Chính sách chi trả dịch vụ môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 46 - 51)

V. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH

5.1 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường

Hệ sinh thái có vai trò hết sực quan trọng đối với đời sống con người thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ mà các hệ sinh thái cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm:

- Dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen,

v.v…

- Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều

tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh, v.v…

- Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái,

lịch sử, khoa học và giáo dục, v.v…

- Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, v.v…

Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các dịch vụ môi trường chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực của họ. Còn những người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường đó không bền vững. Trong bối cảnh này, “Chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services – PES)” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Chi trả dịch vụ môi trường (PES) là công cụ kinh tế yêu cầu những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Nguyên tắc cơ bản của PES là tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ những dịch vụ môi trường phải chi trả (User pays) cho những người sử dụng tài nguyên để cung cấp các dịch vụ môi trường đó (Provider gets). Dựa vào tiềm năng chi trả của các dịch vụ, người ta chia PES thành 4 loại, bao gồm:

- Bảo vệ rừng đầu nguồn: cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết nước,

bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất, v.v…;

- Hấp thụ cácbon: biến đổi khí hậu (rừng hấp thụ cacbon làm giảm khí nhà kính), v.v…;

- Vẻ đẹp cảnh quan/Du lịch sinh thái: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hoá,

v.v...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày 10/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam. Mục đích của việc thí điểm này là tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn và hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo nguồn nước cho thuỷ điện và các hoạt động kịnh doanh du lịch. Địa điểm được lựa chọn thí điểm là các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hoà Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận và Tp.Hồ Chí Minh với thời gian thực hiện là 2 năm. Ngoài ra Quyết định cũng quy định rõ đối tượng áp dụng, phân loại dịch vụ môi trường rừng, các hình thức, mức và nguyên tắc chi trả; quyền và nghĩa vụ của người được chi trả và người chi trả và một số quy định khác như trách nhiệm của các bên liên quan, kinh phí thực hiện thí điểm,… Thực hiện Quyết định này, Dự án thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai tại tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của cơ quan Hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GTZ), tại tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chức Winrock International.

Kết quả thực hiện

Tại Sơn La bên sử dụng dịch vụ được xác định là các nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Suối Sập, công ty Cấp nước Phù Yên và công ty Cấp nước Mộc Châu, bên cung cấp dịch vụ là các chủ rừng trên địa bàn 2 huyện thí điểm Mộc Châu và Phù Yên. Mức chi trả của từng công ty được xác định dựa trên tổng lượng điện/tổng lượng nước kinh doanh hàng năm trong đó

đối với 1Kwh là 20 đồng, 1m3

nước là 30 đồng và bình quân/ha là 100.432 đồng. Tại Lâm Đồng, chương trình thí điểm đã nhận được sự đồng thuận cao của các bên liên quan và hiện nay các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và Đại

Ninh đang chi trả khoảng 55 tỷ đồng (~2,8 triệu USD) cho hơn trong đó hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng được hưởng thu nhập bình quân từ 8,1 đến 8,7 triệu đồng/năm, cao gấp ba lần so với thu nhập nhận khoán trước đây để bảo vệ hơn 203 nghìn ha rừng. Nhiều hộ dân làm đơn xin được nhận khoán thêm diện tích rừng để bảo vệ, phát triển. Người dân tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên hơn, đơn vị chủ rừng, hộ nhận khoán rừng và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ hơn. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép ở hai tỉnh đã giảm đáng kể. Lâm Đồng cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và cho đến nay Quỹ đã ký hợp đồng với 768 hộ gia đình với kinh phí khoảng 25 tỷ đồng (~1,2 triệu USD) để bảo vệ 35.000 ha rừng.

Chính sách chi trả dịch vụ MTR mang mục đích, ý nghĩa kinh tế-xã hội rất quan trọng, đó là: đưa vào thực tế cuộc sống những nội dung luật pháp, chính sách của nhà nước về lâm nghiệp, về xã hội hóa nghề rừng, làm thay đổi, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên cung ứng và người sử dụng dịch vụ MTR trong việc bảo vệ rừng, phát triển rừng, trân trọng những giá trị từ rừng, do rừng mang lại; góp phần bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, bởi lẽ, khi các chủ rừng, người dân làm nghề rừng nhận tiền của người sử dụng dịch vụ MTR sẽ có trách nhiệm và động lực khuyến khích tạo ra dịch vụ tốt hơn và rừng sẽ không bị tàn phá; huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ, phát triển rừng, tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng qui luật của nền sản xuất hàng hóa, góp phần giảm thiểu gánh nặng của ngân sách nhà nước trong tài trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, đồng thời tăng mức cải thiện đời sống những người gắn bó với rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng của các chủ rừng, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược lâm nghiệp của quốc gia.

Nội dung của chính sách chi trả dịch vụ MTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ được tập trung vào các vấn đề trọng tâm như sau:

- Một là, đối tượng được chi trả tiền dịch vụ MTR là các chủ rừng của các

khu rừng có cung ứng dịch vụ MTR: các chủ rừng là tổ chức được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ

rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp Nhà nước giao; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước.

