SAI SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 72)

2.4.1. Sai số hệ thống

Đối với các loại cân, thước

Trong quá trình điều tra, chỉ sử dụng một bộ dụng cụ duy nhất:

Cân được kiểm tra độ chính xác hai lần mỗi ngày (sáng/chiều); đặt cân trên bề mặt phẳng. Khi đo cân nặng trẻ em, yêu cầu giảm bớt quần áo của trẻ em. Đọc và ghi cân nặng của trẻ hay bà mẹ tính bằng kg, ở chữ số thập phân đầu tiên (ví dụ: 11,1kg; 12,6kg; 57,2kg)

Đo chiều dài/chiều cao: Sử dụng thước gỗ 3 mảnh của UNICEF với độ chính xác 1 mm để thu thập chiều dài/chiều cao của bà mẹ và trẻ. Chiều

dài/chiều cao sẽ được tính bằng cm và được ghi ở chữ số thập phân đầu tiên (ví dụ: 87,3 cm; 98,1 cm; 160,5cm). Chiều cao được đo ba lần; chênh lệch giữa 2 lần đo phải ≤0,3 cm; giá trị trung bình của 3 lần đo là chiều dài/chiều cao của trẻ (Gosalin Gibson-2005).

Đối với người thu thập thông tin:

Nhóm cán bộ cân đo được đào tạo chuyên sâu về đo lường nhân trắc. Điều tra viên được tập huấn kỹ thuật phỏng vấn; phiếu điều tra đã được chuẩn hoá và thử nghiệm trước khi thu thập số liệu thực tế.

Các chuyên gia của Viện dinh dưỡng và nghiên cứu sinh cùng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng số liệu thu thập được: Tất cả các phiếu đã hoàn thành đều được kiểm tra tại thực địa; tối thiểu 10 trẻ được chọn ngẫu nhiên mỗi ngày để đo lại bởi chuyên gia để kiểm tra tính chính xác. Các hoạt động này được thực hiện không báo trước trong toàn bộ cuộc điều tra.

Phiếu phỏng vấn

- Thiết kế dễ hiểu, dễ hỏi, sử dụng từ ngữ phổ thông. - Được các chuyên gia thẩm định.

- Thử nghiệm phiếu phỏng vấn trước khi triển khai thu thập thông tin ở cộng đồng.

- Kiểm tra phiếu điều tra sau khi phỏng vấn với đối tượng tham gia nghiên cứu để xác nhận đã hoàn thành công việc cung cấp thông tin.

2.4.2. Sai số ngẫu nhiên

- Kiểm tra, sàng lọc phiếu điều tra trước khi nhập vào máy tính. - Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập và quản lý số liệu.

- Số liệu được nhập 2 lần độc lập nhằm hạn chế những sai số, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của số liệu.

Phiếu điều tra định lượng, sau khi thu thập đều được kiểm tra, làm sạch trước khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Data 3.1.

Sử dụng phần mềm WHO Anthro 2006 để tính các chỉ số z-score cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HAZ), cân nặng theo chiều cao (WHZ).

Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 (SPSS Inc, Chicago. IL, USA). Các số liệu mô tả được trình bày dưới dạng số trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (SD) trong trường hợp số liệu phân bố chuẩn và trình bày dưới dạng trung vị (median) và 25th, 75th percentile trong trường hợp số liệu phân bố không chuẩn. Các biến không liên tục được mô tả dưới dạng tỉ lệ phần trăm.

Các test thống kê được lựa chọn phù hợp theo từng loại biến, loại quan sát, số lượng mẫu để đảm bảo độ chính xác. Những test thống kê được sử dụng trong phân tích và xử lý số liệu gồm:

T-test (phân phối chuẩn) được sử dụng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình và Mc Nemar (phân phối không chuẩn) kiểm tra sự khác biệt trung vị giữa 2 nhóm nghiên cứu tại cùng thời điểm điều tra và sử dụng skew-test để kiểm định sự khác biệt của số liệu phân bố không chuẩn.

T-test ghép cặp (phân phối chuẩn) dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình.

Chi-square test: so sánh sự khác nhau về tỉ lệ giữa 2 nhóm với điều kiện tần số lý thuyết lớn hơn 5 và tổng số mẫu lớn trên 30. Phân tích hồi quy logictis được thực hiện để xác định mối tương quan giữa các yếu tố định lượng đầu ra và các yếu tố nguy cơ.

Phân tích đánh giá mức độ cải thiện sau khi can thiệp

Cải thiện về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi. - Thay đổi về cân nặng và chiều cao trung bình.

- Thay đổi về tỉ lệ SDD các thể. Cải thiện về ANTPHGĐ.

- Thay đổi về tỉ lệ gặp phải các vấn đề liên quan đến thiếu ANTPHGĐ.

