Biến số, chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 60 - 72)

2.3.6.1. Thông tin chung

- Dân tộc - Giới tính trẻ - Tuổi mẹ

- Học vấn của mẹ

- Thu nhập chính của gia đình

- Phân loại kinh tế (Nghèo hoặc không nghèo).

2.3.6.2. Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của

trẻ dựa vào z-score so với trung vị của chuẩn tăng trưởng WHO-2006. Cụ thể thang phân loại tình trạng dinh dưỡng như sau [16]:

Bảng 2.2. Phân loại suy dinh dưỡng các thể ở trẻ theo WHO-2006

Cân nặng theo tuổi Trên 2 SD: thừa cân

Từ -2 SD đến 2 SD: bình thường

Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

-3 đến -2SD: suy dinh dưỡng mức vừa Dưới -3SD: suy dinh dưỡng mức nặng

Chiều cao theo tuổi Từ -2 SD trở lên: bình thường

Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể thấp còi -3 đến -2SD: suy dinh dưỡng mức vừa Dưới -3SD: suy dinh dưỡng mức nặng

Cân nặng theo chiều cao Trên 2 SD: thừa cân

Từ -2 SD đến 2SD: bình thường

Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể gầy còm

-3 đến -2SD: suy dinh dưỡng mức vừa Dưới -3SD: suy dinh dưỡng mức nặng

Tình trạng dinh dưỡng của mẹ được xác định bằng chỉ số khối cơ thể

BMI (kg/m2) theo WHO, với các điểm ngưỡng sau.

Bảng 2.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của mẹ theo chỉ số khối cơ thể.

Chỉ số BMI Phân loại

BMI dưới 18,5: Thiếu năng lượng trường diễn

BMI từ 18,5 đến 24,9: Bình thường

2.3.6.3. Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ

Thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ gồm: Chăm sóc thai nghén (khám thai); Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; Nuôi con bằng sữa mẹ; Cho trẻ ăn bổ sung.

2.3.6.4. Nhóm thông tin về chỉ số bệnh tật của trẻ và tiếp cận dịch vụ y tế-dinh dưỡng

Chỉ số bệnh tật: Tình hình bệnh tật của trẻ được điều tra viên ghi nhận các triệu chứng, dấu hiệu trong vòng 2 tuần vừa qua từ câu trả lời của mẹ hoặc người chăm sóc. Dấu hiệu của tiêu chảy bao gồm số lần đại tiện, dạng phân của trẻ; dấu hiệu của nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm có ho sốt, chảy nước mũi.

Tiếp cận dịch vụ y tế: Mức độ tiếp cận thông tin nuôi dưỡng trẻ trong 3 tháng vừa qua của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

- Nguồn cung cấp thông tin.

- Được tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tham dự các buổi truyền thông.

- Biết và đến phòng tư vấn Mặt trời bé thơ để sử dụng dịch vụ.

2.3.6.5. Nhóm thông tin về an ninh thực phẩm gia đình

Các thông tin về ANTPHGĐ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bà mẹ. Nội dung các câu hỏi để đánh giá ANTPHGĐ theo hướng dẫn của FANTA-III [68] ở hai thời điểm trước và sau khi can thiệp, gồm có:

a. An ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến điều kiện tiếp cận

Các mức độ thiếu thực phẩm liên quan đến điều kiện tiếp cận thức ăn trong vòng 30 ngày thông qua phần trả lời từ câu Q1-Q9.

1. Lo lắng không có thức ăn: Gia đình lo lắng thiếu thức ăn trong

2. Không có tiền mua thức ăn ưa thích: trong vòng 30 ngày qua, bất

kỳ thành viên nào trong gia đình không được ăn thức ăn ưa thích do không đủ tiền mua.

3. Ăn đi ăn lại một loại thức ăn: trong vòng 30 ngày qua bất kỳ

thành viên nào trong gia đình phải ăn đi ăn lại một vài loại thức ăn do không đủ tiền mua.

