CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 104)

TUỔI TẠI 3 TỈNH LAI CHÂU, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG

Bảng 3.27. Thay đổi trung bình chỉ số Z-score ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp

Thời điểm WAZ HAZ WHZ

Trước can thiệp (X ± SD) -0,93± 1,02 -1,13 ± 1,22 -0,41 ± 0,9 Sau can thiệp (X ± SD) -0,73 ± 1,09 -1,11 ± 1,21 -0,16 ± 1,06 Chênh lệch điểm z-score trước-

sau can thiệp 0,2 0,02 0,25

p (t-test) < 0,01 > 0,05 < 0,01

Trung bình chỉ số WAZ tăng từ -0,93 ± 1,02 trước can thiệp lên -0,73 ± 1,09 sau can thiệp; Chỉ số WHZ cũng tăng từ -0,41 ± 0,9 trước can thiệp lên - 0,16 ± 1,06 sau can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình WAZ và WHZ ở thời điểm trước và sau can thiệp (p<0,01).

Đối với trung bình chỉ số HAZ có sự thay đổi không đáng kể từ -1,13 ± 1,22 trước can thiệp lên -1,11 ± 1,21 sau can thiệp, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở chỉ số này.

Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm 0 5 10 15 20 25 30 15 24 8.8 12.3 23.2 7.7

Trước can thiệp Sau can thiệp

Thể suy dinh dưỡng

Tỉ

lệ

%

Hình 3.8. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp.

Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi có chiều hướng giảm ở cả 3 thể trước và sau can thiệp, cụ thể: thể nhẹ cân giảm từ 15,0% xuống 12,3%; thể thấp còi giảm từ 24,0% xuống 23,2%; thể gày còm giảm từ 8,8% xuống 7,7%.

0-5 tháng 6-11 tháng 12-17 tháng 18-23 tháng

0 5 10 15 20 25 11.4 14.2 13.4 22.7 5.9 10.4 14.8 18.8

Trước can thiệp Sau can thiệp

Tháng tuổi

T

ỉ l

ệ

%

Hình 3.9. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ theo nhóm tuổi trước và sau can thiệp.

Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm 0-5 tháng tuổi giảm từ 11,4% trước can thiệp xuống còn 5,9% sau can thiệp, nhóm 6-11 tháng tuổi giảm từ 14,2%

trước can thiệp xuống còn 10,4% sau can thiệp và nhóm 18-23 tháng tuổi giảm từ 22,7% trước can thiệp xuống còn 18,8% sau can thiệp. Riêng ở nhóm tuổi 12-17 tháng, tỉ lệ SDD sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp, tăng từ 13,4% trước can thiệp lên 14,8% sau can thiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt của các tỷ lệ này chưa có ý nghĩa thống kê p>0,05.

0-5 tháng 6-11 tháng 12-17 tháng 18-23 tháng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 12.0 18.0 26.8 45.3 11.8 14.5 29.0 41.7

Trước can thiệp Sau can thiệp

Tháng tuổi

Tỉ

lệ

%

Hình 3.10. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ theo tuổi trước và sau can thiệp.

Tỉ lệ thể thấp còi ở nhóm 6-11 và 18-23 tháng tuổi giảm tương ứng là 3,5% (từ 18% xuống 14,5%) và 2,6% (45,3% xuống 41,7%). Ở nhóm 0-5 tháng tuổi tỉ lệ giảm không đáng kể. Riêng ở nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng 2,5% từ 26,8% trước can thiệp lên 29% sau can thiệp. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở các nhóm tuổi của trẻ có sự thay đổi trước và sau khi can thiệp. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU NĂM 2016

4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ em dưới 24 tháng (1000 ngày đầu đời) của con người là thời kì cơ thể phải thích nghi, làm quen với môi trường sống bên ngoài cơ thể mẹ, với thức ăn và các tác nhân gây bệnh đến từ ngoại cảnh. Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển rất nhanh của trẻ, cơ thể trẻ cần có lượng năng lượng và chất dinh dưỡng đủ lớn để phục vụ cho nhu cầu duy trì sự sống, tăng trưởng và chống lại tác nhân gây bệnh. Trẻ em ở độ tuổi này có nguy cơ cao bị SDD, mắc bệnh nhiễm khuẩn do cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề SDD ở trẻ là do trẻ được cung cấp thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng, gia đình của trẻ nghèo, không có đủ thức ăn, thiếu điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe, kiến thức và thói quen nuôi dưỡng trẻ của người mẹ còn hạn chế.

