2. Các đặc điểm của hệ sinh thái xã hội cấp thôn
2.6.2. Tổng hợp các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
Kết quả điều tra thực tế tại thôn Tân Hải cho kết quả mô tả với sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương tại hình 7 với các hiện tượng phổ biến sau:
Hình 3. Sơ đồ hiểm họa thời tiết của thôn Tân Hải
Nguồn: Thảo luận nhóm, tháng 6/2016
- Nước biển dâng tác động lên hướng Đông của thôn gây hiện tượng ngập bờ biển và đã gián tiếp làm nước ở các khe suối từ đụn cát đổ ra biển bị xâm nhập mặn. Mặn theo các khe suối xâm nhập vào đất liền gây mặn hóa đất đai và nguồn nước ngầm.
- Thời tiết bất thường thông qua gió bão và mưa lớn gây ngập lụt khu dân cư, thiệt hại sinh kế nuôi cá nước ngọt đồng thời tác động mạnh đến cơ sở hạ tầng và nhà cửa của cư dân.
- Hạn hán được mô tả vùng ngoại biên khu dân cư ở trên vùng cát nội đồng. Hệ thống rừng phòng hộ ven biển mặc dù đã có những cố gắng nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương đưa cây Keo lai và cây phi lao vào hệ thống nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Hạn hán kéo dài 4 tháng mỗi năm trong mùa hè làm giảm trầm trọng mực nước ngầm gây tổn hại trực tiếp đến các hoạt động canh tác và nuôi thủy sản trên cát
- Mưa lớn, tập trung với cường độ lớn xảy ra vào khoảng tháng 9 hàng năm gây úng ngập cục bộ và tác động lớn đến sinh hoạt và thời vụ của cư dân
- Rét đậm với tần suất ngày càng cao kết hợp với đợt rét kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm gây tổn hại lớn về hoa màu và hoạt động đánh bắt hải sản.
Các hiện tượng thời tiết bất thường trong thời gian qua được thể hiện tổng hợp với so sánh trước đây và hiện nay thông qua kết quả điều tra phỏng vấn người già, người lớn tuổi ở thôn Tân Hải thể hiện ở bảng 10.
Bảng 10. Biến động hình thái khí hậu trong quá khứ và hiện tại, và một số giải pháp của người dân
Hình thái khí hậu
Trước đây Hiện tại
Bão, lốc Bão lốc thường xảy ra hàng năm, tuy nhiên hai năm 2013-2014 có bão mạnh hơn
Thiệt hại: Nhà đổ, mái nhà bị tốc
Giải pháp: Dân đã chằng chống nhà trước bão bằng dây thừng và bao cát
Diễn ra bất thường trong mùa mưa bão
Hạn hán Năm 2000 ghi dấu của hiện tượng hạn hán (trước đó nhiều diện tích đất trồng sắn nhưng sau chỉ còn lại cây cỏ Rười trên cát)
Năm 2010 người dân chứng kiến hạn hán thông qua nhiều diện tích trồng khoai lang chuyển sang nuôi cá lóc
Thiệt hại: Giảm mạnh diện tích trồng khoai, sắn (nguồn thức ăn)
Nhiều hồ cá bị bỏ hoang, cá chậm lớn và bị chết
Giải pháp: Người dân đã đào hồ sâu thêm, có hộ chấp nhận nuôi với số lượng ít hơn, nuôi dài ngày hơn (thường là 4 tháng, nhưng phải kéo dài 5-7 tháng)
Năm 2013 trở lại đây chứng kiến lượng mưa ngày càng ít
Nước biển dâng Người dân chứng kiến nước biển dâng rõ rệt vào năm 2010, và kéo dài đến hiện tại
Giải pháp: Đã cố gắng neo thuyền chắc chắn
Nước biển dâng kết hợp triều cường làm xói lở bờ biển 10-15m sâu vào trong bờ trong vòng 20 năm qua
Mưa Trước 2013 thường có mưa nhiều từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa ngày càng ít từ 2013 trở lại đây.
Dù số lần và lượng mưa giảm nhưng hàng năm vẫn xảy ra mưa lớn, nhiều tuyến đường chính bị ngập, gây cản trở đi lại cho người dân, đặc biệt là học sinh, có lúc mưa lớn gây ngập khoai lang trong vòng 10 ngày