Exsitu (bảo tổn chuyển vị)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 39 - 45)

IV. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở ĐỒNG NAI

4.2.2. Exsitu (bảo tổn chuyển vị)

Bảo tồn chuyển vị có thể thực hiện dưới các hình thức khác nhau. Đối với động vật, đó có thể là vườn thú, trang trại nuôi động vật, thủy cung và các chương trình nhân giống động vật. Thực vật thì được bảo tồn trong các vườn thực vật, vườn cây giống, ngân hàng hạt giống. Các loài được chú ý bảo tồn chuyển vị thường là những loài quý hiếm, đặc biệt là các loài bị đe dọa, có nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể tồn tại lâu dài. Thông qua bảo tồn chuyển vị, những loài này có thể được dùng để làm vật liệu cho nghiên

cứu, thực nghiệm và phát triển hay để giáo dục nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Tại Đồng Nai, nhiều mô hình nuôi động vật hoang dã đã được người dân phát triển trong hàng chục năm qua. Các trang trại nuôi hươu nai đã phát triển mạnh, đặc biệt ở huyện Vĩnh Cửu có đến hàng trăm hộ với số lượng cá thể được nuôi lên đến hàng ngàn con. Nguồn giống được lấy từ nhiều địa phương khác nhau, chủ yếu từ Nghệ An. Đến nay, người dân đã nắm vững kỹ thuật nuôi và có được nguồn thu nhập quan trọng. Các khảo sát của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã ghi nhận nhiều mô hình nuôi động vật hoang dã khác như: Nhím, Heo rừng, Gà rừng, Kỳ đà, Dúi, v.v. Tại Khu bảo tồn cũng đang thực nghiệm nuôi Cheo hứa hẹn tạo ra một mô hình mới.

Nhiều loài động vật hoang dã khác cũng được nuôi cho mục đích thương mại, như Kỳ nhông, Bọ cạp, Kỳ tôm, v.v. ở các trang trại ở tỉnh Đồng Nai; một số trang trại đã phát triển đủ nguồn giống để xuất khẩu với số lượng lên đến hàng chục ngàn cá thể như trang trại Phú An ở huyện Long Thành.

Bên cạnh các khía cạnh về kỹ thuật chăn nuôi, một trong những khó khăn cho người nuôi là chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn giống để có thể đăng ký với ngành chức năng (Chi cục Kiểm lâm).

Các trang trại nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại có thể xem là nguồn cung cấp các loài động vật đáp ứng nhu cầu của thị trường, qua đó góp phần giảm áp lực lên việc săn bắt các loài động vật hoang dã từ thiên nhiên. Trong một số trường hợp, các loài được nuôi có thể trở thành nguồn gien duy nhất có thể còn được duy trì khi loài bị khai thác cạn kiệt hay bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng nguồn gốc ban đầu của con giống là từ tự nhiên; hơn nữa, hầu hết các trang trại được hình thành là nhằm mục đích kinh doanh, tạo lợi nhuận chứ chưa phải nhằm mục đích duy nhất là bảo tồn nguồn gien cho các loài động thực vật hoang dã.

Về vườn giống cây rừng, tỉnh Đồng Nai đã có 234,4 ha rừng giống chuyển hóa và 125,8ha lâm phần tuyển chọn, hàng năm cung cấp khoảng 03 tấn hạt giống các loại phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh

có 08 vườn ươm lớn để sản xuất và cung cấp giống với số lượng trung bình khoảng 10,4 triệu cây các loại/năm.

Hiện tại, khu vực thực nghiệm có từ thời Pháp thuộc là Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất) hiện nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam bộ, có thể được xem là nơi bảo tồn chuyển vị tốt, có thể xem là hàng đầu quốc gia, với khoảng 155 loài thực vật thuộc 55 họ, trong đó hầu hết là các loài bản địa. Đây được xem là di sản đặc biệt cần bảo vệ và phát triển thành một trung tâm bảo tồn chuyển vị của tỉnh và khu vực Đồng Nam bộ. Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích để bảo tồn tất cả các loài thực vật (có thể bao gồm cả các loài động vật) nguy cấp của cả tỉnh là rất khó, bởi qua quá trình phát triển đến nay thì diện tích khu vườn giống này đã giảm mạnh so với thời Pháp thuộc và xung quanh khuôn viên đã phát triển thành các khu dân cư đông đúc.