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng thấp so với tuổi) phản ánh tình

trạng thiếu năng lượng mà trẻ được cung cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản và tăng trưởng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi là 15%. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân có ở tất cả các nhóm tuổi từ 0-24 tháng và tỉ lệ tăng cao khi trẻ được 6 tháng tuổi và tăng dần theo tuổi.

Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi là 14,2%, nhóm 12-17 tháng tuổi là 13,4%, nhóm 18-23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 22,6%. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, là thời kì mà cơ thể trẻ có nhu cầu cao về năng lượng do cơ thể đã lớn đồng thời cũng là đây là giai đoạn trẻ tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Giai đoạn này người mẹ cũng bắt đầu đi làm trở lại sau thời kì nghỉ đẻ không có thời gian để chăm sóc cũng như trẻ bắt đầu phải làm quen

với thức ăn bổ sung từ bên ngoài. Những yếu tố nêu trên có nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng nhẹ cân do trẻ có nguy cơ bị thiếu năng lượng được cung cấp từ thức ăn.

Tỉ lệ SDD trong kết quả này cho thấy, tỉ lệ SDD thể nhẹ cân thấp hơn tỉ lệ SDD toàn quốc ở trẻ em dưới 5 tuổi theo kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm 2019 là 19,6% [25]. Kết quả của nghiên cứu này cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên trẻ em người Mông tại Hà Giang của tác giả Phạm Thị Bích Hồng (2019) ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi là 39,1% và nhóm 12-23 tháng tuổi là 32,0% [30]. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này là 15% cũng thấp hơn so với kết quả điều tra tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 16,3%. Trong kết quả này cũng cho thấy sự khác biệt vể tỉ lệ SDD thể nhẹ cân tại giữa các địa phương (bảng 3.4). Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ em tại tỉnh Hà Giang 19,5% tương đương với tỉ lệ trong niên giám thống kê năm 2019 là 19,7%; tại tỉnh Lào Cai và Lai Châu tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này thấp hơn 4,7% và 6,5% so với niêm giám thống kê năm 2019 [26]. Đa số các trường hợp SDD thể nhẹ cân ở trẻ trong nghiên cứu này đều ở mức độ vừa, chỉ có một phần nhỏ trẻ em bị SDD ở mức độ nặng (hình 3.1).

Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong kết quả này vẫn còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO-2018. Mặc dù tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này còn cao, nhưng tỉ lệ này vẫn thấp so với kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 [25]. Ở vào thời điểm trẻ bắt đầu chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang thời kì tập ăn là lúc trẻ thường xuất hiện thiếu cân nhiều nhất. Tình trạng này xảy ra cho tới khi trẻ được khoảng 3 tuổi thì tỉ lệ này lại giảm dần. Khi trẻ được 6 tháng trở lên ngoài sữa mẹ ra, trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn khác như nước cơm, sữa, bột, cháo. Thời điểm bắt đầu cho trẻ tập ăn bên cạnh thức ăn ra thì kiến thức, kĩ năng sử dụng thức ăn và điều kiện kinh tế hộ gia đình, sự sẵn có của thực phẩm quyết định rất nhiều đến sự tăng cân nặng của trẻ.