4. Ăn thức ăn không thích: trong 30 ngày qua, có bất kỳ thành viên

nào trong gia đình phải ăn thức ăn mình không thích do không đủ tiền mua các loại thực phẩm khác.

5. Ăn ít hơn nhu cầu: Bất kỳ thành viên nào trong gia đình phải ăn ít

hơn nhu cầu cần thiết do thiếu thực phẩm trong vòng 30 ngày qua.

6. Ăn ít bữa hơn: Thành viên của gia đình phải ăn ít bữa hơn trong 1

ngày do thiếu thực phẩm trong vòng 30 ngày qua

7. Không có gì để ăn: Trong vòng 30 ngày qua gia đình không còn gì

để ăn do không có tiền mua.

8. Nhịn đói đi ngủ: Trong vòng 30 ngày qua bất kỳ thành viên trong

gia đình phải nhịn đói đi ngủ vì thiếu thực phẩm.

9. Nhịn đói cả ngày: Trong vòng 30 ngày qua bất kỳ thành viên trong

gia đình phải nhịn đói cả ngày do thiếu thực phẩm.

Cách tính tỉ lệ gặp vấn đề về thiếu thực phẩm trong gia đình.

Phần trăm hộ gia đình gặp vấn đề về thiếu thực phẩm =

Số hộ trả lời “Có” ở câu bất kỳ

x 100 Tổng số hộ trả lời câu bất kỳ

Ví dụ:

Phần trăm hộ gia đình hết thức ăn vì không có tiền =

Số hộ trả lời “Có” ở câu Q7a x 100 Tổng số hộ trả lời câu Q7

Tính tần suất hộ gia đình gặp vấn đề về thiếu thức ăn của hộ gia đình ở các mức độ “hiếm khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” trong 30 ngày qua.

Ví dụ:

Phần trăm hộ gia đình thường xuyên hết thức ăn vì không có tiền mua

=

Số hộ trả lời “3” ở câu Q7a

x 100 Tổng số hộ trả lời câu Q7

b. An ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến cấp độ tiếp cận.

Các chỉ số này cung cấp thông tin về tỉ lệ hộ gia đình trải qua thiếu thức ăn ở một hoặc nhiều các sự kiện được thể hiện qua ba lĩnh vực được thể hiện qua thang điểm-HFIAS, gồm 3 cấp độ đó là:

1. Lo lắng không có thức ăn: Gia đình lo lắng không có thức ăn trong vòng 30 ngày vừa qua.

2. Không đủ thức ăn về chất lượng: trong vòng 30 ngày qua, thành viên bất kỳ trong gia đình không được ăn thức ăn yêu thích hoặc phải ăn đi ăn lại một loại thức ăn do không có tiền mua.

3. Không đủ về số lượng và gây hậu quả: trong vòng 30 ngày qua bất kì thành viên nào trong gia đình phải ăn ít hơn khẩu phần hoặc ăn ít bữa hơn hoặc không có gì để ăn hoặc nhịn đói đi ngủ hoặc nhịn đói cả ngày do thiếu tiền mua thức ăn.

Cách tính các chỉ số - Không chắc chắn có thức ăn. Tỉ lệ hộ gia đình không chắc chắn có thức ăn = Số hộ trả lời “có” ở câu Q1 x 100 Tổng số hộ trả lời câu Q1

- Không đủ về chất lượng thức ăn. Tỉ lệ hộ gia đình thiếu thực phẩm liên quan đến chất lượng = Số hộ trả lời “có” ở Q2 hoặc Q3 hoặc Q4 x 100 Tổng số hộ trả lời các câu Q2 hoặc Q3 hoặc Q4 - Thức ăn không đủ về số lượng và gây hậu quả

