Những sáng kiến, kinh nghiệm ứng phó

Một phần của tài liệu download-6JMJX3MA (Trang 51 - 52)

3. Đánh giá tổn thương

3.3.6. Những sáng kiến, kinh nghiệm ứng phó

Điểm mạnh

Với truyền thống lâu đời đối phó với những điều kiện khí hậu thất thường và khắc nghiệt, nhân dân đã có Kinh nghiệm phòng chống bão lũ thiên tai của người dân tương đối tốt. Khi BĐKH diễn ra, Ngư dân đã có những thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với những sự thay đổi về thời tiết và khí hậu. Khi thời tiết ấm lên vào mùa xuân thì mùa đánh bắt cũng đã bắt đầu sớm lên.

Ngư dân đánh giá trong những năm vừa qua thu nhập từ biển đã tăng lên đáng kể. Người dân có điều kiện đầu tư đóng thuyền mới. Số lượng thuyền đã tăng lên đáng kể. Mặc dù người dân cũng nhận thấy rằng số lượng thuyền tăng lên thì số lượng của mỗi thuyền sẽ có xu hướng giảm đi. Nhưng nhìn chung, mức độ thu hoạch vẫn duy trì đều đặn.

Điểm yếu

Nhằm nâng cao cơ hội đánh bắt và cải thiện sinh kế, nhiều dự án đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ đã được thực thi nhưng không thu được kết quả do 2 nguyên nhân chính là không có chỗ neo đậu do đây là bãi ngang và là năng lực của ngư dân. Ngư dân địa phương có kinh nghiệm và trình độ đánh bắt cao do truyền thống đánh bắt vài tram năm nhưng tất cả kinh nghiệm đó là kinh nghiệp đánh bắt vùng lộng chứ chưa phải là kinh nghiệm điều khiển phương tiện đánh bắt lớn với trang thiết bị hiện đại và đánh bắt vùng khơi xa.

Đối với tình trạng hạn hán, lãnh đạo địa phương và người dân hoàn toàn chưa có giải pháp ứng phó. Do xã là vùng nghèo, người dân bao năm nay vẫn quen nhận được sự giúp đỡ từ nhà nước, vì thế có tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, hạn chế những chủ động, sáng tạo trong phát triển và ứng phó, đặc biệt là với trồng rừng phòng hộ.

Ngư dân biết rằng đánh bắt xa bờ sẽ mang lại những nguồn lợi lớn, tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy kém tự tin, và thiếu kỹ năng, và kinh nghiệm để có thể vươn khơi. Các chương trình phát triển ngư nghiệp cần

chú ý không chỉ vào việc đóng tàu lớn, và những kỹ thuật mới mà cả những hỗ trợ về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm đi biển cho ngư dân, đặc biệt trong ứng phó với BĐKH.

Kinh nghiệm với kinh tế thị trường của người dân vùng biển còn yếu. Rất nhiều khâu trong quá trình sản xuất và lưu thông của các sinh kế chính tại địa phương vẫn phụ thuộc vào sự cung cấp dịch vụ từ bên ngoài, từ những xã vùng đồng bằng trồng lúa, đặc biệt là chăn nuôi lợn, nuôi cá lóc. Những giải pháp ứng phó BĐKH cần chú ý đến yếu tố phát triển bền vững, và đẻ có thể duy trì bền vững thì yếu tố năng lực thị trường của người dân là quan trọng. Bảng 19 tóm tắt năng lực thích ứng và đánh giá tổn thương do biển đổi khí hậu ở thôn Tân Hải.

Bảng 19. Khảnăng thích ứng và đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu

Kịch bản BĐKH6 Đánh giá tác động Năng lực thích ứng và giải pháp thích ứng Mức độ thích ứng Đánh giá tổn thương

Nhiệt độ tăng cao hơn mùa nóng -> hạn hán

Trung bình Ít có tác động lớn cho nghề đi biển Chọn lựa giải pháp canh tác trên đất khô hạn về giống và kỹ thuật Tái phục hồi rừng phòng hộ trên cát bằng các loài cây bản địa

Thấp Trung bình

Lượng mưa tăng vào mùa mưa

Cao Chưa có 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng Thấp Cao

Lượng mưa giảm vào mùa khô

Thấp Chưa có giải pháp cụ thể chống hạn hán và thiếu nước cho trồng trọt và nươi cá lóc

Thấp Trung bình

Bão, giông, lốc Rất cao Không đi biển được

Đưa thuyền lên bờ để ẩn náu bão

Thấp Rất cao Nước biển dâng Trung bình Trồng các loài cây bản địa trên đụn

cát ven biển để giảm xói lở bờ biển (cây tra, dứa dại)

Thấp Trung bình

Một phần của tài liệu download-6JMJX3MA (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)