KẾT QUẢ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CAN THIỆP

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 126 - 137)

Với mục đích cải thiện tình trạng thiếu thực phẩm ở gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi đồng thời giảm tỉ lệ SDD ở địa bàn nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đã triển khai xây dựng được chuỗi sản xuất nông nghiệp và chế biến thức ăn nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ và tiêu thụ nông sản tại địa phương. Sản phẩm và các mô hình được thiết lập để phục vụ cho người dân, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với sản phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra các sản phẩm này cung có cơ hội để đưa nông sản được sản xuất tại địa phương đến được với khách hàng trên toàn quốc.

Sản phẩm cốt lõi của mô hình là cháo, gọi đạm béo, bột rau đã được sản xuất và đưa vào sử dụng cho trẻ tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, mô hình trồng rau-củ theo tiêu chuẩn VietGap đã được hình thành và phát triển để tạo vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng đã được triển khai. Gói cháo dinh dưỡng, gói bột rau, đạm-béo được sản xuất được đặt tại địa phương do nghiệp Thùy Dung-Lào Cai và đã được Cục An toàn thực phẩm-Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận số 000033/2018/ATTP-CNĐK ngày 06/01/2018. Mô hình này có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Y tế, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy ban nhân dân, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, các xã và huyện thuộc địa bàn nghiên cứu.

Trong khoảng thời gian hoạt động của dự án đã xây dựng và đưa vào hoạt động 13 phòng tư vấn Mặt trời bé thơ tại 9 là địa bàn hoạt động của dự án. Phòng tư vấn Mặt trời bé thơ là nơi các bà mẹ có thai, đang nuôi con có thể tìm đến để sử dụng dịch vụ tư vấn về nuôi dưỡng-chăm sóc trẻ miễn phí. Ở mỗi phòng tư vấn có 01 cán bộ của Trạm y tế đã được Viện Dinh dưỡng tập

huấn về chuyên môn và nghiệp vụ tư vấn. Bên cạnh đó, phòng tư vấn còn được sự hỗ trợ từ các chuyên gia của dự án, của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của Tỉnh. Ngoài ra tại các Trạm y tế và các nơi đặt phòng tư vấn Mặt trời bé thơ những bà mẹ nói riêng và người dân nói chung trong khu vực dự án được tiếp cận các sản phẩm của dự án dùng cho trẻ ăn bổ sung.

Trong thời gian triển khai các hoạt động của mô hình trên địa bàn đã có khoảng 10.150 lượt người (trung bình mỗi xã có khoảng 1270 lượt) được tiếp cận với dịch vụ về dinh dưỡng-sức khỏe. Số lượt đối tượng được tiếp cận, cung cấp thông tin và tư vấn về chăm sóc sức khỏe tại Hà Giang là nhiều nhất với 7.144 lượt. Đối tượng đến tư vấn chủ yếu là những người có con từ 6-23 tháng tuổi. Kết quả này cho thấy số lượng người được tiếp cận với thông tin, với dịch vụ chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ khá là lớn. Việc tiếp cận này sẽ giúp cho người dân nói chung và những bà mẹ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi nói riêng được cập nhật kiến thức, kỹ năng về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Để có được kết quả này ngoài sự nghiêm túc, cầu thị của nhóm thực hiện dự án còn có công sức rất lớn của các cấp chính quyền, y tế các tuyến. Đặc biệt là y tế xã và cộng tác viên y tế thôn bản đã tuyên truyền-vận động người dân tham gia.

Bên cạnh đó các chương trình truyền thông, sự kiện giới thiệu và quảng bá sản phẩm cũng cung cấp kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và thông tin về sản phẩm cho người dân thuốc địa bàn nghiên cứu. Đã có 241 buổi truyền thông được thực hiện tại 9 xã của 3 tỉnh (trung bình có 27 buổi truyền thông tại mỗi xã thuộc địa bàn nghiên cứu) với 3667 lượt người tham gia. Cùng với đó hoạt động tư vấn nhóm nhỏ cũng tổ chức được 134 buổi/9 xã với khoảng 2448 lượt người tham dự. Những sự kiện trên góp phần cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng con của họ, đồng thời giúp cho họ có điều kiện tốt hơn trong tiếp cận với thực phẩm-dinh dưỡng.