Thức ăn không đủ về số lượng và gây hậu quả =

Số hộ trả lời “1” ở câu Q5

hoặc Q6 hoặc Q7 x 100

Tổng số hộ trả lời câu Q5 hoặc Q6 hoặc Q7

c. An ninh thực phẩm hộ gia đình theo điểm tiếp cận-HFIAS

Điểm HFIAS là một thang đo liên tục về mức độ mất an ninh thực phẩm (khả năng tiếp cận thực phẩm) trong hộ gia đình trong bốn tuần qua (30 ngày). Thang HFIAS có điểm số từ 0-27 được đo bằng tổng điểm trả lời ở các mức độ "1 = hiếm khi"; "2 = thỉnh thoảng" ; "3=thường xuyên" ở các câu từ Q1a đến Q9a [68].

Công thức tính điểm tiếp cận thực phẩm-HFIAS

HFIAS = Q1a+ Q2a+ Q3a+ Q4a+ Q5a+ Q6a+ Q7a+ Q8a+ Q9a.

d. Phân loại thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình

Có 4 mức độ ANTPHGĐ liên quan đến khả năng tiếp cận thức ăn đó là:

1. Thực phẩm được đảm bảo.

2. Thiếu mức nhẹ. 3. Thiếu vừa.

4. Thiếu trầm trọng.

Bảng 2.4. Cách tính mức độ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình.

Mức độ Công thức tính

Phân loại mức độ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình (HFIAS category) =

1 nếu [(Q1a=0 hoặc Q1a=1) và Q2=0 và Q=3 và Q4=0 và Q5=0và Q6=0 và Q7=0 và Q8=0 và Q9=0]

2 nếu [(Q1a=2 hoặc Q1a=3 hoặc Q2a=1 hoặc Q2a=2 hoặc Q3a =1hoặc Q4a=1) và Q5=0 và Q6=0 và Q7=0 và Q8=0 và Q9=0]

3 nếu [(Q3a=2 hoặc Q3a=3 hoặc Q4a=2 hoặc Q4a=3 hoặc Q5a =1hoặc Q5a=2 hoặc Q6a =1 hoặc Q6a=2) và Q7=0 và Q8=0 và Q9=0]

4 nếu [(Q5a=3 hoặc Q6a=3 hoặc Q7a=1 hoặc Q7a=2 hoặc Q7a =3hoặc Q8a=1 hoặc Q8a =2 hoặc Q8a=3 hoặc Q9a =1 hoặc Q9a=2 hoặc Q9a=3]

Bảng 2.5. Minh họa các mức độ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình

Câu hỏi

Tần suất

Hiếm khi = 1 Thỉnh thoảng = 2 Thường xuyên = 3 1a 2a 3a 4a 5a 6a 7a 8a 9a Chú thích:

1: Thực phẩm được đảm bảo 3: Thiếu vừa

2: Thiếu nhẹ 4: Thiếu trầm trọng

2.3.7. Tổ chức thực hiện nghiên cứu

Nhân lực: Nhân lực chính tham gia nghiên cứu bao gồm: Cán bộ Viện Dinh dưỡng; Cán bộ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu; Cán bộ y tế xã, y tế thôn bản; Nghiên cứu sinh.

Nghiên cứu ban đầu

Bước 1:Chuẩn bị địa bàn nghiên cứu

Làm việc với lãnh đạo các địa phương và các cơ quan quản lý về việc triển khai kế hoạch nghiên cứu ban đầu.

Bước 2:Chuẩn bị cho nghiên cứu

- Cán bộ nghiên cứu: Cán bộ Viện Dinh Dưỡng, Trung tâm Y tế các huyện và xã được tập huấn về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, thống nhất các kỹ thuật cân, đo, phỏng vấn.

- Các trạm y tế xã lập danh sách trẻ trong độ tuổi 0-23 tháng tuổi theo từng thôn, bản. Danh sách trẻ bao gồm các thông tin đầy đủ về họ và tên trẻ, họ và tên mẹ của trẻ, ngày tháng năm sinh của trẻ, địa chỉ, số điện thoại, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.