- Điểm trung bình và tỉ lệ hộ gia đình bị thiếu ANTPHGĐ ở các mức độ khác nhau.

- Số lượng buổi truyền thông - tư vấn và số lượng người được tham dự các buổi truyền thông tại các xã can thiệp.

- Thay đổi về thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ.

- Số lượng và tần suất trẻ sử dụng thức ăn bổ sung từ mô hình. 2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức của Viện Dinh dưỡng thông qua theo Văn bản số 512/VDD-QLKH ngày 29 tháng 8 năm 2016 về việc chứng nhận chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

- Đã được sự cho phép của Ban quản lý, Chủ nhiệm dự án để sử dụng số liệu và chính quyền tại các địa bàn nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia và có giấy cam kết tham gia nghiên cứu, được bồi dưỡng theo qui định.

- Danh tính của các đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.

- Kết quả nghiên cứu được thông báo, phản hồi với lãnh đạo địa phương nơi tiến hành nghiên cứu; chỉ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách.

- Đối tượng tham gia nghiên cứu tự nguyện và có quyền rút lui bất kỳ lúc nào nếu họ không muốn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra thu thập số liệu của 799 trường hợp trước can thiệp và 680 trường hợp sau can thiệp tại 9 xã thuộc 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang, cho kết quả như sau.

3.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔIVÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 3 TỈNH LÀO CAI, LAI CHÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 3 TỈNH LÀO CAI, LAI CHÂU VÀ HÀ GIANG.

3.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang.

Bảng 3.1. Đặc điểm trẻ dưới 24 tháng tuổi theo giới tính, dân tộc và địa bàn nghiên cứu.

Tỉnh Giới tính trẻ Dân tộc

Trai Gái Thiểu số Kinh

Lai Châu (n =267) SL 152 115 250 17 % 56,9 43,1 93,6 6,4 Lào Cai (n = 276) SL 142 134 196 80 % 51,4 48,6 71,0 29,0 Hà Giang (n = 256) SL 130 126 210 46 % 50,7 49,3 82,0 18,0 Chung (n =799) SL 424 375 656 143 % 53,1 46,9 82,1 17,9

Số trẻ ở tỉnh Lai Châu là 267 trẻ chiếm 33,4%, tỉnh Lào Cai 276 trẻ chiếm 34,6%, tỉnh Hà Giang 256 trẻ chiếm 32%. Tỉ lệ trẻ trai là 53,1%, trẻ gái là 46,9%. Tỉ lệ trẻ là người Kinh chiếm 17,9%; người dân tộc thiểu số chiếm 82,1%.

Bảng 3.2. Trung bình cân nặng, chiều cao của trẻ dưới 24 tháng tuổi theo tuổi và giới tính

Nhóm tuổi (tháng) Trẻ trai

n = 424 Trẻ gái n = 357 Cân nặng (kg) X ± SD 0-5 5,97 ± 1,19 5,6 ± 1,22 6-11 8,05 ± 0,97 7,46 ± 0,92 12-17 9,06 ± 1,10 8,55 ± 1,22 18-23 9,90 ± 1,16 9,54 ± 1,11 Chiều cao (cm) X ± SD 0-5 60,8 ± 4,18 59,52 ± 4,59 6-11 70,12 ± 3,13 69,0 ± 3,76 12-17 75,48 ± 3,79 74,0 ± 3,33 18-23 79,84 ± 3,74 79,27 ± 3,34

Kết quả bảng trên cho thấy trẻ trai có trung bình cân nặng cao hơn trẻ gái ở tất cả các nhóm tuổi. Cân nặng trung bình có chiều hướng tăng nhanh ở nhóm 0-5 tháng tuổi lên nhóm 6-11 tháng tuổi. Ở các nhóm tuổi khác có cân nặng trung bình của trẻ tăng ít hơn.

Chiều cao trung bình của trẻ ở cả hai giới là tương đương nhau ở tất cả các nhóm tuổi. Chiều cao trung bình của trẻ tăng nhanh ở nhóm tuổi 0-11 tháng tuổi. Lứa tuổi lớn hơn chiều cao trung bình tăng chậm (nhóm trẻ 0-11 tháng tuổi đến 12-17 tháng tuổi tăng 5,52cm; từ 12-17 tháng tăng 4,81 cm).