Để có nguyên liệu an toàn và ổn định trong sản xuất thức ăn bổ sung, chương trình đã tập huấn về sản xuất nông nghiệp an toàn cho 450 lượt tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc giúp cho người dân có kiến thức, kỹ năng về sản xuất thức ăn, đặc biệt là thức ăn an toàn. Đối tượng hưởng lợi đầu tiên trong các hoạt động này chính là gia đình và con của họ. Kết quả này rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với việc phòng và chống SDD ở trẻ nhỏ cũng như tăng cường sức khỏe, thể lực người dân và nâng cao chất lượng dân số.

Thông qua mô hình truyền thông giáo dục-tư vấn dinh dưỡng và tiếp thị xã hội sản phẩm bổ sung cho người dân tại địa bàn nghiên cứu/thực hiện dự án đã cho thấy tỉ lệ người mẹ có kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đã tăng đáng kể-hình 3.4. Trong nghiên cứu này ngoài tạo người dân có thêm sinh kế bền vững còn góp phần giúp cho họ có cơ hội tiếp cận tốt hơn với thực phẩm, đặc biệt là cho trẻ em.

Thực tế ở nước ta đã có nhiều mô hình can thiệp dinh dưỡng và sản xuất nông nghiệp được triển khai trong đó có khu vực miền núi phía Bắc. Kết quả của các chương trình đó đã góp phần giảm tỉ lệ SDD ở trẻ nhỏ và cải thiện mức độ về thiếu ANTPHGĐ được thể hiện qua mức độ, thời điểm và số tháng thiếu ăn [91]. Tuy nhiên đa số các mô hình của những tác giả khác mới tập trung vào việc sản xuất thức ăn thô mà chưa sử dụng công nghệ để chế biến thành thức ăn thành phẩm [11],[89]. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ, gây ra gánh nặng tài chính cho người dân đồng thời lại đẩy hộ gia đình vào tình trạng tái nghèo.

Mô hình can thiệp có sự kết hợp giữa dinh dưỡng với nông nghiệp với sự tham gia kết hợp từ Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp-Nhà nông. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính do nông dân tại địa phương để phục vụ cho con, cháu họ có được bữa ăn giàu năng lượng, bổ sung chất dinh

dưỡng đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị. Sản phẩm này cũng có giá thành phù hợp, dễ dàng và thuận lợi nhất trong chế biến, bảo quản. Sản phẩm sử dụng trong can thiệp này ngoài đối tượng đích trong nghiên cứu được dùng, còn được bán tại các địa phương khác, nơi có phòng tư vấn Mặt trời bé thơ.

Sản phẩm của mô hình được tiêu thụ ở các địa phương khác góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tạo thêm giá trị gia tăng cho địa bàn nghiên cứu. Khi các sản phẩm của mô hình được thương mại hóa đồng nghĩa với việc nông sản của người dân làm ra có cơ hội có thêm việc làm, thu nhập từ đó giúp cho người dân có cơ hội thoát nghèo bền vững.

Tiếp thị xã hội là khâu quan trọng, hiệu quả tốt nhất để đưa sản phẩm, cách sử dụng đến tận tay người tiêu dùng, đối tượng đích đúng theo mục tiêu của chương trình. Kết quả của chương trình tiếp thị thức ăn tại các xã thực hiện dự án (bảng 3.19) cho thấy. Đã có 2913 lượt người được tiếp cận với sản phẩm thông qua việc mua 28.133 gói cháo có bổ sung sắt và kẽm. Cùng với đó có 10.000 gói bổ sung Protein-Lipid và 19.860 gói bột rau được bán cho người tiêu dùng là những người mẹ có con nhỏ. Cũng trong thời gian thực hiện dự án tại các xã, ngoài những người mua cháo về cho con ăn bổ sung thì có 2550 trẻ em ở các trường mầm non tại 9 xã được ăn cháo, bột protein-lipid và bột rau vào các bữa phụ (chương trình này là miễn phí).

