sư, nó là chiếc ấm uống trà của người dân lúc rảnh rang thường thấy ở thời kỳ Mãn Thanh đầu Dân Quốc, từ “Sư”(nghĩa là sư tử) và từ “Sư”(người thầy) đồng âm với nhau, xưa có chức quan “Thái Sư”, “Thiếu Sư”. Với việc tạo hình như vậy người ta ngụ ý sự may mắn đời đời quyền cao lộc hậu. Chiếc ấm này do Giang Án Khanh làm ra, chiếc ấm này đã đạt giải và gây được tiếng vang trong lần tham gia “hôi chợ các nước Thái Bình Dương ở Panma”năm 1915. Đặc trưng của ấm Sư Cầu là trên nắp ấm có con Sư Tử nằm, nó được nặn mộc mạc tạo cho người ta sự thích thú, nhìn nó mạnh mẽ nhưng lại hiền lành, lỗ thoát khí xuyên qua giữa 2 chân dưới bụng của con Sư Tử nằm cuộn tròn, Công dụng cơ bản của con Sư Tử vân là để làm núm nắp ấm. Thân ấm Sư Cấu thường là hoa văn 4 múi hoặc 8 múi, thân ấm thường không cao, nhưng đại đa số lại làm thân ấm hình cầu là để cho nó hợp với dáng vẻ của con Sư Tử
nằm. Cổ ấm và nắp ấm bắt buộc phải phối hợp hoa văn múi, có hình 4 hoặc 8 góc, do đó thân ấm thường tương đối dẹt nên mép nắp ấm ngắn, điều này rất thuận tiện khi cho trà vào ấm, quai ấm giống như cái tai, vòi ấm được phân ra loại cho dòng nước thẳng và loại cho dòng nước cong, nhưng đa số là loại cho dòng nước cong. Tổng thể mà nói thì đây là loại ấm rất khó làm, nó thuộc loại hoa văn múi và nặn thủ công, nhưng nắp ấm đòi hỏi phải thông và các múi trên nắp cũng đều nhau. Nếu không có kỹ năng này thì thật khó mà làm được loại ấm này.
67. Ấm Trà Tử Sa Cấp Trực
Ấm Cấp Trực, thân ấm có dáng hình ống thẳng, thu vào ở phía trên, cổ ấm ngắn, vòi ấm nhô lên cao, quai ấm cầm rất thuận tiện, hình dáng giống như cái tai, miệng ấm và nắp ấm rất khít, đáy ấm ngay ngắn, về kỹ thuật rất được chú trọng, việc tạo hình thu nhỏ ở phía trên đã tạo ra sự thay đổi biến hóa tạo được sự so sánh giữa to và nhỏ, gữa đường thẳng và đường cong rất rõ ràng, ấm Cấp Trực thể hiện ý vị sâu lắng, mộc mạc cổ sơ, đồng thời nó cũng toát lên được cái vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Và dường như nó muốn truyền tải đến chúng ta tinh thần hiên ngang chính trực đối với người khác.
68. Ấm Tử Sa dáng Kính Ngõa
Ấm Tử Sa dáng Kính Ngõa
Ấm Kính Ngõa hay là ấm Hán Ngõa, chiếc gương đồng chính là nguồn cảm hứng để tạo nên loại ấm này, thân ấm khắc chữ
“Giám thủ thủy, ngõa thừa trạch, tuyền nguyên nguyên, nhuận vô cực”, ý nghĩa trong việc tạo hình loại ấm này rất rõ ràng, vì ngày xưa không có gương, người xưa thường soi bóng mình
trong nước. Sau thời Chiến Quốc đồng thau đã được dùng để làm gương, vì vậy, gương đồng còn gọi là “Giám”. Cho nên từ việc dùng nước để soi, mới có cái gương; “Ngõa thừa trạch”ý nói chiếc ấm như cái đầm chứa nước vậy. “Tuyền nguyên
nguyên”hàm ý nguồn nước tuôn trào không ngừng, gợi cho
chúng ta cảm giác sôi động. “Nhuận vô cực”nó hàm chứa sự vĩnh cửu, nước lại thêm nước, các nguồn nước không ngừng đổ ra biển lớn. Thân ấm dạng ống thẳng, miệng lớn, nắp giống như cái
gương đồng, trên nắp khắc những hoa văn hình tròn tỏa ra, vòi ấm cong ở trên nhưng dưới lại bằng và tròn, quai ấm mặt ngoài phẳng phiu trong trơn bóng, núm nắp là phần ấm chính thu nhỏ nhất của thân ấm, đó chính là qui tắc cơ bản khi làm loại ấm này, dù có cách tân cũng phải giữ được sự thống nhất.
