Thành lập hành lang đa dạng sinh học sông Đồng Nai

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 56 - 62)

V. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH

5.3. Thành lập hành lang đa dạng sinh học sông Đồng Nai

- Cần xây dựng một đơn vị đánh giá độc lập để thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển kinh tế có liên quan đến rừng, hành lang sông, kênh rạch, đất ngập nước và hệ thống sông Đồng Nai.

- Ban hành các quy định về thực hiện lồng ghép các nội dung hành động ĐDSH vào dự án phát triển khu đô thị mới, mảng xanh đô thị, phát triển hành lang giao thông, cải thiện môi trường kênh rạch, phục hồi RNM, cảnh quan du lịch.

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo hệ thống sông Đồng Nai và kênh rạch nội đồng. Cần phải xem việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo các sông, kênh rạch như một trong những tiêu chí cần thực hiện trong quy hoạch phát triển đô thị.

- Cần nghiêm cấm ngay việc khai thác cát trên các đoạn sông nhạy cảm, dễ sạt lở. Thực tế cho NBD thì nhu cầu nâng cao cốt nền sẽ rất lớn, bên cạnh đó nhu cầu mở rộng hệ thống giao thông, xây dựng công trình cũng sẽ rất lớn trong thời gian tới. Nếu tiếp tục cho khai thác sẽ làm mất ổn định, gây ra xói lở bờ, làm mất hành lang sông và vùng cửa sông.

- Những quy hoạch phát triển KT - XH trong tương lai ở khu vực đô thị và vùng dân cư nông thôn cần gắn liền với bảo tồn tính nguyên trạng (cấu trúc, diện tích, chất lượng) của hành lang thực vật ven sông, kênh rạch, các khu ĐNN, không gian mặt nước.

- Quy hoạch các ao hồ đô thị theo hướng hồ điều tiết sinh thái nhằm tăng cường chức năng chống ngập và duy trì HST ĐNN và ĐDSH.

- Trong quy hoạch không gian mảng xanh và mặt nước đô thị cần xem xét đến khả năng kết nối giữa các khu vực này với nhau nhằm tạo ra một hành lang di cư thông thoáng cho các loài.

- Trong quy hoạch thiết kế cảnh quan công viên bờ sông cần kết hợp với nội dung bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua việc ưu tiên chọn trồng những loài cây nằm trong danh sách cần được bảo tồn của KHHĐ ĐDSH của Việt Nam – BAP.

- Ngoài các khu bảo tồn HST rừng, cũng cần dành không gian đất ven bờ sông để phát triển công viên rừng đô thị, một loại hình công viên không thể thiếu ở các đô thị hiện đại đông dân. Đây là một trong những nơi lưu giữ và duy trì ĐDSH tốt nhất cho một đô thị.

- Ở những khu vực ít mảng xanh, cần tăng cường diện tích thảm cỏ xanh dọc hành lang ven sông thay vì xi măng hóa toàn bộ; các thảm cỏ này còn là môi trường cho một số loài sinh vật tồn tại, góp phần tham gia vào chuỗi thức ăn của các loài. Ngoài ra còn góp phần thấm lọc các chất ô nhiễm chảy tràn trước khi đổ ra sông.

Cần phải có những ràng buộc pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các nhà đầu tư bất động sản trong việc thiết kế không gian xanh và không gian mặt nước, hạn chế các mảng xanh “bán nhân tạo” ở những nơi có mảng xanh tự nhiên (thí dụ xây vườn hoa trên hầm để xe, và sau đó không đưa diện tích hầm để vào diện tích xây dựng mà tính là diện tích không gian xanh).

- Nâng cấp và phục hồi cấu trúc và tổ thành các quần thể tự nhiên ven sông, kênh rạch bị suy thoái. Ở những nơi chọn để duy trì không gian xanh tự nhiên cho đô thị, có thể nghiên cứu biện pháp trồng tái lập cấu trúc và tổ thành loài của các quần thể tự nhiên tại điểm tham chiếu đã trình bày ở phần trên.

- Ứng dụng kỹ thuật sinh thái bảo vệ hệ sinh thái thủy vực. Việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt là rất cần thiết, tuy nhiên không thể 100% lượng nước thải đều được xử lý, vì vậy cần nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh thái “mềm” nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm kênh rạch trong vùng dân cư nông thôn cũng như đô thị ở những nơi chưa có nhà máy xử lý nước thải.

- Các khu vực có ao nuôi thủy sản thì cần áp dụng mô hình Lâm –Ngư kết hợp RNM + ao nuôi đã thành công ở môt số tỉnh ở ĐBSCL như Bạc Liêu, Tiền Giang,…

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của HST ĐNN, và các hành lang thực vật tự nhiên dọc theo sông, kênh rạch thông qua phương tiện truyền thông công cộng, phim tài liệu, hoạt động tình nguyện của Đoàn, Trường, địa phương.

- Giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các hộ dân sống dọc theo sông, kênh rạch nội và ngoại thành nhằm góp phần vào việc bảo vệ ĐDSH cho HST thủy vực đô thị và thể hiện sự văn minh của một đô thị hiện đại trong quá trình hội nhập.

- Phát động chiến dịch không xả rác thải xuống sông, kênh rạch và phát động ở tầm rộng lớn hơn các đợt tình nguyện làm thông thoáng kênh rạch đô thị.

- Xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH. Vận động cộng đồng dân cư địa phương trồng các loại cây nằm trong Danh sách bảo tồn của Việt Nam – BAP vào tổ thành cây trong vườn tạp, hành lang giao thông liên thôn liên xã, quanh bờ ao, bờ ruộng, bờ đê,... nhằm gia tăng tính bản địa, góp phần bảo tồn ĐDSH cho quốc gia.

- Tạo điều kiện cho các Viện, trường, các nhà khoa học và người dân đề xuất sáng kiến có liên quan đến bảo bảo vệ hành lang sông, kênh rạch thông qua các cuộc thi hay các cuộc hội thảo; cần tập trung vào những giải pháp mô hình ứng dụng cụ thể.

- Những đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên trên sông, như những bè nuôi phải có trách nhiệm chi trả cho những hoạt động nhằm duy trì bảo vệ HST thủy vực; những người nuôi thủy sản công nghiệp phải có trách nhiệm chi trả cho những hoạt động làm giảm thiểu tác động của ô nhiễm nguồn nước do việc nuôi trồng thủy sản gây ra.

KẾT LUẬN

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng của nhân loại và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Vì vậy, bảo tồn đa dạng sinh học không giới hạn ở địa phương hay quốc gia mà là cả thế giới, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành nông nghiệp, nâm nghiệp, thủy sản, … hàng năm cung cấp cho đất nước rất lớn.

Tuy nhiên, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục trên đà suy thoái; các hệ sinh thái thu hẹp, bị chia cắt và suy giảm chất lượng; các loài nguy cấp đang gia tăng; nguồn gien bị thất thoát, mai một… Theo các chuyên gia về ĐDSH và bảo vệ môi trường, nguyên nhân của tình trạng này là do áp lực gia tăng dân số, kéo theo nhu cầu tiêu thụ, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và sự đánh đổi bảo tồn với phát triển kinh tế. Trong khi đó, công tác quản lý bảo tồn ĐDSH thời gian qua còn nhiều bất cập về quy định pháp luật, chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý. Việc đầu tư kinh phí thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH còn dàn trải, thiếu trọng điểm; công tác xã hội hóa về bảo tồn ĐDSH chưa được đẩy mạnh, ý thức bảo vệ ĐDSH của cộng đồng chưa cao. Ngoài ra, nạn săn bắn, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, thói quen tiêu thụ động vật hoang dã không ngừng gia tăng; việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đối với lâm sản và thủy sản làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, không bảo đảm cho việc tái tạo lại các nguồn tài nguyên trong tự nhiên… gây ra sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.

Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách đi kèm nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học cần phải giải quyết như quan hệ giũa bảo tồn và phát triển bền vững. Do đó, kinh tế hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học và

thiết lập cơ chế phát triển bền vững trong các khu bảo tồn hiện nay là hướng đi tất yếu hướng, dựa theo nguyên tắc “Sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo lâu dài lợi ích quốc gia và quốc tế”. Trong đó Đồng Nai đã xác định coi bảo tồn đa dạng sinh học là điều kiện kiên quyết để phát triển bền vững, vì vậy tỉnh đã xây dựng chương trình hành động "Phát triển bền vững gắn với bảo vệ đa dạng sinh học”. Đồng Nai đã đề ra mục tiêu và giải pháp để thực hiện bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn, vùng đất ngập nước; sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; tăng cường quản lý nhà nước ở địa phương về đa dạng sinh học và an toàn sinh học. Bên cạnh đó, việc thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và Chính phủ là yếu tố quan trọng không chỉ cung cấp lợi thế về tài chính, về khoa học công nghệ và nhân sự mà còn tạo thuận lợi cho các hoạt động vận động chính sách để đạt kết quả cao trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Huy và Trần Triết, 2009. Tài nguyên đa dạng sinh học và tình hình sử dụng

các vùng đất ngập nước tự nhiên của VQG Yok Đôn. Đăk Lăk, Việt Nam.

2. Bộ NN&PTNT, 2008. Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Long

Thành tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2015. Việt Nam.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh

học lưu vực sông Đồng Nai”

4. Cục thống kê Đồng Nai, Niên giám thống kê Đồng Nai 2016.

5. IUCN, 1977. Chương trình “Bảo vệ đa dạng sinh học của rừng mưa nhiệt đới

của các nước thuộc lưu vực sông Amazôn”

6. IUCN, 1977. Chiến lược toàn cầu bảo tồn các loài Linh Trưởng

7. Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, 2010. Đề án “Bảo tồn đa dạng sinh học

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Đà Nẵng”. Đà Nẵng, Việt Nam.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, 2005. Báo cáo hiện trạng môi

trường 05 năm 2005-2010. Lâm Đồng, Việt Nam.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, 2016. Dự thảo báo cáo quy hoạch bảo

tồn đad ạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đánh

giá bổ sung, cập nhập hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2015.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, 2016. Báo cáo hiện trạng môi trường

tỉnh Đồng Nai 2016.

11. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (2015). "Quy hoạch phát triển ngành Du lịch

tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030."

12. TS. Phan Thị Giác Tâm. Thị trường xanh – Kinh tế về phát triển bền vững. Đại

học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

13. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, 2010. Báo cáo Đánh giá

tài nguyên rừng toàn cầu. Roma.

14. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển, 2011. Đề cương dự án

“Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định

15. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp và Viện Điều tra Quy hoạch

Rừng, 2010. Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng

nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)