Kết quả trên cho thấy, trẻ em đã có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thức ăn. Đây chính yếu tố tiên quyết giúp giảm tỉ lệ SDD, đặc biệt là thể nhẹ cân và thấp còi. Khác với các chương trình can thiệp khác sản phẩm được phát miễn phí, trong chương trình can thiệp này người dân không được phát miễn phí mà chỉ được tư vấn và dùng thử sản phẩm. Cha, mẹ trẻ sau khi được tư vấn về tác dụng, cách dùng, ưu nhược điểm và ăn thử sản phẩm nếu muốn cho con mình ăn họ phải tự mua sản phẩm. Các chương trình kích cầu, khuyến mại, hỗ trợ giá được sử dụng khuyến khích người dân mua và nâng cao khả

năng tiếp cận với sản phẩm. Mặc dù phải tự mua sản phẩm nhưng người dân vẫn rất nhiệt tình, tích cực trong mua và sử dụng sản phẩm.

Kết quả này đạt được có thể đến từ sự thành công từ công tác tư vấn- truyền thông-quảng bá sản phẩm từ nhóm nghiên cứu và từ cán bộ y tế cơ sở. Ngoài ra sự tiện dụng và hiệu quả của sản phẩm cũng là yếu tố quyết định tới việc mua các sản phẩm này. Từ những kết quả trên cho thấy sự hiệu quả và bền vững của chương trình can thiệp.

Tóm lại, để giải quyết được vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em và thiếu ANTPHGĐ nhất là của gia đình có trẻ rất cần có một giải pháp bền vững, khả thi và đồng bộ. Với sự liên kết và giải quyết triệt để từ khâu sản xuất nguyên liệu thô tới chế biến sản phẩm dinh dưỡng cùng sự tham gia của “4 nhà” có thể sẽ là lời giải cho bài toán giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em và cải thiện ANTPHGĐ. Tuy nhiên, mô hình này cần được triển khai trên diện rộng với thời gian dài và nguồn lực lớn hơn mới có được câu trả lời chính xác hơn.

* Thay đổi về chăm sóc thai sản, nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ

Kết quả cho thấy, có sự thay đổi về tỉ lệ khám thai ở các bà mẹ được phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu từ 46,5% lên 53,5% tăng 7,0%-hình 3.4. Thói quen vắt sữa non của bà mẹ sau đẻ trước khi cho trẻ bú cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó các thói quen khác liên quan đến nuôi con như: cho bú sớm ngay sau khi sinh, cho trẻ ăn thức ăn ngoài sữa mẹ đều có sự thay đổi tích cực. Mặc dù, sự thay đổi này không lớn nhưng sự thay đổi về kiến thức, thói quen của người mẹ có lợi cho sức khỏe của trẻ. Kết quả này có thể phải là tác động chỉ riêng chương trình can thiệp mà còn có tác động từ các chương trình y tế-sức khỏe khác đã và đang được triển khai tại địa phương.

Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn không phải là sữa mẹ sau khi sinh có sự thay đổi là 12,7% từ 58,4% xuống còn 45,7% và có sự khác biệt có ý nghĩa

thống với p<0,05. Kết quả trong nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu tác giả Võ Văn Thắng [139] và tác giả Huỳnh Văn Dũng [60] sử dụng biện pháp truyền thông nhằm thay đổi kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của người mẹ.

