CẢI THIỆN SUYDINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 137)

TUỔI TẠI 3 TỈNH LAI CHÂU, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG

Suy dinh dưởng ở trẻ em là do thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng được cung cấp từ thức ăn. Thức ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ, đảm bảo theo nhu cầu khi mà người mẹ cũng như gia đình của trẻ có khả năng tiếp cận tốt nhất với thực phẩm. Cùng với sự sẵn có và khả năng tiếp cận dễ dàng với thực phẩm thì kiến thức, kỹ năng sử dụng thực phẩm cho trẻ đúng cách đúng thời điểm đóng vai trò then chốt trong phòng chống SDD ở trẻ nhỏ.

Để công tác phòng chống SDD ở trẻ em đạt hiệu quả cao nhất thì việc kết hợp, lồng ghép đồng bộ các biện pháp cũng như sự tham gia của xã hội được cho là giải pháp tối ưu, hiệu quả và bền vững nhất. Các giải pháp đó bao gồm: tạo điều kiện tiếp cận thức ăn một cách thuận lợi nhất (thông qua việc

tạo sinh kế, hướng dẫn trồng trọt/chăn nuôi một cách hiệu quả); truyền thông - giáo dục cho người dân về dinh dưỡng; hướng dẫn cách sử dụng thức ăn một cách hợp lý và hiệu quả [140] [143] [144].

4.4.1. Cải thiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình WAZ trước và sau can thiệp có sự thay đổi từ -0,93 ± 1,02 trước can thiệp và -0,73 ± 1,09 sau can thiệp. Trung bình cân nặng theo tuổi trước và sau can thiệp của trẻ trong nghiên cứu này đã tăng từ -0,93 lên -0,73. Kết quả này cho thấy sau thời gian can thiệp tại địa bàn cân nặng trung bình của trẻ dưới 24 tháng tuổi đã có sự thay đổi tích cực. Kết quả về sự thay đổi chỉ số trung bình WAZ của trẻ em trong nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Tuyết Mai (2014) tại tỉnh Khánh Hòa [140].

Tính theo tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nhóm trẻ tham gia nghiên cứu giảm 2,7% từ 15,0% trước can thiệp xuống còn 12,3% sau can thiệp. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân giảm ở tất cả các nhóm tuổi (hình 3.9), tuy nhiên trẻ ở nhóm 0-5 tuổi có tỉ lệ nhẹ cân giảm mạnh nhất còn ở các nhóm tuổi khác tỉ lệ SDD giảm ít hơn. Nguyên nhân có sự khác biệt này có thể lý giải do nhóm trẻ 0-5 tuổi đã được thừa hưởng kết quả của chương trình tác động vào người mẹ khi mang thai và sau khi đẻ. Trong giai đoạn này người mẹ đã được tiếp cận với chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Tuy nhiên sự thay đổi về tỉ lệ SDD nhẹ cân trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê p>0,05.

Kết quả nghiên cứu về thúc đẩy các giải pháp thay thế nhằm cải thiện dinh dưỡng trẻ em và an ninh thực phẩm cho những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (2016) cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 24 tháng tuổi giảm 6,3% (từ 22,3% xuống còn 16,0%) [91]. Tỉ lệ giảm SDD nhẹ trong kết này thấp hơn so với kết quả chương trình can thiệp về dinh dưỡng và nông nghiệp tại Văn Chấn Yên Bái. Sở dĩ có sự khác biệt này là do chương trình can thiệp tại Văn Chấn-Yên Bái

triển khai trong 3 năm (dài hơn thời gian can thiệp của nghiên cứu này), các hoạt động của chương trình này đã giúp cho người dân có nguồn thực phẩm tự cung tự cấp dồi dào và đa dạng hơn.