69. Ấm Tử Sa dáng Đại Bân Như Ý
Ấm Tử sa Nghi Hưng Dáng Đại Bân Như Ý
Đại Bân Như Ý là một loại ấm nổi tiếng, do Đại Bân thời Minh thiết kế ra, thời đó có câu”Minh Đại Lương Đào Nhượng Nhất Thời”, khi Đại Bân làm ra loại ấm này đã có ý nghĩa là”Sự Sự Như Ý”, lại có ba chân giống như cái đỉnh, nắp ấm hình tròn lồi lên như là để đè nắp ấm. Trên bề mặt nắp ấm có bốn hoa văn Như Ý đối xứng nhau, độ dày khoảng 1(mm), chế tác tinh sảo, núm nắp ấm có hình bầu dục và có lỗ thoát khí ở đỉnh, lỗ thoát ở phần trong nắp thì to và thu nhỏ ở núm nắp ấm, lỗ thoát hình tròn được làm theo đúng qui cách rất công phu. Vòi ấm uốn cong ba đoạn và thu vào ở bên trong, ấm Đại bân Như Ý mang phong thái nhã nhặn cổ xưa, to mà không thô, nó hoàn toàn thể hiện được phong cách làm ấm thời Đại Bân.
70. Ấm Tử Sa dáng Chuyên Phương
Chuyên Phương là một trong những loại ấm có kiểu tạo hình vuông vắn khá kinh điển, theo như nghiên cứu thì loại ấm này xuất hiện vào khoảng cuối triều Minh, nó là do cao thủ làm ấm thời bấy giờ Hứa Long Văn làm ra, nó từng được lưu truyền ở Nhật. Nhưng người nào làm ra nó đầu tiên thì tạm thời vẫn chưa ai biết, nó là một trong những chiếc ấm hoàn hảo nhất. Thân ấm hình vuông và cao, đường nét bề mặt thì ngay ngắn thanh thoát rất mềm mại, nó cho chúng ta cảm giác của sự thẳng thắn cương trực, miệng ấm hình vuông rất tự nhiên, quai ấm rất vững trắc, núm nắp ấm giống như một cái cầu trên nắp ấm, nắp ấm phẳng và khít, tổng thể chiếc ấm nhìn rất có hồn, toát lên vẻ tinh tế của nó.
Ấm “Tứ Phương Kiều Đỉnh “, đây là chiếc ấm do Ngô Kiềm Thành làm ra trong thời kỳ Dân Quốc. Còn gọi là ấm “Kiều Đỉnh”, tức là chỉ cái núm ở nắp ấm hình cái cầu, Chữ “Đỉnh”(tức cái đỉnh xông trầm) đồng âm với chữ “Đỉnh”(Tức đỉnh, ngọn, chóp). Đáy ấm là hình vuông, các đường góc ở thân ấm được vuốt cong thu lên phía trên, vuông tròn kết hợp. Phần nắp ấm và núm nắp ấm được tạo tác rất đặc biệt, nắp ấm như là nền móng vững chắc, núm nắp ấm được tạo cong như hình dáng một cái cầu, nằm vững trãi trên nắp ấm, hình dáng gãy khúc của núm nắp ấm tạo nên hiệu quả về hình khối rất lớn, đây là đặc thù của loại ấm này. Nhìn phần nắp ấm vô tình lại gợi cho chúng ta cảnh non nước giống như trong tranh sơn thủy, phần khắc trên thân ấm tô điểm thêm cho điều này. Ý niệm nghệ thuật sâu sắc này làm cho người ta phải thán phục.
