Sinh kế trồng rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu download-6JMJX3MA (Trang 34)

2. Các đặc điểm của hệ sinh thái xã hội cấp thôn

2.5.5. Sinh kế trồng rừng phòng hộ

Với cư dân Tân Hải, rừng đóng vai trò vừa là nguồn nước ngầm cho sự sinh tồn của cộng đồng vừa là nguồn vật liệu vô tận cho nhu cầu chất đốt, vật liệu dây dựng mang tính truyền thống và là nguồn thức ăn gia súc … Phần lớn diện tích đất cát trên địa phận hành chính của thôn Tân Hải là rừng phòng hộ do công ty Lâm nghiệp Nam Quảng Bình quản lý. Một số cư dân địa phương được giao một phần đất đai để trồng bổ sung, bảo vệ và quản lý theo các chương trình của nhà nước. Vùng đất cát nội đồng ven biển là nới cư trú của hơn 100 loài cây bản địa, các loài cây bản địa kết hợp với nhau tạo thành rú cát. Do thiên nhiên khắc nghiệt và đất thiếu chất dinh dưỡng nên các rú cát không tạo được cây có sinh khối lớn và nhanh. Từ những năm 1990 người dân cùng với cơ quan lâm nghiệp địa phương chuyển sang việc trồng rừng với các loài cây nhập nội được cho là sinh trưởng tốt trên vùng đất cát và đồng thới đáp ứng nhu cầu gỗ và củi chất đốt cho cư dân địa phương. Mặc dù nguồn cây bản địa trên đất cát duyên hải rất phong phú nhưng cư dân địa phương chọn loài cây trồng rừng phòng hộ là Keo (Acacia spp.) và Phi lao (Casuarina equisetiforlia) do nguồn cây giống dễ làm, dễ tạo hoặc dễ mua mặc dù đây là loài cây có tỉ lệ thành rừng tương đối thấp và không phải là loài cây của địa phương nên khả năng kiến tạo hệ sinh thái vùng cát địa phương khá hạn chế. Sau hơn 20 năm, người dân đã nhận thức được giá trị của những loại cây này. Nguồn sinh kế của một phần cư dân địa phương được mang lại từ hoạt động khoán quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, với diện tích đất lâm nghiệp được giao, các hộ gia đình cũng đã bắt đầu trồng các loài keo chịu hạn và phi lao nhằm mong đợi nguồn thu từ khai thác gỗ củi trong luân kỳ tới. Xét tổng nguồn thu từ rừng chưa thực sự lớn khi so với các nguồn thu tiền mặt khác với các sinh kế đặc biệt địa phương nhưng sinh kế trồng rừng đã mang lại nguồn nước và góp phần lớn vào hệ sinh thái vùng cát ven biển vốn dễ bị tác động do tai biến môi trường và biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu download-6JMJX3MA (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)