Kết quả của tác giả Phạm Văn Phú (2007) nghiên cứu giải pháp cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương ở một vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam cũng cho thấy tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong nhóm can thiệp giảm đi rõ rệt và có ý nghĩa thống kê p<0,05 [114]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Đạo (2014) tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam cũng cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ cân giảm 25,4% từ 36,5% trước can thiệp xuống còn 11,1% [145]. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân giảm ít hơn so với kết quả của tác giả Nguyễn Anh Vũ (2017) sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương để bổ sung giảm tỉ lệ SDD cho trẻ 12-36 tháng tuổi tại Hưng Yên [146]. Kết quả can thiệp nghiên cứu trong nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả can thiệp trong nghiên cứu của một số tác giả khác khi sử dụng các biện pháp bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương, tiếp thị-quảng bá sản phẩm và truyền thông-giáo dục sức khỏe [79],[140].

Tóm lại, để cơ thể trẻ có thể tăng cân điều bắt buộc phải có năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết được lấy từ thức ăn. Sự sẵn có của thức ăn trong gia đình, kết hợp với kiến thức, kỹ năng chế biến và sử dụng thức ăn của người mẹ, người nuôi dưỡng có vai trò quyết định đối với trẻ em. Đặc biệt là trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời.

4.4.2. Cải thiện suy dinh dưỡng thể thấp còi

Chỉ số zscore chiều cao theo tuổi trung bình trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thay đổi trung bình chiều cao của trẻ trước (-1,13 ± 1,22) và sau can thiệp (-1,11 ± 1,21) có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Z-score chiều cao theo tuổi là chỉ số phản ánh tình trạng dinh dưỡng trong một khoảng thời gian dài, nó là kết quả của quá trình nuôi

dưỡng, chăm sóc trẻ. Trong nghiên cứu này, can thiệp bằng thức ăn bổ sung với thời gian nghiên cứu là 6 tháng chỉ số chiều cao có sự thay đổi tuy nhiên sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Về sự thay đổi tỉ lệ SDD thể thấp còi cho thấy trước can thiệp là 24,0%; sau can thiệp là 23,2%, có sự khác biệt về tỉ lệ SDD chiều cao theo tuổi, tuy nhiên sự thay đổi ở đây là 0,8%; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Mức độ thay đổi tỉ lệ SDD thể gầy còm ở các nhóm tuổi đều có xu hướng giảm sau can thiệp. Sự cải thiện tỉ lệ SDD chiều cao theo tuổi trước và sau can thiệp ở các nhóm tuổi là tương tự nhau (từ 0,2% nhóm 0-5 tháng tuổi và cao nhất là 3,5% nhóm 6-11 tháng tuổi). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi tỉ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi. Tuy nhiên tỉ lệ thay đổi giữa trước và sau can thiệp trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả của tác giả Phạm Hoàng Hưng [55], tác giả Hoàng Khải Lập [147], tác giả Dương Công Minh [148].

Kết quả của nghiên cứu cho thấy đã có tác động tích cực từ chương trình can thiệp đến cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ. Điều này cho thấy các chương trình truyền thông giáo dục, tiếp thị sản phẩm và sản phẩm đã đến và đem lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội, kiến thức, kĩ năng của người dân được nâng cao đã nâng cao năng lực, điều kiện tiếp cận và sử dụng thức ăn hiệu quả. Ở nước ta, giai đoạn 2006-2010 chương trình phòng chống SDD đã được triển khai với nhiều các biện pháp can thiệp rộng khắp trên toàn quốc. Các chương trình đó bao gồm truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, phòng chống thiếu protein-năng lượng thông qua các mô hình sản xuất thức ăn bổ sung [70]. Chiến lược Dinh dưỡng giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đến năm 2020, bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng được cải thiệu về chất lượng, cân đối về chất lượng; giảm tỉ lệ SDD trẻ em đặc biệt là thể thấp còi góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam [78].

Hầu hết các chương trình can thiệp trong thời gian qua đều đạt được những thay đổi tích cực về việc giảm tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi [149],[150], [151],[152]. Các mô hình can thiệp tập trung vào nhiều các giải pháp trong đó bổ sung vi chất dinh dưỡng được coi là một giải pháp quan trọng và cấp bách, hữu hiệu đối với trẻ bị SDD góp phần kiểm soát tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng [48],[153],[154].