72. Ấm Tử Sa dáng Nam Qua Đề Lương
Trần Man Sinh là một văn nhân học sĩ, cả đời ông luôn tôn sùng Tô Đông Pha. Lần tổ chức sinh nhật của ông trong một ngày mùa đông, bên bếp lò rừng rực, ông cùng bạn bè uống trà ngâm thơ, một người bạn thâm giao của ông Quách Lâm tay cầm ấm trà vui vẻ nói “Tùng Phong Trúc Lư, Đề Hồ Tương Hô”, hôm nay là sinh nhật của ông Man Sinh, tại sao không lấy xưa dùng nay. Một câu nói làm bừng tỉnh người trong mộng, Man Sinh kinh ngạc khi nghe hai chữ “Đề Hồ”, ông nghĩ ngay đến hai chữ “Đề Lương”, thế là ngay sau khi khách ra về, cả đêm hôm đó ông ngồi vẽ ấm Đề Lương, sửa đi sửa lại mà ông vẫn chưa hài long, thoáng cái trời đã sáng ông bước ra sân, đúng lúc đó ông gặp người hầu gái bưng bát canh bí đỏ đến, Ông dừng lại và đột nhiên có linh cảm, nghĩ đến
việc năm mà Tô Đông Pha trở về quê vui thú điền viên, trong ngoài sân đều trồng bí đỏ, mà chính mình tự cho mình là học trò của Tô Đông Pha, ông bèn lấy bí đỏ làm mẫu để vẽ thân ấm, ông vẽ quai ấm xòe ra ba chân, và đó chính là ấm Nam Qua Đề Lương. Chiếc ấm này có liên quan đến Tô Đông Pha, người mà văn nhân nhã sĩ lúc nào cũng chật nhà. 73. Ấm tử sa dáng Thanh Ngọc Tứ Phương Ấm tử sa dáng Thanh Ngọc Tứ Phương
Ấm Thanh Ngọc Tứ Phương là do bậc thầy về nghệ thuật ngốm sứ Trung Hoa Lí Xương Hồng làm ra, ông là người có học vấn uyên thâm về văn hóa dân tộc Trung Hoa, lấy ý tưởng từ chuông và đỉnh của thời kỳ đồ đồng để tạo hình cho thân ấm. Nhưng vòi ấm, quai ấm, núm nắp ấm lại lấy ý tưởng từ “Ngọc Long”, “Ngọc Ngư”của văn hóa đồ đá Hồng Sơn thậm chí là “Ngọc Tông”của văn hóa Lương Chử. Ông làm chiếc ấm này ẩn chứa nội hàm truyền thống văn hóa sâu sắc, đây cũng là đặc điểm nổi bật của ông trong việc làm ấm Tử Sa. Thân ấm giống cái đỉnh dáng chuông, bòi ấm được làm với dáng vọt lên của “Ngọc Ngư”, đầu gãy khúc hơi cong, thân vòi cho ta cảm giác sinh động, đầu cá và vẩy cá được nghệ nhân dùng các đường nổi để thể hiện, đầu cá chính là đầu vòi ấm, và có đôi ngọc nhãn được nặn ở đầu vòi, việc mô phỏng này làm cho vòi ấm nhìn long lanh rất có thần, quai ấm có hình đầu rồng miệng không mở cắm vào thân ấm như đang thăm dò, chỗ tiếp giáp với thân ấm đầu rồng hơi vểnh lên, trên đỉnh quai ấm có một đường gờ nổi cuộn tròn, nhỏ nhắn tạo được điểm nhấn, ở đầu rồng cũng được trang trí một cặp ngọc nhãn, đây chính là dụng ý nghệ thuật vẽ rồng điểm mắt, như vậy nó thể hiện sự dồi dào sức sống cho chiếc ấm. Núm nắp ấm được thiết kế theo các hoa văn hình thú trên ngọc trong văn hóa Lương Chử của thời kỳ đồ đá mới, núm nắp ấm này tương đối cao, nhưng kết hợp với thân ấm thì nó lại tôn nhau lên, rất ăn khớp. Dưới đáy thân ấm được trang trí bằng ba đường viền, thân ấm được khắc lên loại chữ kim tự. Đây là chiếc ấm có cách tạo hình xuất sắc. 74. Ấm tử sa dáng Hoành Vân
Ấm tử sa dáng Hoành Vân
Đầu Hạ, người bạn thân Nhị Tuyền Hỷ sinh quý tử, Man Sinh đến chúc mừng, trên đường quay trở về trời bất ngờ đổ mưa to, thế là Man Sinh đến ngôi nhà cỏ bên bờ suối tránh mưa, trong chốc lát trời tạnh, chân trời xuất hiện một đường cầu vồng rực rỡ, một đầu ẩn trong mây trời, một đầu ẩn trong khe suối, cứ như cầu vồng
đang uống dòng nước tinh khiết của dòng suối. Điều này khiến cho văn nhân Man Sinh mê mẩn chẳng muốn dời xa. Về đến nhà bất ngờ có một linh cảm xuất hiện, múa bút thành văn vẽ ra một chiếc ấm ông rất ưng ý. Lúc đầu đặt tên là ấm”Ẩm Hồng”nhưng ông thấy cái tên này vẫn chưa ý nghĩa, ông trầm ngâm suy nghĩ lấy và ý của câu”Hoành qua thái hồng, phiêu vu vân đoan”rồi đặt tên là ấm “Hoành Vân”, chiếc ấm này hàm chứa nội hàm văn hóa sâu sắc, tạo hình của ấm thanh thoát, màu sắc tươi sáng, thanh tú nho nhã, chữ khắc trên thân ấm ngụ ý sâu xa, đúng là chiếc ấm của một văn nhân, các chi tiết được làm rất tỷ mỉ, phong cách khoáng đạt. Chiếc ấm này với dáng vẻ thanh thoát, hàm chứa những ẩm ý, chất lượng đất tốt nhất nên da ấm nhẵn bóng mượt mà. Chiếc ấm này đã đạt đến cảnh giới cả về nghệ thuật và văn hóa trong nghệ thuật làm ấm Tử Sa.