KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CAN THIỆP

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 92 - 95)

Bảng 3.18. Số buổi truyền thông-giáo dục và lượng người tiếp cận với dịch vụ y tế tại địa bàn nghiên cứu

Hình thức truyền thông và số người được tiếp cận

Giang Lai Châu Lào Cai Tổng số Phòng tư vấn Mặt trời bé thơ Số phòng 4 5 4 13 Số cán bộ y tế được tập huấn về

tư vấn dinh dưỡng 4 5 4 13

Số lần thực hiện dịch vụ tư vấn 7.144 2.273 1.569 10.150

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

đến phòng tư vấn 1.043 451 84 1.578

Bà mẹ tại thời điểm sinh con

được tư vấn 199 159 28 386

Bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng

được tư vấn 1.570 560 591 2.721

Bà mẹ có con nhỏ 6-23 tháng

được tư vấn 4.332 1.103 866 6.301

Truyền thông

Số sự kiện 134 73 34 241

Số người tham gia sự kiện

truyền thông 2.448 691 528 3.667

Tư vấn nhóm

Số cuộc 133 157 121 411

Số người tham gia 2.211 735 1.342 4.288

Số phụ nữ được tập huấn

Số phòng tư vấn Mặt trời bé thơ được thành lập tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu là 13, trong đó tại tỉnh Lai Châu là 5 phòng, tỉnh Hà Giang và Lào Cai là 4 phòng. Số cán bộ được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho phòng tư vấn Mặt trời bé thơ là 13 người.

Tổng số lượt người dân được tiếp cận với dịch vụ tư vấn trong thời gian can thiệp của dự án là 10.150 lượt. Trong đó số lượt người sử dụng dịch vụ tại tỉnh Hà Giang cao nhất là 7.144. Nhóm đối tượng là bà mẹ có con 6-23 tháng tuổi có số lượng sử dụng dịch vụ nhiều nhất 6.301 lượt, sau đó là nhóm bà mẹ có con dưới 6 tháng và phụ nữ mang thai. Thấp nhất là nhóm phụ nữ vừa sinh con, có số lượng sử dụng dịch vụ là ít nhất.

Số buổi truyền thông được tổ chức tại các xã là 241 buổi với 3667 lượt người tham gia. Tỉnh Hà Giang là nơi có số lượng buổi truyền thông được tổ chức nhiều nhất với 134 buổi/sự kiện với 2448 lượt người tham dự.

Tổng số buổi tư vấn nhóm nhỏ được tổ chức tại khu vực triển khai chương trình là 411 buổi với tổng số lượt người tham dự là 4.288. Trong đó tại Lai Châu nhiều nhất là 157 buổi, sau đó là tỉnh Hà Giang 133, Lào Cai là 121 cuộc.

Số lượt người là nữ nông dân tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được tập huấn nông nghiệp an toàn là 450 người.

Bảng 3.19. Số lượng các sản phẩm thức ăn bổ sung đã bán qua các chương trình tiếp thị xã hội tại xã

Tên sản phẩm Số lượng

1 Số lượng người đã mua sản phẩm 2.913

2 Số gói cháo ngon đã bán 28.133

3 Số trẻ ở trường mầm non được ăn bữa phụ bằng cháo ngon 2.550

4 Số gói bổ sung Protein - Lipid đã bán 10.000

Số lượng người đã tiếp cận được với cháo ngon có bổ sung sắt và kẽm là 2.913 người với tổng số gói cháo được bán ra trong giai đoạn triển khai dự án là 28.133 gói. Số lượng gói bổ sung Protein-Lipid và số gói bột rau được bán là 10.000 và 19.860 gói. Bên cạnh các trẻ dưới 2 tuổi được tiếp cận các sản phẩm của nghiên cứu, có 2550 trẻ ở trường mầm non của 9 xã đã được ăn bữa phụ bằng cháo ngon, gói bổ sung Protein - Lipid và bột rau.

Khám thai >3 lần

Không vắt sữa non

Cho trẻ bú trong 1 giờ đầu sau sinh

Cho trẻ ăn ngoài sữa mẹ sau sinh *

Cho trẻ ăn bổ sung đúng

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Trẻ bị tiêu chảy 0 10 20 30 40 50 60 70 46.5 63.2 60.5 58.4 48 13.6 6.2 53.5 63.8 66.2 45.7 56.2 11.2 5.6

Trước can thiệp Sau can thiệp

T

ỉ l

%

Hình 3.3. Sự thay đổi thực hành chăm sóc thai và nuôi con của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi

Hình 3.3 cho thấy có thay đổi tỉ lệ bà mẹ khám thai nhiều hơn 3 lần trong thời mang thai đã tăng 7,0% từ 46,5% lên 53,5%. Tỉ lệ bà mẹ không vắt sữa non trước khi cho con bú cũng có sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi là không đáng kể. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau sinh cũng tăng 5,7% từ 60,5% lên 66,2%. Tuy nhiên sự khác biệt về tỉ lệ giữa thời điểm trước và sau can thiệp trong chăm sóc thai nghén và nuôi dưỡng trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Đối với tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn không phải là sữa mẹ sau khi sinh có sự thay đổi là 12,7% từ 58,4% xuống còn 45,7% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống với p<0,05.

Tỉ lệ trẻ được cho ăn bổ sung đúng thời điểm tăng 8,2% từ 48% lên 56,2%. Tỉ lệ trẻ bị viêm đường hô hấp và bị tiêu chảy có chiều hướng giảm,

tuy nhiên sự khác biệt tỉ lệ này trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)