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng tập trung vào việc bổ sung, tăng cường năng lượng vào thức ăn thông qua việc bổ sung protein, bổ sung chất béo, bổ sung tinh bột thông qua các sản phẩm như bột, sữa, cháo, bánh [114],[143], [154],[155],[156]. Chương trình can thiệp tập trung vào nâng cao hiệu quả sản xuất thực phẩm tại cộng đồng người dân tại khu vực miền núi phía Bắc cũng được quan tâm nhiều [89]. Các can thiệp về bổ sung năng lượng và vi chất vào thức ăn cho trẻ, nhiều can thiệp về truyền thông, TTXH sản phẩm dinh dưỡng cũng đã được triển khai. Kết quả của các nghiên cứu đó cho thấy đã có sự thay đổi kiến thức của mẹ và người chăm sóc về việc sử dụng thức ăn hợp lý, đa dạng hoá bữa ăn [55],[140],[157]; sử dụng sản phẩm bổ sung vi chất [108], chăm sóc trẻ khi bị bệnh; chăm sóc thai sản và phương pháp nuôi trồng tạo ra thức ăn [29],[132],[158].

Kết quả nghiên cứu về tư vấn sử dụng sản phẩm thức ăn bổ sung (RUTFs) trong điều trị SDD của tác giả Alessandra N. Bazzano và CS (2017) cho thấy tập huấn sử dụng thức ăn bổ sung đã đem lại những lợi ích không chỉ giúp cải thiện tình trạng SDD ở trẻ mà còn làm giảm các nguy cơ do người mẹ chưa hiểu biết hoặc không chú ý đến các chỉ dẫn, cách sử dụng, hạn sử dụng của sản phẩm [52]. Tại Camphuchia, các tác giả Sanne Sigh và CS (2017) sử dụng thực phẩm được sản xuất bằng thực phẩm sẵn có tại địa phương, kết hợp giáo dục kiến thức, thực hành, kỹ năng cho bà mẹ đã cho kết quả cao trong điều trị SDD cấp tính [53]. Tác giả Bindi Borg và CS (2017) sử dụng phương pháp cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung acid béo sản xuất từ nguyên

liệu địa phương cho trẻ SDD cũng cho kết quả tốt đồng thời tạo được thói quen tiêu dùng của người dân qua giá thành và đáp ứng thị hiếu [54].

Tóm lại, quá trình tăng trưởng, phát triển ở trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn thức ăn; sự chăm sóc và nuôi dưỡng của người mẹ. Khi người mẹ có kiến thức, kỹ năng về việc tạo ra và sử dụng thức ăn, có việc làm tạo thu nhập, có cơ hội tiếp cận với thức ăn và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì con của họ sẽ là người được hưởng lợi thông qua chất lượng, số lượng, dạng thức ăn cũng như thời điểm được ăn. Những yếu tố trên được cung cấp, trang bị, củng cố cho người mẹ thì con của họ sẽ có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn, góp phần giảm tỉ lệ SDD trong cộng đồng.

4.5. MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU

* Thuận lợi và khó khăn

Là một nghiên cứu can thiệp bán thực nghiệm được triển khai tại cộng đồng, chương trình có sự kết hợp chặt chẽ giữa Dinh dưỡng với Nông nghiệp. Trong quá trình triển khai nhóm nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học. Nhóm nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ về phương pháp, xử lý số liệu từ nhóm chuyên gia quốc tế và kinh phí nghiên cứu từ nhà tài trợ. Đặc biệt có sự tham gia nhiệt tình của cán bộ y tế xã, cộng tác viên y tế thôn bản và những bà mẹ có con nhỏ đã tham gia vào các hoạt động của đề tài.

Bên cạnh những thuận lợi, nghiên cứu cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là những khó khăn khi tiến hành triển khai can thiệp tại thực địa. Vì là nghiên cứu bán thực nghiệm, sản phẩm của chương trình sản xuất ra không phát miễn phí mà người dân phải mua để dùng nên việc thuyết phục người dân ăn thử, mua và dùng cho con của họ gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, can thiệp được thực hiện trên địa bàn rộng dẫn đến việc đi lại gặp khó hăn, việc người dân tiếp cận với thức ăn bổ sung và với dịch vụ y tế có nhiều hạn chế.