- Hai là, đối tượng phải trả tiền dịch vụ MTR là các cơ sở sản xuất thủy

điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện; các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch; các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất; các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ MTR phải chi trả tiền về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ MTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

- Ba là, quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR. Mức chi trả và xác

định số tiền chi trả dịch vụ MTR được quy định như sau: Đối với cơ sở sản xuất thủy điện, mức chi trả dịch vụ MTR là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm; đối với cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch, mức chi trả là 40đồng/m3 nước thương phẩm; đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ MTR, mức chi trả tính bằng 1% đến 2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ. Cơ chế quản lý và sử dụng chi trả được tiến hành như sau:

+ Thứ nhất, đối với những khu rừng nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bên sử dụng dịch vụ MTR trả

tiền dịch vụ MTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt nam sau khi Quỹ ký hợp đồng ủy thác với bên sử dụng dịch vụ MTR; đối với những khu rừng nằm trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bên sử dụng dịch vụ MTR trả tiền chi trả dịch vụ MTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh sau khi Quỹ ký kết hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ MTR.

+ Thứ hai, sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR được thực hiện như sau: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam sau khi trích 0,5% trên số tiền nhận ủy thác trong năm, số tiền còn lại chuyển cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tiếp nhận số tiền điều phối từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt nam và tiền nhận ủy thác từ các đối tượng sử dụng dịch vụ MTR trên địa bàn cấp tỉnh được sử dụng như sau: Trích tối đa 10% trên tổng số tiền nhận ủy thác trong năm để chi cho hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Số tiền còn lại chi trả cho bên cung ứng dịch vụ MTR.

+ Thứ ba, đối với chủ rừng. Số tiền Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chuyển trả cho dịch vụ MTR của chủ rừng sử dụng như sau:

Chủ rừng là tổ chức không thuộc nhà nước, được quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật tài chính đối với loại hình tổ chức đó và chi cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn sử dụng toàn bộ số tiền chi trả dịch vụ MTR để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống.

Chủ rừng là tổ chức nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ rừng sử dụng 10% số tiền chi trả dịch vụ MTR cho các chi phí quản lý phục vụ công tác quản lý chi trả dịch vụ MTR. Số tiền còn lại (90%) sử dụng như sau: (i) Trường hợp chủ rừng khoán toàn bộ diện tích rừng được chi trả dịch vụ MTR thì chi trả toàn bộ cho hộ nhận khoán. Hộ nhận khoán được sử dụng số tiền này để quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống. (ii) Trường hợp chủ rừng khoán một phần diện tích rừng được chi trả dịch vụ MTR cho các hộ nhận khoán, phần diện tích còn lại chủ rừng trực tiếp tổ chức bảo vệ rừng, thì số tiền chi trả dịch vụ MTR của diện tích rừng này là

nguồn thu của chủ rừng. Chủ rừng quản lý, sử dụng theo quy định Nhà nước về tài chính áp dụng đối với loại hình tổ chức đó. (iii) Mức tiền chi trả dịch vụ MTR cho tổ chức, cá nhân nhận khoán thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Đối với các tổ chức không là chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng, lập phương án đề nghị hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu tiền chi trả dịch vụ MTR trình UBND tỉnh phê duyệt. Mức kinh phí hỗ trợ cho 01 ha rừng không cao hơn số tiền chi trả bình quân đối với diện tích rừng cung ứng dịch vụ MTR trên địa bàn tỉnh.

- Bốn là, miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ MTR. Các đối tượng thuộc diện

phải chi trả dịch vụ MTR được xem xét miễn, giảm tiền phải chi trả dịch vụ MTR trong trường hợp gặp rủi ro, bất khả kháng.

Chính sách chi trả dịch vụ MTR là một chính sách mới đối với nước ta đang được triển khai trên phạm vi toàn quốc, bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ, nhất là đối với người sử dụng dịch vụ MTR. Để chính sách này từng bước đi vào cuộc sống, đòi hỏi các đối tượng liên quan không những nắm vững chính sách mà còn nâng cao trách nhiệm về chấp hành nghiêm túc chính sách. Trên cơ sở nội dung và yêu cầu của chính sách chi trả dịch vụ MTR, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tiến hành ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả với các cơ sở có sử dụng dịch vụ MTR, đôn đốc thu nộp số tiền chi trả dịch vụ MTR vào Quỹ để thực hiện chi trả cho các chủ rừng. Các cơ sở sử dụng dịch vụ MTR có trách nhiệm đăng ký, kê khai số tiền chi trả dịch vụ MTR nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo đúng thời gian quy định. Các chủ rừng có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu về thủ tục tiếp nhận số tiền chi trả dịch vụ MTR từ Quỹ bảo vệ phát triển rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Giữa Quỹ bảo vệ và phát triển rừng với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ MTR và chủ rừng tăng cường sự phối hợp để thực hiện chính sách này mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Đề tài: TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)