Kiến thức, năng lực của cán bộ và người dân địa phương

Một phần của tài liệu download-6JMJX3MA (Trang 50 - 51)

3. Đánh giá tổn thương

3.3.5. Kiến thức, năng lực của cán bộ và người dân địa phương

Điểm mạnh

Khả năng nâng cao dân trí cho cộng đồng là rất cao với sự chú ý quan tâm của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành

Là cư dân vùng duyên hải, mọi sinh kế của họ đều dựa hoàn toàn vào tự nhiên. Người dân có những kiến thức, kinh nghiệmsống dựa vào các điều kiện tự nhiên (đánh bắt hải sản trên vùng biển, canh tác trên đất cát, nuôi cá trên đất cát). Người dân biết rất rõ về những điều kiện thời tiết, khí hậu, cùng với những kinh nghiệm ứng phó với những hình thái khí hậu cực đoan.

Truyền thồng đi biển, đánh bắt cá trên biển là một truyền thống và kinh nghiệm quý báu. Biết rõ về những vùng biển, cùng những tập quán, thời vụ của những loại cá khác nhau. Điều này giúp người dân thích nghi và ứng phó với những điều kiện thời tiết trên biển để phát triển nghề đánh cá.

Giáo dục phổ thông qua nhiều năm với nhiều biến động trong đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng vẫn duy trì được mức độ học vấn cho người dân địa phương. Tạo điều kiện để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các hoạt động nghề nghiệp.

Điểm yếu

Kết quả điều tra với đối tượng cán bộ xã và người dân về ứng phó BĐKH cho thấy các đối tượng này còn chưa có chiến lược có hệ thống về ứng phó biến đổi khí hậu. Cán bộ và người dân đã nhận thấy những thay đổi và những tác động của BĐKH như (nắng nóng, hạn hán, mưa lũ, bão, lốc, rét… ) Họ cũng đã nhận thức được về vai trò của rừng phòng hộ đối với vùng cát ven biển. Họ cảm thấy vui mừng vì chính họ đã đóng góp công sức để trồng và chăm sóc rừng. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ thụ động chứ chưa chủ động trong các kế hoạch ứng phó.

Các hoạt động sinh kế còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Chưa có những chương trình áp dụng những phương pháp tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở địa phương vẫn chưa phát triển tốt. Cán bộ khuyến nông – lâm – ngư chưa là chỗ dựa, chưa là nơi truyền bá kiến thức, chưa là chỗ khuyến khích, là động lực cho sự phát triển sản xuất ở địa phương.

Người dân địa phương biết rõ vai trò của trảng cỏ rười, của rú cát trong việc che bão, gió, che cát cho bóng mát, bảo vệ công trình dân sinh nhưng việc phát triển và mở rộng diện tích cây bản địa trên đất cát chưa được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào.

Những hoạt động sinh kế và sinh hoạt vẫn tác động xấu đến môi trường việc xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi gia súc chưa được quan tâm đúng mức.

Nhận thức về EbA trong ứng phó BĐKH là khá mới. lãnh đạo địa phương các cấp cũng như người dân vẫn quen nghĩ đến những giải pháp công trình cho ứng phó BĐKH. Điều này là một khó khăn trong việc chủ động tìm hiểu, và tiếp nhận những cách thức của EbA.

Một phần của tài liệu download-6JMJX3MA (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)