Bước 3:Thực hiện thu thập số liệu

- Phỏng vấn: Hỏi thông tin cá nhân của trẻ và gia đình; điều kiện kinh tế, điều kiện thu nhập, sức khỏe của trẻ, chăm sóc thai nghén, tình trạng thực phẩm của gia đình và các yếu tố khác có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ và ANTPHGĐ.

- Cân cân nặng, đo chiều cao đứng của mẹ và chiều dài nằm của trẻ.

Nghiên cứu can thiệp

Bước 1: Chuẩn bị can thiệp

Giới thiệu nội dung, hình thức triển khai, sản phẩm và kế hoạch nghiên cứu với lãnh đạo địa phương, y tế cơ sở, cộng tác viên y tế thôn bản.

Khảo sát địa bàn thực tế nơi triển khai can thiệp và xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu truyền thông - TTXH.

Chuẩn bị vùng nguyên liệu: Tập huấn về nông nghiệp an toàn cho

người dân thuộc khu vực can thiệp. Cung cấp hạt giống và hướng dẫn gieo trồng cây lương thực, thực phẩm và các loại hoa mầu cho người dân thuộc các xã thuộc khu vực nghiên cứu.

Triển khai sản xuất thức ăn bổ sung

Xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc, đăng ký nhãn hiệu, xin cấp phép và kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (sản phẩm được sản suất theo công thức của Viện Dinh dưỡng).

Sản phẩm của mô hình dùng cho trẻ ăn bổ sung

Tên sản phẩm:Cháo ngon.

Hình ảnh sản phẩm Giá trị dinh dưỡng Đối tượng sử dụng

Trọng lượng: 30 gram Năng lượng: 107-131 kcal Protein: 2,49-3 gram Lipid: 0,3-0,39 gram Glucid: 23,7-29,1 gram Sắt: 1,28-1,92 miligam Kẽm: 0,86-1,3 miligam

Dùng cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt nhóm trẻ từ 6-23 tháng tuổi

Số công bố: 41759/2017/ATTP-XNCB ngày 13/11/2017 Sản phẩm: Gói bột bổ sung protein và lipid Vica.

Hình ảnh sản phẩm Giá trị dinh dưỡng Đối tượng sử dụng

Trọng lượng: 10 gram Protein: 4.1 g Lipid: 4.0 g Glucid: 0,4 g Nănglượng: 54 Kcal

Dùng cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt nhóm trẻ từ 9-24 tháng tuổi.

Hình ảnh sản phẩm Tên sản phẩm Đối tượng sử dụng

Bột rau Vica - Cà rốt Trẻ từ 6 tháng trở lên

Bột rau Vica - Nấm Trẻ từ 6 tháng trở lên

Bột rau Vica - Nấm Trẻ từ 6 tháng trở lên

Bột rau Vica - Nấm Trẻ từ 6 tháng trở lên

Xây dựng tài liệu: Tài liệu truyền thông được xây dựng dựa trên các

tài liệu truyền thông của Viện Dinh dưỡng (Chương trình phòng chống SDD trẻ em) và thực hành chăm sóc trẻ theo các tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới về nuôi dưỡng trẻ nhỏ - IYCF (Infant and young child feeding) [41].

Thiết lập các phòng tư vấn Mặt trời bé thơ tại các xã theo mô hình

nhượng quyền xã hội (theo kết quả nghiên cứu của tổ chức A&T). Mô hình được thực hiện với mục đích cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho các bà mẹ. Đồng thời, mô hình có vai trò thúc đẩy

việc sử dụng, tiêu thụ và thực phẩm hợp lý giúp cho trẻ có mức tăng trưởng đảm bảo cân nặng và chiều cao so với mức trung bình.