Rừng phòng hộ môi trường và cảnh quan Lâm trường Biên Hòa (nay là Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa) đã được quy hoạch xây dựng và phát triển cho giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu là xây dựng và phát triển khu rừng phòng hộ Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa theo mô hình lâm viên nhiều sinh cảnh phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho dân cư địa phương kết hợp với việc tạo nên lá phổi xanh cho thành phố Biên Hòa. Đây là địa chỉ cung cấp một số loại giống cây lâm nghiệp.

Tại Vườn quốc gia Cát Tiên, đang có các hoạt động liên quan bảo tồn ex- situ sau:

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp Cát Tiên: với chức năng tiếp nhận các loài động vật hoang dã nguy cấp bị săn bắt hoặc nuôi nhốt trái phép để làm nhiệm vụ cứu hộ và thả lại rừng khi chúng đã đủ điều kiện sống trở lại môi trường tự nhiên. Theo thông tin của Vườn quốc gia Cát Tiên thì Vườn quốc gia đã có đề xuất xây dựng lại trung tâm ở một vị trí khác trong Vườn quốc gia đê thuận tiện hơn cho công tác cứu hộ và bảo tồn. Hiện nay, tại Vườn quốc gia Cát Tiên có 03 Trung tâm cứu hộ gồm:

+ Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng (Đảo Tiên): 27 vượn, 01 chà vá chân đen và 03 culi;

+ Trung tâm cứu hộ Gấu: 08 gấu chó, 27 gấu ngựa; + Trung tâm cứu hộ Báo Hoa Mai: 01 báo Hoa Mai.

- Vườn thực vật ở khu vực Bến Cự: Hiện tại đã hình thành các đường mòn để

tham quan. Một số loài cây ven đường mòn cũng đã được đóng bản tên phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, chưa có số liệu cụ thể về đa dạng các loài ở đây. Mặc khác, cho đến nay thì ở đây vẫn chưa trở thành một vườn thực vật thực sự mà mới chỉ tạo ra một khu vực cho khách tham quan một số loài cây có sẵn, các công việc bảo tồn ex-situ chưa được tiến hành.

- Vườn sưu tập các loài tre, trúc đặc trưng của Việt Nam: phục vụ mục đích

sưu tập, bảo tồ nguồn gien, các giống tre trúc và tạo cảnh quan phục vụ tham quan, du lịch cũng như phục hồi rừng, xây dựng thành khu rừng mẫu về tre, trúc cho Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện tại với sự hợp tác của dự án Làng Tre (Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM), đã sưu tập được khoảng 100 loài tre từ nhiều nơi ở khu vực Đông Dương. Dự kiến, vườn sưu tập này sẽ được kết hợp vào vườn thực vật nêu trên.

- Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai thực hiện

một số đề tài đề tài, dự án liên quan đến tuyển chọn nguồn gen hay hình thành vườn giống trong sản xuất nông nghiệp như sau:

- Xây dựng và phát triển mô hình thanh long ruột đỏ có hiệu quả cao tại huyện

Trảng Bom.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nhằm ổn định chất lượng và an toàn

thực phẩm theo quy chuẩn ASEAN GAP đối với bưởi và sầu riêng hàng hóa sản xuất tại Đồng Nai.

- Tuyển chọn xác định giống mãng cầu ta (na) đầu dòng, xây dựng quy trình

thâm canh và hỗ trợ thương hiệu cho loại giống mãng cầu ta trên địa bàn huyện Tân Phú.

- Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai.

- Dự án phát triển vùng trồng bưởi đặc sản tại huyện Vĩnh Cửu – Đồng

Nai giai đoạn 2006 – 2009.

- Khảo sát tuyển chọn giống và nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật

thâm canh cây mít ráo (Artocarpus heterophyllus Lamk) tại tỉnh Đồng Nai. Như vậy, ngoài Vườn cây gỗ Trảng Bom có từ thời Pháp thuộc, Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa và một số địa điểm ở Vườn quốc gia Cát Tiên nói trên có thể phục vụ bảo tồn ex-situ, cho đến nay có thể thấy rằng tại tỉnh Đồng Nai còn thiếu một kế hoạch bảo tồn chuyển vị hữu hiệu nhằm bảo tồn nguồn gien các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp một cách lâu dài.

