IV. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở ĐỒNG NAI
4.2.1. In situ (bảo tồn nguyên vị)
Hiện nay, các khu vực đa dạng sinh học thuộc tỉnh Đồng Nai đã được kiện toàn tổ chức, hoạt động theo cơ chế chung của quốc gia về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng phòng hộ đã hoạt động có hiệu quả. Cụ thể những thành quả về bảo tồn in-situ đối với các hệ sinh thái trên cạn như sau:
- Đồng Nai là tỉnh đi tiên phong về bảo vệ tính đa dạng sinh học so
với các tỉnh khác. Việc ban hành và thực hiện liên Kế hoạch bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và dự thảo báo cáo: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và điều tra, đánh giá bổ sung, cập nhật hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2015 cho thấy tỉnh Đồng Nai quan tâm thực sự đến môi trường và phát triển bền vững và thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học.
- Hiện nay, hệ thống bảo tồn thiên nhiên ở Đồng Nai đã hình thành vững chắc và liên tục được tạo điều kiện phát triển, bảo đảm bảo tồn bền vững tính đa dạng sinh học. Trong đó, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của Vườn quốc gia Cát Tiên – nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học quan trọng nhất của tỉnh. Nơi đây đã được quan tâm đầu tư từ các nguồn lực trong tỉnh, trong nước và ngoài nước, trở thành Vườn quốc gia quan trọng hàng đầu của nước ta.
Bảng 4.1. Diện tích Vườn quốc gia Cát Tiên và các phân khu chức năng
Tổng diện tích (ha) Vùng lõi (ha) Vùng đệm (ha) Tổng
Phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt
Phân khu hành chính dịch vụ
Phân khu phục hồi sinh thái
254, 829 71.350 53.914 2.325 14.926 183.479
Vườn quốc gia được đầu tư hàng đầu ở nước ta về cơ sở vật chất và các chương trình bảo tồn cũng như phát triển cộng đồng nhờ các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn thiên nhiên & Di tích Vĩnh Cửu) được thành lập theo Quyết định số 4679/2003/QĐ-UBND ngày 02/12/2003. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai (2012), tổng diện tích của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là 67.903,8ha. Trong đó bao gồm 66.036,9ha đất có rừng và 1.866,9ha đất trồng quy hoạch cho lâm nghiệp.
Công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng với trọng tâm là bảo tồn ĐDSH trong khu vực. Những hoạt động bảo tồn chính trong thời gian qua như:
- Thực hiện dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến D:
Mục tiêu của dự án là góp phần nâng cao số lượng, chất lượng rừng và đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gien, bảo tồn các loài cây gỗ lớn có giá trị, tiêu biểu của vùng chiến khu D nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung, tôn tạo cảnh quan di tích lịch sử chiến khu D và góp phần bảo vệ môi trường, góp phần ổn định đời sống nhân dân ở vùng rừng;
- Kết quả thực hiện dự án điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động vật,
thực vật rừng là cơ sở khoa học quan trọng cho các chương trình Bảo tồn, quản lý, giám sát về đa dạng sinh học. Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát bảo tồn đa dạng sinh học do Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) tài trợ gồm 2 giai đoạn từ năm 2008 – 2011. Các mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng lực, quản lý, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ, nhân viên Khu bảo tồn trong các hoạt động bảo vệ và quản lý;
- Thực hiện các hoạt động quản lý tài nguyên động- thực vật rừng, nâng cao
nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch quản lý để giảm thiểu các hoạt động bất lợi của con người, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH và công tác quản lý bảo tồn.
- Công tác phòng chống cháy rừng vào mùa khô các năm được thực hiện tốt, không để xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại trên địa bàn. Công tác tuyên truyền cũng rất được chú trọng. Hàng năm, đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khoảng 40 cuộc họp nhằm phổ biến tuyên truyền các văn bản pháp luật, các biện pháp phòng tránh xung đột giữa người và voi để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường tại các trường học, duy trì hoạt động 11 câu lạc bộ Xanh, tập huấn về kỹ năng giáo dục môi trường cho giáo viên phụ trách câu lạc bộ, triển khai Chương trình truyền thông giáo dục môi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường phát hành và phân phối 5.000 tờ thông điệp truyền thông giới thiệu tính ĐDSH tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn
thiên nhiên văn hóa Đồng Nai là động lực quan trọng thúc đẩy công tác bảo tồn ở các khu vực khác trong tỉnh, chẳng hạn hay các lâm trường, các rừng phòng hộ (như La Ngà, Long Thành – Nhơn Trạch, Tân Phú) và các khu vực có tính đa dạng sinh học cao khác như vùng nước nội địa hồ Trị An- Đồng Nai. Bên cạnh đó, các thủy vực quan trọng như hệ thống sông Đồng Nai, hồ Trị An được quan trắc môi trường định kỳ, bảo đảm theo dõi môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên, nhờ đó có tác dụng phát hiện sớm và giảm thiểu sự mất đi tính đa dạng sinh học do ô nhiễm.