Bước 2. Can thiệp

+ Cộng tác viên: Cộng tác viên y tế thôn bản thông báo cho người dân

và các bà mẹ thuộc đối tượng nghiên cứu về nội dung chương trình và sản phẩm cũng như những lợi ích của chương trình can thiệp.

+ Tại các trạm y tế xã: Tổ chức phòng tư vấn mặt trời bé thơ tại trạm y tế xã có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác tư vấn, truyền thông và tiếp thị. Các cán bộ của trạm y tế nơi can thiệp cũng là những người trực tiếp tham gia vào công tác tư vấn, tiếp thị giới thiệu đến cho những bà mẹ có con sản phẩm thức ăn bổ sung, thông tin về cách sử dụng và lợi ích.

+ Tổ chức truyền thông-tiếp thị xã hội trực tiếp tại trạm y tế, các điểm trường mầm non và kết hợp với các kênh truyền thông của xã:

Nội dung truyền thông, tiếp thị xã hội gồm:

- Tổ chức gặp gỡ giao lưu và tuyên truyền về nuôi dưỡng chăm sóc trẻ (1 buổi/xã/tuần) thuộc địa bàn nghiên cứu. Hướng dẫn kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các bà mẹ khi họ đến khám, tư vấn, sử dụng dịch vụ tại Trạm y tế xã.

- Tổ chức các buổi hướng dẫn và thực hành pha chế, bảo quản Cháo ngon và các sản phẩm cho các bà mẹ (hai tuần 1 lần tại Trạm y tế và các điểm trường mầm non).

- Cho mẹ và trẻ ăn thử sản phẩm tại các điểm tổ chức tiếp thị.

- Trưng bày, bán sản phẩm và kích thích tiêu dùng Sản phảm của

chương trình được bày bán và trưng bày tại các trạm y tế, điểm trường mầm non của xã. Khi mua sản phẩm khách hàng sẽ được hưởng chương trình khuyến mại như: mua 10 tặng 1 hoặc mua 1 thùng cháo 30 gói được tặng cốc pha cháo hoặc ô che mưa nắng hoặc áo mưa, mũ đội đầu,...

- Treo các áp phích, tranh ảnh liên quan đến sản phẩm tại những nơi đông người, dễ nhìn thấy như ở chợ, trạm y tế, trường mầm non. In hình sản phẩm trên những vật dụng cá nhân như mũ, áo, cốc, bát, áo mưa, ô che nắng dùng làm quà tặng, khuyến mại khi người dân mua hàng. Khuyến khích các cộng tác viên đưa sản phẩm đến tận tay những bà mẹ ở xa chưa có điều kiện tiếp cận với chương trình tiếp thị.

Tổ chức các buổi truyền thông có sự tham gia của cán bộ y tế xã, thôn bản, các cộng tác viên và người dân như chương trình đố vui có thưởng 2 lần/ xã. Hàng tháng cán bộ nghiên cứu của Viện dinh dưỡng cùng nghiên cứu sinh thực hiện giám sát và thúc đẩy chương trình tiếp thị sản phẩm tại địa phương. Hoạt động giám sát nhằm hỗ trợ, thu thập các thông tin, nhu cầu và phản hồi về sản phẩm của đối tượng.

+ Tổ chức triển khai hoạt động của phòng tư vấn Mặt trời bé thơ định

kỳ 2 ngày/tuần (ngày thứ 3 và thứ 6 mỗi tuần) tại Trạm y tế với mục đích tư

vấn cho các bà mẹ có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Hoạt động tư vấn này được thực hiện bởi các cán bộ của Trạm đã được tập huấn và cấp giấy chứng nhận về tư vấn dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng.

+ Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các sản phẩm trên các sản

phẩm khuyến mại, tặng quà miễn phí cho các đối tượng như: mũ đội đầu, áo mưa, áo phông, dụng cụ pha cháo, các bộ đồ chơi, tranh học chữ của trẻ,...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)