Tóm lại, cân nặng của trẻ em có sự thay đổi phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của thức ăn. Ở giai đoạn 0-5 tháng tuổi sữa mẹ cơ bản cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển nên cân nặng giai đoạn này ít có sự khác biệt giữa vùng miền, quốc gia cũng như dân tộc. Tuy nhiên khi trẻ được 6 tháng tuổi trở nên, năng lượng và chất dinh dưỡng được cung cấp thêm từ thức ăn. Chính vì vậy, cân nặng của trẻ sẽ phụ thuộc vào thức ăn được cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng cho ăn. Chất lượng, số lượng và sự phù hợp của thức ăn đối với trẻ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, việc làm, nguồn lực của gia đình cũng như kiến thức kỹ năng của cha, mẹ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cân nặng cũng như tỉ lệ trẻ nhẹ cân ở trẻ em giữa các vùng miền, chủng tộc và điều kiện của gia đình cũng như trình độ học vấn của cha/mẹ trẻ. Bên cạnh đó, do việc chọn chủ đích các xã nghiên cứu thuộc địa bàn miền núi phía bắc nhưng dễ tiếp cận để có thể triển khai hoạt động can thiệp là tiếp thị xã hội nên mặt bằng về phát triển kinh tế xã hội và y tế ở mức khá hơn so với các xã thuộc diện khó khăn trên cùng một tỉnh, điều đó cũng ảnh hưởng đến thực trạng về dinh dưỡng của trẻ em trên địa bàn.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi được sử dụng để mô tả tình trạng trẻ

em không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể SDD mạn tính, phản ánh sự tích luỹ lâu dài quá trình SDD hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ.

Tỉ lệ SDD thấp còi chung của nhóm trẻ trong nghiên cứu này là 24,0%, trong đó nhóm trẻ ở Lai Châu là 31,5% chiếm tỉ lệ cao nhất, tại Hà Giang là 20,5% và tại Lào Cai là 18,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ SDD thể thấp còi thấp hơn so với kết quả của niên giám thống kê năm 2019 tại các tỉnh Hà Giang 31,7%, Lai Châu 32,1% và Lào Cai 31,0% [26] nhưng lại cao hơn so với tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi theo kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm 2019 là 19,6% [25]. Đồng thời kết quả về

tỉ lệ SDD thấp còi cũng thấp hơn so với kết quả của tác giả Phạm Thị Bích Hồng (2019) nghiên cứu ở trẻ em người dân tộc Mông tại huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang là 45,1% [30]. Mặc dù SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này thấp hơn so với tỉ lệ chung trên cả nước [25],[26], tuy nhiên tỉ lệ SDD ở vẫn có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (WHO-2018) ở mức độ cao chung cho toàn bộ trẻ thuộc đối nghiên; ở mức độ rất cao đối với trẻ em ở tỉnh Lai Châu, tỉ lệ SDD ở trẻ em tại tỉnh Hà Giang ở mức cao và tại Lào Cai cũng tiệm cận với mức cao.

Sở dĩ có sự khác biệt giữa tỉ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này với với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác là do đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, học vấn, độ rộng hẹp của đối tượng điều tra. Trước đây 20 năm, vào đầu những năm 2000 tỉ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ dưới 24 tháng tuổi rất cao là 36,5%, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng mức nặng [116]. Sau 20 năm, những đứa trẻ đã từng bị SDD lớn lên và trở thành những người cha, người mẹ sinh ra nhóm trẻ trong nghiên cứu này. Cùng với nền tảng thể lực không tốt khi còn nhỏ kết hợp với điều kiện kinh tế, thức ăn, tập quán lạc hậu, học vấn thấp, kỹ năng nuôi chăm sóc thai và nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế nên con của họ được sinh ra lại bị xoáy vào vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng-bệnh tật-đói nghèo.

Cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, tỉ lệ SDD thấp còi cũng tăng dần theo độ tuổi và tăng nhanh từ lúc trẻ 12 tháng tuổi và cao nhất ở trẻ từ 12-24 tháng tuổi [31],[117],[118]. Trẻ ở giai đoạn 6- 23 tháng tuổi, khả năng miễn dịch tự nhiên giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn và mẹ phải đi làm sớm sau khi sinh cũng là những lý do dẫn đến tỉ lệ SDD tại nhóm 6-23 tháng tuổi cao. Trẻ bị SDD thấp còi ở lứa tuổi này sẽ làm giảm quá trình tăng trưởng về chiều cao ở giai đoạn tiếp theo. Do đó, các

nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng cần tập trung tác động vào giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời (đặc biệt trẻ từ 6-23 tháng tuổi) [32].

Mặc dù đã có nhiều chương trình can thiệp phòng chống SDD triển khai tại địa bàn nghiên cứu đạt được những mục tiêu giảm tỉ lệ SDD. Nhưng mức độ và tỉ lệ SDD thể thấp còi chung của địa phương vẫn còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do các chương trình được triển khai chưa đồng bộ và đa chiều, còn chưa giai quyết được tận gốc rễ của vấn đề một cách toàn diện.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề SDD thể thấp còi ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới ở trẻ dưới 24 tháng tuổi rất cần có một giải pháp phù hợp, đồng bộ, đa chiều và bền vững. Các giải pháp đó có thể xuất phát từ việc nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, thương mại hóa sản phẩm, kết hợp giữa nông nghiệp với dinh dưỡng. Đặc biệt cần có sự tham gia tích cực, tiếp cận đa diện từ nhà nước-nhà khoa học-nhà kinh doanh-nhà nông nhằm nâng cao điều kiện kinh tế, khả năng tiếp cận với thực phẩm của hộ gia đình an toàn và hợp lý.

Suy dinh dưỡng thể gầy còm là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi,

được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong thời gian ngắn. Hiện nay, tỉ lệ SDD thể gầy còm trên cả nước vẫn còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở mức độ nhẹ. Tỉ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi là 8,5% và cũng có chiều hướng tăng dần theo tuổi đồng thời cũng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở mức trung bình theo WHO [17]. Tỉ lệ gầy còm nhóm trẻ tại tỉnh Hà Giang là 9,7% chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là tại tỉnh Lào Cai 8,3% và thấp nhất là tỉnh Lai Châu 8,2%. Tỉ lệ SDD thể gầy còm mức độ trung bình tiệm cận với mức độ cao theo phân loại của WHO-2018. Theo WHO, tỉ lệ gầy còm ở khu vực nào từ 10% trở lên thì khu vực đó cần phải triển khai can thiệp khẩn cấp về dinh dưỡng.

Tỉ lệ SDD thể thấp còi ở nhóm đối tượng trẻ dưới 24 tháng tuổi trong nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng (2013) tại các tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc 7,4%, trong đó các tỉnh có tỉ lệ cao là, Lào Cai 7,1%, Lai Châu 7,3%, Hà Giang 7,8%, Điện Biên 7,1% [119]. SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này tỉ lệ thấp hơn so với kết quả của tác giả Nguyễn Hoàng Linh Chi nghiên cứu ở trẻ em dân tộc Vân Kiều tại Quảng Trị (2011) là 14,5% [28]; tác giả Lê Danh Tuyên nghiên cứu ở trẻ em tại huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình (2011) 19,2% [120]; tác giả Trần Thị Lan nghiên cứu ở trẻ em người dân tộc Pakor và Vân Kiều tỉnh Quảng Trị (2013) là 16,2% [29].

Nguyên nhân có sự khác biệt giữa tỉ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trong nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác có thể do sự khác biệt về quần thể, thời gian nghiên cứu và sự khác biệt về mức độ nghèo đói và bệnh tật là 2 nguyên nhân chính dẫn đến SDD thể gày còm. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kết hợp cho ăn bổ sung đúng thời điểm, đúng cách, đủ năng lượng và chất dinh dưỡng khi được 6 tháng có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng SDD. Ngoài khả

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 104)