3. Đánh giá tổn thương
3.2.2. Đánh giá tác động đến hệ sinh thái trồng trọt
Do có rất nhiều hoạt động của các sinh kế trồng trọt (trồng khoai, trồng keo) và chăn nuôi (nuôi cá lóc trên cát và nuôi lợn) nên đánh giá tác động của các sinh kế này do các yếu tố BĐKH được tổng hợp trên cơ sở phân tích tổng hợp tính lộ diện và tính nhạy cảm và đưa ra kết quả mức độ tác động ở bảng 15 sau:
Bảng 15. Đánh giá tổng hợp tác động tới các sinh kế trồng trọt trên cát do biến đổi khí hậu Các yếu tố BĐKH Tính lộ diện đến canh tác trên cát Mức độ lộ diện
Tính nhạy cảm đến canh tác trên cát Mức độ nhạy cảm Đánh giá tác động Nhiệt độtăng cao hơn vào mùa nóng, nắng hạn kéo dài
Nhiệt độ tăng cao hơn vào mùa nóng (tăng 2oC năm 2050 và tăng 3,8oC năm 2100) – nguy cơ hạn hán Trung bình
- Không ảnh hưởng lớn về sự gia tăng nhiệt độ với hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trên vung đất cát do nhiệt độ tăng
- Nắng hạn bắt đầu sớm và kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm làm thiệt hại về năng suất và sản lượng nông sản
- Lá cây bị cháy, một phần cây bị chết, năng suất còn 2/3,5 tạ/sào
- Nhân cônng tưới nước 3-5 ngày/sào (buổi sáng và chiều tối), chỉ tưới được 1 lần, giai đoạn 1,5 tháng sau khi trồng
- Keo và phi lao trên cát chưa minh chứng được khả năng tồn tại trên vùng cát như các loài cây bản địa nên tỉ lệ thành rừng thấp - Có thể bị cháy rừng
Cao Cao
Lượng mưa tăng vào mùa mưa
Lượng mưa tăng vào mùa mưa (tăng 5% năm 2050 và tăng 10% năm 2100)
Trung bình
- Lượng mưa tăng vào mùa mưa có tác động lớn đến canh tác nông nghiệp gây ngập úng cục bộ và giảm năng suất
- Ít tác động đến chăn nuôi lợn, gia súc
- Mùa mưa thường bắt đầu vào đầu tháng 9 nên đã ngoài chính vụ nuôi cá lóc trên cát
Trung bình
Trung bình
Lượng mưa giảm vào mùa khô
Lượng mưa giảm vào mùa khô (giảm 5% năm 2050 và giảm 10% năm 2100)
Rất cao
- Hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn khi lượng mưa trong mùa khô giảm nhiều làm giảm mực nước ngầm
- Thiếu nước tưới cho cây trồng trên cát - Cháy rừng
- Cây rừng phòng hộ chết khô
- Thiếu nước ngọt cho chăn nuôi cá lóc
Rất cao Rất cao
Bão, giông, lốc Bão, dông lốc thất thường, cường độ lớn hơn, bão xuất hiện muộn hơn
Rất cao
- Ảnh hướng với tầng suất tăng dần trong thời gian qua
- Số lượng tác động thấp nhưng khi tác động có hậu quả nghiêm trọng
- Tác động nghiêm trọng đến cây trồng trên cát
- Gây gãy đổ rừng phòng hộ
- Tràn nước gây mất mùa với nuôi trồng thủy sản
Rất cao Rất cao
Nước biển dâng Nước biển dâng, kết hợp triều cường
Thấp - Gây xói lở bờ biển, ảnh hưởng ít đến đất canh tác và cây rừng phòng hộ
Thấp Thấp
Nguồn: Phương pháp CAM, Họp nhóm sinh kế trồng trọt, chăn nuôi - thôn Tân Hải và tham vấn các bên liên quan, 6/2016.
Kết quả đánh giá ở bảng 15 cho thấy với các hoạt động trên bờ bao gồm nuôi trồng thủy sản, canh tác cây nông nghiệp chịu tác động khá lớn với nắng hạn kéo dài, nhiệt độ tăng lên cao. Lượng mưa giảm vào mùa khô gây tác động lớn nhất do tác động trực tiếp đến mực nước ngầm làm gián đoạn các hoạt động canh tác và nuôi trồng của cư dân. Các tác động nước biển dâng và mưa nhiều hơn trong mùa mưa có tác động nhưng có thể khắc phục bằng các phương pháp khác.