* Những hạn chế của nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một luận án cùng với nguồn kinh phí hạn hẹp đồng thời đề tài được triển khai ở khu vực khó khăn nên đề tài còn một số các hạn chế. Thiết kế nghiên cứu dựa trên cơ sở 2 cuộc điều tra cắt ngang ở 2 thời điểm trên đối tượng khác nhau nên việc đánh giá sự thay đổi về tỉ lệ SDD còn chưa kiểm soát được tốt nhất các yếu tố nhiễu và kiểm soát được quá trình sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu cũng chưa đề cập đầy đủ các hoạt động của giai đoạn can thiệp khác như: hướng dẫn người dân sản xuất nông nghiệp cho phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu, tăng cường năng lực sử dụng hiệu quả sản phẩm nông nghiệp của hộ gia đình.

Khác với những can thiệp phòng/chống SDD của các tác giả khác được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu theo dõi dọc trên cùng một đối tượng; sản phẩm sử dụng trong can thiệp được đưa đến tận tay và dùng miễn phí. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp can thiệp tại cộng đồng trên cơ sở 02 nghiên cứu cắt ngang không cùng đối tượng, đối tượng nghiên cứu chỉ được tiếp cận miễn phí với các dịch vụ truyền thông-tư vấn-giáo dục. Đối tượng tham gia chương trình can thiệp không được sử dụng sản phẩm miễn phí mà phải tự mua về để dùng cho con mình sau khi đã được trải nghiệm và tư vấn đầy đủ về tác dụng cũng như lợi ích của sản phẩm. Vì là thiết kế nghiên cứu trước-sau không trên cùng đối tượng và thiếu nhóm đối chứng dẫn đến khó khăn trong quản lý yếu tố nhiễu. Trong thiết kế còn thiếu phần nghiên cứu định tính, vì vậy chưa đánh giá được đầy đủ các mặt tích cực như khả năng duy trì, tính bền vững và khả năng mở rộng ứng dụng mô hình.

4.6. TÍNH MỚI TRONG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sử dụng đồng thời các biện pháp can thiệp (bao gồm cung cấp thức ăn, cung cấp dịch vụ, truyền thông và tiếp thị xã hội sản phẩm dinh dưỡng) đồng thời đẩy mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa Nông nghiệp với Dinh dưỡng. Sản phẩm dùng cho trẻ ăn bổ sung được sản xuất từ nguyên

liệu được nuôi, trồng ngay tại địa phương.

Người dân không được phát miễn phí giống như các chương trình can thiệp khác mà chỉ được dùng thử và nhận quà khuyến mại. Qua tác động của truyền thông - giáo dục, người dân nhận ra ưu điểm của sản phẩm và mức giá phù hợp thì họ sẽ tiếp tục tìm đến sản phẩm để mua cho con dùng. Chương trình can thiệp này có tính bền vững khi đồng thời sử dụng phương pháp tiếp thị, trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về phương pháp nuôi con và thói quen sử dụng thực phẩm đồng thời tạo sinh kế bền vững cho gia đình.

Mô hình này nếu được tiếp tục nghiên cứu, triển khai rộng rãi và triệt để sẽ góp phần nâng cao điều kiện đời sống người dân tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và các địa phương khác trong khu vực. Đồng thời thông qua các hoạt động của mô hình góp phần cung cấp thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng, nhận thức của người dân với thực phẩm, dinh dưỡng. Trên cơ sở đó công tác phòng chống SDD và cai thiện thiếu ANTPHGĐ tại địa bàn nghiên cứu và ở những nơi có điều kiện tương tự sẽ trở lên thuận lợi và bền vững hơn.

KẾT LUẬN

1. Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới dưới 24 tháng tuổi

Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, cụ thể: thể thấp còi là 24,0%, thể nhẹ cân là 15,0%, thể gầy còm là 8,8%. Ở trẻ trai có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với trẻ gái. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ có chiều hướng tăng theo tuổi ở tất cả các thể, đặc biệt ở thể nhẹ cân và thể thấp còi. Trẻ em người dân tộc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)