Từ những thay đổi tích cực về kiến thức, thực hành chăm sóc thai nghén và nuôi con cho thấy trẻ em được cho ăn bổ sung đúng thời điểm có sự thay đổi tích cực, từ 48% lên 56,2% tăng 8,2%. Người mẹ có kiến thức, thực hành, kỹ năng chăm sóc trẻ tốt. Cùng với sự sẵn có của thức ăn cho trẻ sẽ góp phần giảm tỉ lệ mắc các bệnh phổ biến ở trẻ như viêm đường hô hấp và bị tiêu chảy. Tuy nhiên sự khác biệt tỉ lệ này trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Sự thay đổi giữa trước và sau nghiên cứu về các vấn đề thực hành chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ tuy chưa được cao. Qua kết quả này cho thấy tính tích cực của công tác truyền thông-tư vấn về vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho người dân. Có sự khác biệt về mức độ thay đổi tỉ lệ mắc bệnh cũng như thay đổi về thực hành chăm sóc trẻ ở bà mẹ. Tuy nhiên sự thay đổi trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Dũng và Nguyễn Thị Tuyết Mai [60],[140]. Nguyên nhân có sự khác biệt này là do có sực khác biệt về phương pháp tiếp cận và sản phẩm sử dụng trong can thiệp. Kết quả này là cơ sở để đề xuất các chương trình can thiệp trong công tác dự phòng suy dinh dưỡng ở trẻ em, cải thiện chất lượng sống và chất lượng dân số cũng như nâng cao tuổi thọ của người dân.

4.3. CẢI THIỆN AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH CÓ TRẺDƯỚI 24 THÁNG TUỔI THÔNG QUA MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIẾP DƯỚI 24 THÁNG TUỔI THÔNG QUA MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ THỨC ĂN BỔ SUNG

4.3.1. Cải thiện tình trạng thiếu thực phẩm tại hộ gia đình

nhẹ nhất của thiếu ANTPHGĐ. Không có thức ăn trong nhà, không có tiền để mua khiến cho các thành viên sẽ không được ăn những thứ thức ăn mà họ thích, bao gồm cả trẻ nhỏ như những gói quà vặt có giá tiền rất thấp (gói bimbin hay một vài viên kẹo).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ ở thời điểm trước và sau can thiệp. Tình trạng thiếu ANTPHGĐ liên quan đến khả năng tiếp cận ở mức độ thấp nhất lo lắng thiếu thức ăn trong 30 vừa qua giảm 20% từ xuống còn 13,8% và ở mức độ tiếp theo là hộ gia đình thiếu tiền mua bất kì một loại thức ăn ưa thích của bất kỳ thành viên nào của hộ gia đình giảm 26% từ 37,0% xuống còn 11,0%. Sự khác biệt tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ ở các mức độ đều có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ dẫn đến các thành viên của gia đình phải ăn đi ăn lại một loại thức ăn giảm 20,9% từ 32,2% trước can thiệp xuống còn 11,3% sau can thiệp. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ trong kết quả này tương tự với kết quả của các chương trình can thiệp của tác giả Mutisya và CS tại Kenya (2016) [85]; chương trình can thiệp về dinh dưỡng và thực phẩm của Save Children tại Văn Chấn Yên Bái (2016) [91]. Kết quả trên cũng cho thấy sự thay đổi tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội theo niên giám thống kê [5],[26].

Thiếu ANTPHGĐ các mức độ: hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên có chiều hướng giảm ở các cấp độ ở thời điểm trước và sau can thiệp. Kết quả nghiên cứ cho thấy, thiếu ANTPHGĐ ở các cấp độ trong tần suất thỉnh thoảng thiếu là phổ biến nhất, tỉ lệ đối tượng trả lời ở mức độ hiếm khi và thường xuyên gặp chiếm tỉ lệ thấp hơn-hình 3.5. Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ ở mức độ lo lắng thiếu thức ăn của hộ gia đình là mức độ thấp nhất tăng 3,3% sau can thiệp (từ 27,6 lên 30,9%) còn ở mức độ thỉnh thoảng giảm 3,4% và thường xuyên 0,5%. Đối với tình trạng thức ăn ANTPHGĐ do thiếu tiền mua thức ăn

yêu thích và hộ gia đình thiếu tiền nên phải ăn 1 loại thức ăn trong 30 ngày qua cũng tương tự so với mức độ thứ nhất (không chắc chắn có thức ăn trong gia đình). Tỉ lệ hộ trả lời là hiếm khi gặp phải vấn đề thiếu ANTPHGĐ, giảm ở mức thỉnh thoảng gặp và thường xuyên. Tuy là có giảm về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ ở các mức độ nhưng sự khác biêt giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Sự thay đổi về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ, tần suất xuất hiện ở các mức độ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 126 - 137)