Khả năng hình thành các ngân hàng hạt giống ở tỉnh Đồng Nai rất khó thực hiện trong tương lai gần. Vấn đề chính là cần nguồn kinh phí lớn để hình thành và duy trì. Bên cạnh đó cần trang thiết bị và nguồn nhân lực phù hợp. Hơn nữa, các loài có đặc tính sinh học khác nhau và do đó đòi hỏi điều kiện và kỹ thuật lưu trữ khác nhau. Nhiều loài thực vật nhiệt đới mất khả năng nảy mầm rất nhanh và do đó rất khó được bảo tồn nguồn giống. Ngoài ra, nguy cơ mất khả năng thích nghi với môi trường và thoái hóa nguồn gien cũng đã được chỉ ra đối với các loài thực vật.

Khả năng hình thành các ngân hàng hạt giống ở tỉnh Đồng Nai rất khó thực hiện trong tương lai gần. Vấn đề không chỉ là cần nguồn kinh phí lớn để hình thành và duy trì. Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực phù hợp cũng là vấn đề then chốt. Hơn nữa, các loài có đặc tính sinh học khác nhau và do đó đòi hỏi điều kiện và kỹ thuật lưu trữ khác nhau. Nhiều loài thực vật nhiệt đới mất khả năng nảy mầm rất nhanh và do đó rất khó được bảo tồn nguồn giống. Ngoài ra, nguy cơ mất khả năng thích nghi với môi trường và thoái hóa nguồn gien cũng đã được chỉ ra đối với các loài thực vật. Tuy nhiên, về lâu dài, khi điều kiện cho phép và nhất là nhu cầu bảo tồn nguồn gien một

số loài trở nên bức thiết, khó có thể dựa vào việc lưu giữ giống bằng các biện pháp khác, cần nghiên cứu khả thi và xây dựng một kế hoạch bảo tồn dựa trên ngân hàng hạt gien cho thực vật và động vật.

Với vị thế là một tỉnh công nghiệp hóa và có nền kinh tế hàng đầu quốc gia, là quê hương của hàng trăm loài động vật và thực vật quí hiếm có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, Đồng Nai không chỉ cần bảo vệ và phát huy các khu vực bảo tồn nguyên vị mà cần xúc tiến hình thành các chương trình bảo tồn chuyển vị với mục tiêu bảo tồn nguồn gien các loài động vật và thực vật bị đe dọa ở qui mô quốc gia và quốc tế. Điều này góp phần bảo đảm tỉnh Đồng Nai đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Khả năng hiện thực nhất là hình thành các vườn thực vật hay các bộ sưu tập các loài động vật và thực vật quí hiếm, đặc hữu hay có giá trị kinh tế.

Có thể từng bước hiện thực hóa khả năng này bằng cách phát triển các vườn thực vật, vườn thú hay trung tâm cứu hộ và các bộ sưu tập các loài có giá trị bảo tồn và/hoặc kinh tế. Về vườn thực vật, tỉnh Đồng Nai nên đầu tư dựa trên vườn thực vật hiện có tại Vườn quốc gia Cát Tiên thành bộ sưu tập tiêu biểu cho vùng Đông Nam bộ, với quy hoạch, thiết kế đồng bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại chỗ, có các bộ sưu tập chuyên đề và đại diện cho các hệ sinh thái tiêu biểu. Về lâu dài, cũng nên thiết lập vườn thú, không chỉ phục vụ phục vụ tham quan, du lịch, cứu hộ và còn là nơi bảo tồn, nhân giống các nguồn gien quí hiếm.

Một bản quy hoạch bảo tồn chuyển vị nên được hình thành cho tỉnh, ở đó cần xem bảo tồn chuyển vị là một bổ sung quan trọng cho bảo tồn nguyên vị và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Cần bảo đảm sẽ bảo tồn được các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong ngắn hạn. Về lâu dài, phải bảo đảm bảo tồn được tất cả các loài quí hiếm, đặc hữu và có giá trị đặc biệt về kinh tế, văn hóa. Song song với sự hình thành các cơ sở bảo tồn chuyển vị cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

Từ các chương trình bảo tồn chuyển vị, các loài quí hiếm hay tuyệt chủng ngoài thiên nhiên có cơ hội phục hồi. Chúng có thể được nhân giống và thả lại vào

thiên nhiên. Có thể xem trường hợp phục hồi Cá sấu Xiêm tại Vườn quốc gia Cát Tiên là một thí dụ điển hình trong việc phục hồi thành công các nguồn gien đã bị mất đi trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)