3. Đánh giá tổn thương
3.2.4. Đánh giá tác động đến hệ sinh thái rừng phòng hộ trên cát
Biến đổi khí hậu, tác động do biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường đến hệ thống rừng phòng hộ trên cát có mối quan hệ hữu cơ và tương hỗ lẫn nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất là rừng phòng hộ đóng vai trò giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường do khả năng cải tạo tiểu khí hậu và mang lại khí hậu ôn hòa cục bộ cho địa phương. Kết quả phòng vấn và phân tích của cộng đồng cho kết quả ở bảng 17.
Bảng 17. Đánh giá tác động cho sinh kế trồng rừng phòng hộtrên đất cát do biến đổi khí hậu Các yếu tố BĐKH Tính lộ diện Của nghề trồng rừng phong hộ trên cát Mức độ lộ diện Tính nhạy cảm với nghề trồng rừng phong hộ trên cát Mức độ nhạy cảm Đánh giá tác động Nhiệt độ tăng
cao hơn vào mùa nóng
Nhiệt độ tăng cao hơn vào mùa nóng (tăng 2oc năm 2050 và tăng 3,8oc năm 2100) – nguy cơ hạn hán
Trung bình
- Nhiệt độ cao hơn làm tăng tính khô hạn - Có thể gây chết cây rừng trên diện tích lớn - Có thể là tác nhân gây cháy rừng Trung bình Trung bình
Lượng mưa tăng vào mùa mưa
Lượng mưa tăng vào mùa mưa (tăng 5% năm 2050 và tăng 10% năm 2100) Thấp - Ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và nghề trồng rừng tại địa bàn nghiên cứu Thấp Thấp
Lượng mưa giảm vào mùa khô
Lượng mưa giảm vào mùa khô (giảm 5% năm 2050 và giảm 10% năm 2100)
Cao - Gây khô hạn cục bộ và có thể gây cháy rừng khi không có lượng mưa nhỏ trong mùa khô - Giảm nước ngầm gây
chết khô
- Tác nhân gây cháy rừng
Trung bình
Trung bình
Bão, giông, lốc Bão, dông lốc thất thường, cường độ lớn hơn, bão xuất hiện muộn hơn
Cao - Đối với rừng trồng có thể gây gãy đổ nhưng không quá nghiêm trọng
- Với đối tượng rú cát, rừng tự nhiên không có tác động đáng kể
Thấp Thấp
Nước biển dâng Nước biển dâng, kết hợp triều cường
Thấp - Không có ảnh hưởng Thấp Thấp
Nguồn: Phương pháp CAM, Họp nhóm ngư dân Thôn Tân Hải và tham vấn liên quan, 6/2016
Kết quả ở bảng 17 cho thấy tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu không hoàn toàn nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng và nghề trồng rừng. Khi hệ sinh thái rừng với tập đoàn cấu trúc cây bản địa có thể là tác nhân hữu hiệu giảm thiểu tác động của biến đồi khí hậu và thời tiết bất thường.