Mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26 - 27)

III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC

3.5. Mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều

Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ trên mọi khía cạnh kinh tế, xã hội và dân số. Trải qua một thập kỷ cải cách kinh tế, GDP hàng năm của Việt Nam đã tăng trung bình 7%, cao thứ hai ở Châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã tạo nên những tác động tổng hợp đối với ĐDSH của Việt Nam, trong đó có vấn đề làm gia tăng nhu cầu sử dụng và chuyển đổi tài nguyên thiên nhiên với một tốc độ chưa từng có trước đây.

Nhu cầu của thị trường đối với các tài nguyên sinh vật (động, thực vật hoang dã, gỗ và các sản phẩm phi gỗ) là yếu tổ chính làm gia tăng sức ép đối với nguồn tài nguyên này. Trong những năm qua, việc kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã có tác dụng hạn chế tình trạng khai thác, săn bắt buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp. Tuy vậy, do tác động của quy luật kinh tế thị trường, nên đã có những thời kỳ tệ nạn này đã phát triển mạnh, lan rộng.

Trong những năm gần đây, hàng loạt báo cáo đã ghi nhận sự biến mất của các loài động, thực vật bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam. Mặc dù môi trường sống nếu bị phá hủy còn có cơ hội phục hồi, nguồn gen còn có thế được lưu giữ, nhưng khi các loài động, thực vật biến mất khỏi tự nhiên, đó là sự ra đi vĩnh viễn. Đa dạng sinh học (ĐDSH) nói chung đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn, đó là:

Thứ nhất chính là chủ trương ưu tiên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam kéo dài trong hai thập kỷ qua. Việc giao nhiều quyền hạn cho chính quyền cấp tỉnh, ban hành phần lớn các quyết định liên quan đến sử dụng đất đai, có mối liên hệ nhất định với các chỉ tiêu kinh tế. Trên thực tế, họ phải đối mặt với mâu thuẫn về lợi ích rất rõ ràng giữa đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế (bù đắp thâm hụt ngân sách địa phương) và bảo tồn ĐDSH.

Thứ hai, Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nông sản. Hệ quả là việc chuyển đổi ồ ạt, thiếu kiểm soát các hệ sinh thái tự nhiên thành ruộng đồng, ao tôm, đồn điền cao su... diễn ra trên quy mô lớn, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long - nơi mật độ dân cư không cao, song dồi dào tài nguyên. Sự dễ dãi trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm mất đi động lực

khuyến khích đầu tư vào các hình thức mang lại giá trị gia tăng như thương hiệu, chứng chỉ...

Cùng với đó, ngành công nghiệp cũng góp phần làm suy giảm môi trường sinh thái. Điều này có thể nhìn thấy phần nào qua sự bùng phát của ngành sản xuất với sự gia tăng chóng mặt số lượng doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu công nghệ lạc hậu. Hệ lụy kéo theo không chỉ là một ngành công nghiệp kém sức cạnh tranh mà còn là môi trường bị tàn phá mạnh mẽ mà không được bồi hoàn. Ô nhiễm công nghiệp đã trở thành nhân tố chính phá hủy ĐDSH các hệ sinh thái nước ngọt.

Thứ ba, yếu tố văn hóa đã góp phần khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD nguy cấp. Trong giới thượng lưu, nhu cầu này ăn sâu tới mức họ sẵn sàng chấp nhận bất cứ mức giá nào để có được các món như sừng tê giác, cao hổ cốt... Hàng loạt chiến dịch nâng cao nhận thức đã được triển khai với nguồn kinh phí tài trợ quốc tế, song gần như không có sự thay đổi rõ ràng nào trong tâm lý tiêu dùng này. Ngay cả giả thuyết cho rằng, tầng lớp trung lưu có chút ảnh hưởng bởi tư duy phương Tây đang ngày càng mở rộng sẽ góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã cũng đã thất bại. "Dấu chân" ĐDSH của Việt Nam ngày càng phình to trên trường quốc tế với những chỉ trích do có sự liên đới với tình trạng suy giảm của quần thể tê giác ở khu vực Nam Phi hay nạn săn bắt quy mô lớn các loài rùa biển ở vùng biển Đông.

Ba yếu tố này hội tụ cùng với thực trạng thu hẹp quần thể loài trong tự nhiên đã đẩy nhiều loài đến bờ vục tuyệt chủng và thậm chí một số đã tuyệt chủng, như kết cục với tê giác Java được bố cáo vào tháng 10/2011.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)