Bảng 3.3. Trung bình chỉ số Z-score của trẻ dưới 24 tháng tuổi theo địa bàn nghiên cứu. Chỉ số Z- score Tuổi (tháng) Lai Châu (n =267) Lào Cai (n = 276) Hà Giang (n = 256) Chung (n =799) WAZ X ± SD 0-5 -0,78 ± 1,03 -0,64 ± 1,03 -0,55 ± 0,97 -0,67 ± 1,01 6-11 -0,85 ± 1,02 -0,85 ± 1,17 -1,03 ± 0,93 -0,92 ± 1,04 12-17 -1,42 ± 0,93 -0,80 ± 1,11 -0,78 ± 0,85 -0,97 ± 1,01 18-23 -1,42 ± 0,96 -0,85 ± 0,82 -1,38 ± 0,92 -1,22 ± 0,94 HAZ X ± SD 0-5 -0,87 ± 1,13 -0,50 ± 1,04 0,30 ± 1,01 -0,58 ± 1,08 6-11 -1,08 ± 1,00 -0,81 ± 1,16 -0,92 ± 1,18 -0,93 ± 1,12 12-17 - 1,81 ± 1,03 -1,13 ± 1,15 -1,10 ± 1,15 -1,32 ± 1,16 18-23 -2,18 ± 1,14 -1,50 ± 1,30 -1,97 ± 1,08 -1,90 ± 1,21 WHZ X ± SD 0-5 -0,12 ± 1,02 -0,33 ± 0,78 -0,38 ± 0,90 -0,27 ± 0,90 6-11 -0,31 ± 1,04 -0,50 ± 0,95 -0,67±0,83 -0,51±0,95 12-17 -0,74 ± 0,85 -0,36 ± 1,03 -0,35±0,71 -0,47±0,89 18-23 -0,45 ± 0,79 -0,13 ± 0,70 -0,51±0,81 -0,36±0,77 Chỉ số WAZ trung bình thấp nhất là -1,22 ± 0,94 ở nhóm trẻ từ 18-23 tháng tuổi; ở nhóm trẻ từ 0-5 tháng tuổi có chỉ số z-score trung bình cao nhất là -0,67 ± 1,01.

Chỉ số HAZ ở nhóm tuổi 18-23 tháng có chỉ số trung bình thấp nhất là -1,90 ± 1,21; nhóm trẻ từ 0-5 tháng tuổi có chỉ số trung bình cao nhất là -0,58 ± 1,08.

Chỉ số WHZ ở nhóm trẻ từ 6-11 tháng tuổi có chỉ số trung bình thấp nhất là - 0,51 ± 0,95; chỉ số WHZ ở nhóm trẻ 0-5 tháng tuổi cao nhất là -0,27 ± 0,90.

Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi theo địa bàn nghiên cứu.

Thể suy dinh dưỡng Lai Châu (n =267) Lào Cai (n = 276) Hà Giang (n = 256) Chung (n =799) Nhẹ cân (n=120) SL 52 35 33 120 % 19,5 12,7 12,9 15,0 Thấp còi (n=192) SL 87 40 55 192 % 31,5 18,4 20,5 24,0 Gầy còm (n=70) SL 22 23 25 70 % 8,2 8,3 9,7 8,8

Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân chung ở trẻ dưới 24 tháng tuổi là 15,0%, trong đó tại Lai Châu là 19,5%, tại Lào Cai là 12,7%, tại Hà Giang là 12,9%.

Tỉ lệ SDD thể thấp còi chung cho nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi là 24,0%, tại Lai Châu là 31,5%, tại Lào Cai là 18,4%, tại Hà Giang là 20,5%.

Tỉ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ dưới 24 tháng tuổi là 8,8%, trong đó tại Lai Châu là 8,2%, Lào Cai là 8,3%, tại Hà Giang là 9,7%. Tỉ lệ gầy còm ở trẻ chung tại địa bàn nghiên cứu ở mức độ trung bình theo phân loại của WHO.

Mức độ vừa Mức độ

nặng Mức độ vừa Mức độ nặng Mức độ vừa Mức độ nặng

Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm

0 5 10 15 20 25 16.9 2.6 22.8 9.7 6.4 1.1 10.9 1.8 13.7 4.7 5.8 1.0 11.3 1.6 16.8 4.7 9.4 0.8 13 2.0 17.6 6.4 7.1 1.0

Lai Châu Lào Cai Hà Giang Chung

Thể suy dinh dưỡng theo mức độ

Tỉ

lệ

%

Hình 3.1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể theo mức độ ở trẻ dưới 24 tháng tuổi

Hình 3.1. cho thấy tình trạng dinh dưỡng các thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm ở trẻ dưới 24 tháng tuổi theo các mức độ.

Ở thể nhẹ cân tỉ lệ SDD theo các mức độ vừa và nặng lần lượt là 13,0% và 2,0% chung cho tất trẻ tham gia nghiên cứu; nhóm trẻ tại Lai Châu có tỉ lệ cao nhất là 16,9% 2,6%; SDD ở mức độ vừa thấp nhất là nhóm trẻ ở tỉnh Lào Cai 10,9%; mức độ nặng thấp nhất là nhóm trẻ tại tỉnh Hà Giang.

Thể thấp còi tỉ lệ SDD mức độ vừa chung cho nhóm nghiên cứu là 17,6% trong đó tỉ lệ tại tỉnh Lai Châu là cao nhất 22,8%, thấp nhất là tỉnh Lào Cai 13,7%. Có sự khác biệt về tỉ lệ SDD thể thấp còi ở các địa phương. SDD ở mức độ nặng tỉ lệ chung cho nhóm nghiên cứu là 6,4%, tại tỉnh Lai Châu là 9,7%, tại tỉnh Lào Cai và Hà Giang có tỉ lệ SDD mức độ nặng cùng là 4,7%.

Tỉ lệ SDD thể gầy còm theo mức độ nhẹ chung cho cả nhóm nghiên cứu là 7,1%; tỉnh Hà Giang có tỉ lệ SDD thể gầy còm mức độ nhẹ cao nhất 9,4%, thấp nhất là 5,8%. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân mức độ nặng chung ở nhóm trẻ tham gia nghiên cứu là 1,0% cao nhất là ở tỉnh Lai Châu 1,1% thấp nhất là tại Hà Giang 0,8%.

Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ theo nhóm tuổi

Thể suy dinh dưỡng

Tuổi trẻ (tháng) 0-5 (n=166) 6-11 (n=289) 12-17 (n=194) 18-23 (n=150) Nhẹ cân (n=120) SL 19 41 28 34 % 11,4 14,2 13,4 22,6 Thấp còi (n=192) SL 20 52 52 68 % 12,0 17,9 26,8 45,3 Gầy còm (n=70) SL 10 27 19 14 % 6,0 9,3 9,8 9,3

Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ 18-23 tháng tuổi có tỉ lệ cao nhất là 22,6%, tiếp đến là nhóm 6-11 tháng tuổi 14,2%, thấp nhất là nhóm 0-5 tháng tuổi 11,4%.

Tỉ lệ SDD thể thấp còi ở nhóm trẻ 18-23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 45,3%, tiếp theo là nhóm 12-17 tháng tuổi là 26,8%; nhóm 6-11 tháng tuổi là 17,9% thấp nhất là ở nhóm 0-5 tháng tuổi 12,0%.

Tỉ lệ SDD thể gầy còm ở nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 9,8%; nhóm 6-11 và 18-23 tháng tuổi có tỉ lệ cùng là 9,3%, tỉ lệ thấp nhất là ở nhóm 0-5 tháng tuổi với 6,0%.

Tỉ lệ SDD ở cả 3 thể đều có xu hướng tăng theo tuổi của trẻ, bắt đầu tăng cao khi trẻ bắt đầu được 6 tháng tuổi và tăng cao nhất ở nhóm 18-23 tháng tuổi ở thể nhẹ cân và thấp còi; ở thể gầy còm nhóm 12-17 tháng tuổi có tỉ lệ cao nhất, sau đó giảm ở nhóm 18-23.

3.1.2. Thực hành nuôi con của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.6. Thực hành nuôi dưỡng trẻ ở bà mẹ có con dưới 2 tuổi

Thực hành nuôi con Số lượng Tỉ lệ (%)

Khám thai ≥ 3 lần 206 53,5

Cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau sinh 484 63,3

Vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú 276 36,1

Cho trẻ ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ sau sinh 450 58,4

Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời gian 384 48,0

Trẻ bị viêm đường hô hấp trong vòng 2 tuần trước phỏng vấn

109 13,6

Trẻ bị tiêu chảy trong vòng 2 tuần trước phỏng vấn 50 6,2 Tỉ lệ bà mẹ có khám thai đủ hoặc nhiều hơn 3 lần là 53,5%, trong khi đó tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh là 63,3%. Tỉ lệ bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú vẫn còn chiếm 36,1%. Đặc biệt có tỉ lệ rất lớn 58,4% bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ sau khi trẻ được sinh ra. Tỉ lệ trẻ được ăn bổ sung đúng thời gian chiếm 48,0%. Tỉ lệ trẻ bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy trong vòng 2 tuần trước khi tiến hành phỏng vấn mẹ lần lượt là 13,6% và 6,2%.

3.1.3. Tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu năm 2016.

3.1.3.1. Tình trạng thiếu thực phẩm tại hộ gia đình.

Bảng 3.7. Tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình theo khả năng tiếp cận thực phẩm

Hình thức thiếu an ninh thực phẩm

hộ gia đình trong 30 ngày qua (n = 799) Số lượng Tỉ lệ (%)

Lo lắng thiếu thức ăn 267 33,8

Không có tiền mua thức ăn ưa thích 292 37,0

Ăn đi ăn lại một loại thức ăn 254 32,2

Ăn thức ăn không thích 237 30,0

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 72)